ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Bất cập trong thu hoạch mía ở Phú Yên

Ngày đăng: 08 | 03 | 2011

Đang là thời điểm mía chín rộ, giá mía nguyên liệu cao nên nông dân Phú Yên ồ ạt thu hoạch, trong khi các nhà máy đường không thể tiêu thụ hết, khiến một lượng lớn mía bị tồn đọng phải phơi nắng giữa ruộng, gây thiệt hại không nhỏ cho bà con.

Nông dân xót xa
Dọc Quốc lộ 25 và các tuyến ĐT 644, 648 về các xã của huyện Sơn Hòa, mía nằm ngổn ngang hai bên đường chờ xe chở, trong khi đó, nhiều nông dân vẫn đang gấp rút thu hoạch mía với mong muốn giữ được năng suất và sớm được vận chuyển về nhà máy. Ông Nguyễn Trọng Thành ở xã Sơn Hà than thở: “Tôi trồng 5 ha mía, được Nhà máy đường KCP cấp phiếu đốn từ ngày 24/1, nhưng mới chở được ba xe thì có lệnh dừng. Hiện còn 150 tấn vẫn đang nằm phơi nắng tại ruộng. Nắng nóng, mía già, năng suất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.
Ông Trần Dũng ở thôn Đồng Phú, xã Đức Bình Tây (Sông Hinh) cho biết: “Đây là thời điểm thích hợp để thu hoạch bởi mía đã chín, chữ đường đạt yêu cầu, chúng tôi tranh thủ thu hoạch để trồng và chăm sóc vụ mía mới. Thời gian trước tháng 4 thường có mưa, nếu mía tơ được làm cỏ, bón phân, gặp mưa thì bằng công chăm sóc cả tháng”. Tuy nhiên, do đốn không theo kế hoạch, cộng với việc nhà máy đường của Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa bị hỏng tua-bin phát điện, dẫn tới việc công ty này phải ngừng thu mua đã khiến hàng trăm tấn mía của bà con đành phơi nắng.
Ông Phạm Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Đức Bình Tây cho biết: “Xã có khoảng 400 ha mía, đến nay đã thu hoạch trên 35% diện tích. Đợt vừa qua có khoảng 200 tấn mía bị phơi nắng từ 7-10 ngày vì không có xe chở, dẫn đến trọng lượng mía giảm tới 15 – 20%”.
Không riêng người trồng mía, các nhà xe ký hợp đồng vận chuyển mía cho nhà máy đường cũng lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” vì giá dầu tăng cao. Ông Võ Văn Thắng, một chủ xe tải ở thôn Ngân Điền, xã Sơn Hà cho biết: “Với giá cước vận chuyển như hiện nay, sau khi trừ tiền công, dầu, một ngày cũng chỉ kiếm được 200.000 đồng. Nếu nhà máy không hỗ trợ giá dầu hoặc tăng giá cước vận chuyển thì đành phải cho xe nghỉ chạy”.
Chung tay tháo gỡ
Gần đây, nhiều nông dân còn phàn nàn về việc xếp lịch đốn, vận chuyển mía của tổ điều hành mía đường các xã; lái xe đòi thêm tiền khi chở mía. Về vấn đề này, ông Bình cho biết: “Sau khi có thông tin về việc “lót tay” để được bố trí lịch đốn mía và vận chuyển, UBND xã đã chuyển tổ điều hành mía đường của xã từ buôn Quang Dù về trụ sở UBND xã; công khai lịch đốn mía, lịch vận chuyển, cử cán bộ theo dõi để giải quyết kịp thời cho bà con”.
Ông Lê Tấn Đàm, Phó giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa giải thích: “Giá mía hiện ở mức 900.000 đồng/tấn tại ruộng, nếu mía sạch và đạt 11 chữ đường trở lên thì công ty mua với giá 970.000 đồng/tấn tại ruộng. Trong hợp đồng giữa công ty với bà con ghi rõ: Sau khi thu hoạch mía, bà con phải vận chuyển lên đường nhưng lâu nay, bà con thu hoạch xong thường để tại ruộng rồi bồi dưỡng thêm cho lái xe khoảng 100.000 đồng/chuyến để họ đưa xe vào tận ruộng bốc mía”.
Trước việc giá xăng, dầu tăng cao, Công ty TNHH KCP Việt Nam đã thay đổi giá cước vận chuyển từ cuối tháng 2, đồng thời nhà máy cũng có hỗ trợ cước vận chuyển tạp chất cho nhà xe. Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa cũng vừa quyết định điều chỉnh giá cước vận chuyển mía. Theo đó, từ ngày 24/2, Công ty chi trả cước vận chuyển 1/2 lượng tạp chất của mỗi chuyến xe. Giá thanh toán cước vận chuyển tăng thêm gần 10% so với giá cũ.
 
