ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Giúp điều vượt khó

Ngày đăng: 18 | 03 | 2011

Năm 2010, cả nước xuất khẩu được 198 ngàn tấn điều nhân các loại với kim ngạch xuất khẩu 1,135 tỷ USD (tăng 12% so 2009), trong đó tăng 11,8% về lượng và tăng 34% về giá so năm 2009. Như thế, năm 2010 được xem là năm đầu tiên trong lịch sử ngành điều gia nhập nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD chỉ sau 11 tháng đầu năm 2010.

Về thị trường xuất khẩu, năm 2010 ngành điều xuất khẩu đến trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường trọng điểm là Hoa Kỳ (chiếm 32,67% thị phần), Trung Quốc (16,08%), Hà Lan (13,07%), Úc (7,62%). Năm 2010, cả nước có trên 273 DN tham gia xuất khẩu điều (nhiều nhất từ trước đến nay), trong đó có các DN đạt kim ngạch xuất khẩu lớn là Donafoods, Olam Vietnam, Pygemaco, Rals, Long Sơn, Intimex, Lafooco, Hoàng Sơn 1, Tanimex-LA, Thảo Nguyên… Đặc biệt trong năm, các DN đã thu mua được hết lượng điều trong dân, đồng thời còn nhập thêm khoảng 404,06 ngàn tấn (trị giá khoảng 400 triệu USD), chiếm 54,3% tổng sản lượng điều thô  đưa vào chế biến.
 
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), năm 2011, nếu không có biến động về thời tiết thì sản lượng thu hoạch điều niên vụ 2011 sẽ đạt khá. Tuy nhiên, năm 2011 cũng là năm khó khăn cho DN trong thu mua nguyên liệu. Vì theo kế hoạch, để có đủ nguyên liệu phục vụ chế biến, các DN sẽ tập trung thu mua hết điều trong nước (khoảng 350-380 ngàn tấn theo giá thời điểm) và nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài khoảng 450 ngàn tấn điều thô (70% từ Tây Phi, 10% từ Đông Phi, 5% khu vực ASEAN…). Theo tính toán, ngành điều sẽ cần khoảng 10 ngàn tỷ đồng để thu mua 100% sản lượng điều thô trong nước, hơn 11 ngàn tỷ đồng để nhập nguyên liệu. Ngoài ra ngành cũng cần khoảng 3.000 tỷ đồng vốn dài hạn để đầu tư thiết bị, máy móc. Như thế, tổng vốn cho ngành điều trong năm 2011 sẽ khoảng 24 ngàn tỷ đồng.
 
Nhưng, như từ trước đến nay, hầu hết DN trong ngành luôn thiếu vốn trong thu mua để chế biến và năm 2011 áp lực này sẽ tăng do việc thắt chặt tài chính và lãi suất vẫn ở mức rất cao. Vì thế trong cuộc họp tổng kết ngành năm 2010 và giới thiệu kế hoạch năm 2011 của Vinacas tại TP.HCM tuần qua, ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Vinacas đã đề nghị, năm 2011 DN trong ngành mong được ưu tiên vay 100% vốn để đáp ứng nhu cầu thu mua khi vào vụ, ưu tiên 100% nguồn ngoại tệ phục vụ kịp thời cho nhu cầu nhập khẩu. Theo ông Học, ngân hàng nên áp dụng hình thức cho vay tín chấp, thế chấp theo hạn mức tín dụng bằng 90% giá trị kho hàng hay giá trị tài sản DN; hoặc tăng tỷ lệ áp dụng hình thức cho vay tín chấp dựa trên phương án sản xuất - kinh doanh của DN chế biến, xuất nhập khẩu. Ông Học cũng đề nghị được áp dụng mức ưu đãi lãi suất tối đa cho DN ngành điều có nhu cầu vay xuất khẩu năm 2011 là giảm trừ lãi suất 5%/năm đối với vay VND và giảm 3%/năm đối với vay USD cho DN xuất nhập khẩu điều.
 
Liên quan đến việc nhập khẩu điều, theo ông Học nên giảm thuế nhập khẩu điều thô xuống còn 0% để khuyến khích DN nhập điều về chế biến xuất khẩu. Vì thực tế, các quốc gia cạnh tranh mạnh nhất với Việt Nam về thị trường nguyên liệu là Ấn Độ và Brazil 10 năm qua đã không áp dụng thuế nhập khẩu điều thô, nên hầu hết nguyên liệu đầu vụ, giá tốt đều được nhập về hai thị trường trên. Việc nhập điều thô cũng sẽ không ảnh hưởng đến chính sách hạn chế nhập siêu của Chính phủ, không ảnh hưởng đến thị trường điều thô trong nước và đời sống người trồng điều, bởi trong nước chỉ cung ứng dưới 50% nhu cầu (được mua hết với giá thời điểm), trên 50% còn lại phải nhập khẩu; trong khi 93% sau khi chế biến đều xuất khẩu.
 
Với thị trường tiêu thụ, bên cạnh việc tiếp tục giữ vững và tìm thị trường mới trong xuất khẩu, theo Vinacas, năm 2011, DN chế biến điều nên tập trung khai thác thêm thị trường trong nước. Vì hiện mạng lưới bán lẻ trong nước đang ngày càng mở rộng, cùng với cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt nên tiềm năng thị trường trong nước là rất lớn. Để tăng thị trường trong nước, DN nên tăng XTTM, tăng tham gia hội chợ, triển lãm, xây dựng hệ thống bán lẻ tại các tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… Nhằm đối phó với những khó khăn như thiếu lao động, chi phí đầu vào tăng, thiếu điện sản xuất (các DN ở vùng sâu, vùng xa)… DN cần đẩy mạnh đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, giảm giá thành, nhất là luôn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sản xuất thân thiện với môi trường.
 
Để đạt được kế hoạch của ngành trong năm 2011 là sẽ xuất khẩu 190 ngàn tấn điều nhân các loại với kim ngạch 1,5 tỷ USD, trong đó 5% điều có hàm lượng giá trị gia tăng cao (điều rang muối, bánh kẹo điều…) và 7% tiêu thụ trong nước, DN trong ngành đang chờ sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực tài chính như theo tính toán trên để có đủ nguyên liệu cho hoạt động./.
 
AGROINFO - Theo Báo Kinh tế Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Tranh mua cà phê và những nỗi lo

18-3-2011

Giám đốc một công ty xuất khẩu cà phê ở Daklak vẫn chưa hết “bức bối”, khi 100 héc ta cà phê mà công ty ông bỏ vốn đầu tư cho nông dân đã bị các công ty nước ngoài vào mua hết...Câu chuyện tranh mua cà phê xuất khẩu đã “nóng” lên trong thời gian qua, nhưng để tìm lối ra cho ngành cà phê xuất khẩu của Việt Nam, không chỉ đơn thuần là việc tranh mua.

Kết quả cuối cùng thuế CBPG cá tra lần 6: DN thở phào

17-3-2011

Tuy Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chưa có công bố chính thức, nhưng VASEP và các doanh nghiệp Việt Nam đã có được những thông tin kết luận cuối cùng của DOC về đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá cá tra lần 6 (POR6), do các luật sư đại diện cho phía Việt Nam gửi về.

Giá XK gạo: Thế giới tăng, vì sao Việt Nam thất thường?

17-3-2011

Doanh nghiệp không tìm ra đơn hàng xuất khẩu mới khi bị đứt hợp đồng tập trung ở một số thị trường. Từ đầu năm 2010 đến nay, ngoài hơn hai triệu tấn gạo bán sang Indonesia, Malaysia, Bangladesh và Cuba theo hợp đồng tập trung cấp chính phủ, hầu như doanh nghiệp chưa ký thêm được bất cứ đơn hàng xuất khẩu nào lớn.