Cùng với các doanh nghiệp, ngành chức năng huyện Sông Hinh cũng vào cuộc giúp bà con tháo gỡ khó khăn. Ông Trần Thanh Định, Phó chủ tịch UBND huyện chỉ đạo: “Các xã, thị trấn tiếp tục chỉ đạo tổ điều hành mía đường phối hợp chặt chẽ với Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa nắm kế hoạch thu mua mía thuộc vùng nguyên liệu của công ty, đồng thời kiểm tra, bám sát địa bàn để điều phối kế hoạch thu hoạch mía một cách hợp lý, theo hướng có lợi cho nông dân”.
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu 2011: Chú trọng giá trị gia tăng hàng hóa

8-3-2011

Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh, năm 2011, do khó tiếp cận thị trường mới nên cần đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thống. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã tới ngưỡng nên việc nâng cao chất lượng, giảm dần số lượng sẽ làm “đòn bẩy” nâng kim ngạch xuất khẩu.

Thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo ở ĐBSCL - Mừng lo lẫn lộn

7-3-2011

Đầu tháng 3-2011, các doanh nghiệp bắt đầu triển khai thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo chỉ tiêu phân bổ của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Giá lúa đang ở mức cao ngay thời điểm VFA triển khai thu mua tạm trữ được đánh giá là kịp thời, tạo sự phấn khích cho nông dân ĐBSCL. Song vẫn còn nhiều ẩn số lo ngại khi từ nay đến tháng 4, các tỉnh đồng loạt thu hoạch rộ, liệu có xảy ra tình trạng rớt giá?

XUẤT KHẨU TÔM CÁ VÀO MỸ: Mừng cho tôm, buồn cho cá tra

4-3-2011

Hôm qua (3.3), ông Trương Đình Hoè - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho hay, theo công bố sơ bộ mới đây của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) về thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 5 với tôm đông lạnh Việt Nam thì mức thuế đều giảm so với mức thuế CBPG lần thứ 4.

Thiếu nguyên liệu cá tra: Nhà máy hoạt động cầm chừng

3-3-2011

Tại ĐBSCL, do nguồn cung thiếu hụt, giá cá tra nguyên liệu lên đến trên 25.000 đồng/kg. Nhiều nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu phải tạm thời ngừng hoạt động hoặc giảm công suất. Hằng ngày, nhân viên của từng doanh nghiệp liên tục rảo qua các vùng nuôi tìm mua cá đang tới lứa thu hoạch. Lượng cá nuôi trong dân không còn bao nhiêu nên đơn vị nào cũng tranh mua, thay nhau đẩy giá cá vượt mức 25.000 đồng/kg.

Doanh nghiệp cà phê ngoại đang chiếm thị trường nội

2-3-2011

Từ đầu năm 2011 đến nay, các doanh nghiệp cà phê trong nước như ngồi trên lửa khi xuất hiện hàng chục doanh nghiệp nước ngoài xây dựng mạng lưới thu mua tới tận trang trại của nông dân các tỉnh Tây Nguyên.

Năng lực cạnh tranh: Bỏ qua hộ KD cá thể

28-2-2011

Hàng năm, VCCI luôn công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI về môi trường đầu tư dựa trên đánh giá của các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ số PCI hoàn toàn bỏ qua khu vực hộ kinh doanh cá thể là những đối tượng không phải đăng ký kinh doanh.

Xuất khẩu đồ gỗ: Tiềm năng và thách thức

24-2-2011

Lâu nay, nhắc đến các mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực trong nông nghiệp người ta thường nói đến XK gạo, cà phê, điều, thủy sản… ít khi nhắc đến XK đồ gỗ.

Xuất khẩu gạo - Bài toán tính kỹ với doanh nghiệp

24-2-2011

Diễn biến thời tiết, thiên tai phức tạp trên toàn cầu đe dọa đến an ninh lương thực của nhiều quốc gia là một trong những yếu tố chính tác động đến thị trường và giá gạo xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2011.

14/2: Chấm dứt độc quyền xuất khẩu gạo!

17-1-2011

Bắt đầu từ ngày 14/2/2011, doanh nghiệp tham gia thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung không nhất thiết phải là thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

“Chảo lửa” trên vùng mía nguyên liệu

27-12-2010

Sau khoảng 3 tháng canh tác, nông dân trồng mía ĐBSCL đang phấn khởi khi trúng mùa và trúng giá. Song đằng sau đó đã xuất hiện nhiều dấu hiệu bất ổn, thiếu bền vững khi có sự “tranh chấp xâu xé” vùng nguyên liệu.

Lộn xộn ở vùng mía đường Lam Sơn

21-12-2010

Đến hẹn lại lên, cứ vào vụ ép là vùng nguyên liệu mía tại 3 NM đường ở Thanh Hoá diễn ra cảnh tượng tranh mua, tranh bán. Nếu theo cách nói của ông Lê Văn Tam - Chủ tịch HĐQT của Cty CP Mía đường Lam Sơn thì đó là “ăn cướp” vùng nguyên liệu của nhau.

Ngân hàng tham gia vào thị trường tài chính nông thôn Việt Nam: hiệu quả và an toàn.

26-11-2010

Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt nam đã đạt được những thành tựu kinh tế ấn tượng, song vẫn còn là một quốc gia nghèo với thu nhập GDP bình quân đầu người thấp và tiềm năng phát triển lớn chưa được khai thác.