Nhiều nhà máy chế biến hạt điều gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu

16-3-2011

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hạt điều trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong tình trạng “đóng cửa” vì thiếu nguyên liệu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ảnh hưởng của thời tiết nên vụ thu hoạch điều chậm khoảng 2 tháng, đến đầu tháng 4 mới bước vào vụ thu hoạch nên các nhà máy đều phải “nằm chờ”. Bên cạnh đó, do diện tích đất trồng điều trong tỉnh ngày càng giảm, năng suất và chất lượng chưa cao vì vậy mỗi năm khi bước vào vụ sản xuất, các doanh nghiệp lại lao đao vì thiếu nguyên liệu.

FTA Việt Nam - EU: Sẽ vượt qua thách thức để đón cơ hội

16-3-2011

Với tính chất cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu rộng, việc đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập tốt hơn thị trường khó tính châu Âu. Tuy vậy, để đi tới hiệp định này, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thức thách.

Trồng cây ngọt, thu trái đắng

16-3-2011

Với lý do công suất nhà máy không đáp ứng hết lượng mía trong dân nên nhiều ngày qua, 2 Nhà máy Đường An Khê và Bình Định đang hạn chế phiếu đốn mía. Hàng ngàn nông dân khốn đốn, bất bình, trong khi nhiều tư thương đã “đục nước béo cò”, ép giá mía xuống thấp hơn giá Nhà máy.

Mở cửa thị trường xuất khẩu gạo: Song hành cơ hội và thách thức

15-3-2011

Theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), năm 2011 Việt Nam sẽ mở cửa thị trường xuất khẩu gạo, cho phép doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp tham gia. Họ sẽ không phải liên doanh liên kết đầu tư như trước mà thoải mái đứng chung sân với doanh nghiệp trong nước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thực tế này sẽ tạo ra cơ hội và thách thức song hành cho doanh nghiệp cũng như nông dân, người trực tiếp làm ra hạt gạo.

Khi doanh nghiệp nước ngoài “lấn sân” thu mua cà phê

8-3-2011

Giá cà phê trong nước từ 27/2-3/3/2011 tăng bất thường, đạt tới đỉnh cao mới, vượt qua kỷ lục năm 1994. Thị trường cà phê biến động mạnh do giá cả tăng cao nhưng khối lượng mua bán tăng theo không đáng kể, liệu có hiện tượng găm hàng đợi tăng giá?

Bất cập trong thu hoạch mía ở Phú Yên

8-3-2011

Đang là thời điểm mía chín rộ, giá mía nguyên liệu cao nên nông dân Phú Yên ồ ạt thu hoạch, trong khi các nhà máy đường không thể tiêu thụ hết, khiến một lượng lớn mía bị tồn đọng phải phơi nắng giữa ruộng, gây thiệt hại không nhỏ cho bà con.

Xuất khẩu 2011: Chú trọng giá trị gia tăng hàng hóa

8-3-2011

Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh, năm 2011, do khó tiếp cận thị trường mới nên cần đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thống. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã tới ngưỡng nên việc nâng cao chất lượng, giảm dần số lượng sẽ làm “đòn bẩy” nâng kim ngạch xuất khẩu.

Thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo ở ĐBSCL - Mừng lo lẫn lộn

7-3-2011

Đầu tháng 3-2011, các doanh nghiệp bắt đầu triển khai thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo chỉ tiêu phân bổ của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Giá lúa đang ở mức cao ngay thời điểm VFA triển khai thu mua tạm trữ được đánh giá là kịp thời, tạo sự phấn khích cho nông dân ĐBSCL. Song vẫn còn nhiều ẩn số lo ngại khi từ nay đến tháng 4, các tỉnh đồng loạt thu hoạch rộ, liệu có xảy ra tình trạng rớt giá?

XUẤT KHẨU TÔM CÁ VÀO MỸ: Mừng cho tôm, buồn cho cá tra

4-3-2011

Hôm qua (3.3), ông Trương Đình Hoè - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho hay, theo công bố sơ bộ mới đây của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) về thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 5 với tôm đông lạnh Việt Nam thì mức thuế đều giảm so với mức thuế CBPG lần thứ 4.