ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

ĐBSCL: Giữ giá lúa để nông dân đạt lợi nhuận 30%?

Ngày đăng: 29 | 03 | 2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa điều chỉnh giá sàn xuất khẩu theo hướng tăng lên, song giá lúa ở ĐBSCL tiếp tục giảm xuống dưới mức 5.000 đồng/kg. Dù trúng mùa, nông dân không khỏi lo lắng, nhiều địa phương nhốn nháo kiến nghị các giải pháp giữ giá lúa.

Hai lần điều chỉnh giá khó hiểu của VFA
Dọc theo quốc lộ 61 từ Cần Thơ về Hậu Giang, cảnh nông dân phơi lúa đông-xuân ngoài lộ lại tái diễn. Theo nhiều nông dân, hiện các lò sấy lúa đã quá tải, họ phải phơi lúa ngoài lộ để chờ bán. Lão nông Út Thanh ở huyện Phụng Hiệp cho biết: Vừa thu hoạch 5 công lúa IR 50404 từ máy gặt đập liên hợp bán với giá 4.700 đồng/kg. Nếu lúa thu hoạch bằng tay bán chỉ 4.600 đồng/kg. Nguyên nhân do lúa thu hoạch bằng tay không sạch bằng máy. Mức giá này, giảm gần 300 đồng/kg so với tuần rồi và giảm khoảng 500 đồng/kg so với cách đây 2 tuần. Giá lúa đang giảm, nông dân lại gánh thêm chi phí do mưa trái mùa. Giá sấy lúa hiện nay cũng tăng vọt - mọi năm chỉ khoảng 6%, nay tăng lên 7% (sấy 100kg, chủ sấy lấy 7kg).
Hậu Giang là một trong nhiều địa phương có nông dân “lép vế” trong cuộc ngã giá bán buôn lúa gạo. Cụ thể, tỉnh này có sản lượng khoảng 500.000 tấn lúa nhưng chỉ được phân bổ chỉ tiêu mua 20.000 tấn gạo (tương đương 40.000 tấn lúa) nên chẳng thấm vào đâu.
Chiều 24-3, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Sở đang tham mưu lãnh đạo tỉnh làm công văn kiến nghị Chính phủ có giải pháp giữ giá lúa và nâng số lượng thu mua dự trữ gạo. “Hiện nay giá lúa đang giảm dưới mức 5.000 đồng/kg. Giá thành sản xuất vụ lúa đông-xuân này khoảng 3.700 - 3.800 đồng/kg, nếu nông dân bán với giá dưới 5.000 đồng/kg sẽ không đảm bảo lợi nhuận 30%” - ông Đồng bức xúc nói.
Một lãnh đạo ngành nông nghiệp An Giang bày tỏ: “Chuyện giá lúa rớt, chúng tôi cũng đang định “chất vấn” VFA đây! Đây cũng là điều mà lãnh đạo nhiều tỉnh, thành trong vùng bức xúc!”.
Giá xuất khẩu gạo trên thế giới đang có xu hướng tăng. Đây là điều đã được dự báo trước. Dù mới đây (ngày 21-3), VFA đã điều chỉnh giá sàn xuất khẩu tăng thêm 10 USD/tấn - theo đó, gạo 5% tấm là 490 USD/tấn, gạo 25% tấm là 470 USD/tấn, tuy nhiên trước đó nhiều người tỏ ra khó hiểu về 2 lần quyết định hạ giá sàn xuất khẩu gạo của VFA (trong tháng 3-2011) khi nông dân bắt đầu vào vụ thu hoạch rộ lúa đông-xuân.
Ngày 9-3, VFA điều chỉnh giảm 10 - 20 USD/tấn gạo. Cụ thể giá xuất từ 520 USD/tấn gạo 5% tấm xuống 500 USD/tấn, 490 USD/tấn xuống còn 480 USD/tấn gạo 25%. Ngày 17-3, VFA lần thứ 2 “dìm giá” xuất khẩu giảm thêm 20 USD/tấn đối với 5% và 25% tấm. Đây cũng là bối cảnh giá lúa từ 5.600 - 7.000 đồng/kg giảm xuống chỉ còn khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg (tùy theo loại). Giới thạo nghề lúa gạo phân vân: Đây phải chăng là một cách “bật đèn xanh” để doanh nghiệp “hiểu ngầm” là giảm giá thu mua lúa gạo!? Hiện nay nông dân ĐBSCL đã thu hoạch khoảng 1 triệu ha lúa đông-xuân, gần 2/3 diện tích, VFA lại “khiêm tốn” tăng giá sàn xuất khẩu thêm 10 USD/tấn!
Mua tạm trữ: Giải pháp tình thế hay chiến lược?
Vụ lúa đông-xuân này, nông dân ĐBSCL xuống giống hơn 1,5 triệu ha lúa đông-xuân, sản lượng hơn 10 triệu tấn lúa. Trong đó, khoảng 6 triệu tấn lúa hàng hóa (tương đương 3 triệu tấn gạo). VFA chỉ đề xuất mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, khoảng 1/3 lúa hàng hóa, kèm theo 2 lần giảm giá sàn xuất khẩu “khó hiểu” trong tháng 3-2011, nên chuyện lúa gạo rớt giá khó tránh khỏi!? Điều trái khoáy lâu nay là doanh nghiệp tạm trữ gạo còn nông dân bán lúa vẫn chưa có giải pháp gì để thay đổi cung cách mua bán nhiều tầng nấc.
Hiện nay, lúa từ nông dân phải qua 2 - 3 tầng nấc trung gian mới đến doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Cụ thể nông dân bán lúa cho thương lái, thương lái xay xát bán cho các kho - chành gạo, sau đó chủ kho - chành bán lại cho doanh nghiệp. 2 - 3 tầng trung gian này hiển nhiên “dìm” mất của nông dân 300 - 500 đồng/kg.
Một lãnh đạo Cục Trồng trọt thừa nhận: Đây là chuỗi cung ứng sai quy trình, rất khó sửa. “Chúng tôi phải biết giá doanh nghiệp mua, từ đó mới mua của thương lái. Và thương lái cũng thế, họ phải biết giá chúng tôi mua hôm nay là bao nhiêu, mới dám mua lúa của nông dân” - anh Trần Khánh, chủ một kho gạo ở Cái Răng, Cần Thơ, cho biết. Theo anh Khánh, giá gạo đầu năm từ 7.800 - 7.900 đồng/kg tụt xuống 7.300 - 7.400 đồng/kg. Các doanh nghiệp thu mua với giá rất khó hiểu vì tăng, giảm thất thường, các chủ kho cũng khó lường.
Một lãnh đạo Cục Trồng trọt cho biết: “Hiện nay đang có một sự “chệch choạc” giữa thu mua lúa gạo và xuất khẩu. Các doanh nghiệp đang gặp khó trong đầu ra. Một số doanh nghiệp cho biết nông dân đang giữ lúa chờ giá cao mới bán. Thông tin này chúng tôi sẽ nắm lại”. Thực tế, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết, họ chỉ mua gạo cầm chừng! Chuyện nông dân giữ lúa chờ giá (doanh nghiệp viện dẫn) nếu có cũng chiếm tỷ lệ không cao lắm - chỉ khoảng 5% - 10%! Đa số nông dân hiện nay phải bán lúa ngay trên ruộng do nhiều lý do thúc bách: Nợ vật tư nông nghiệp, lãi ngân hàng, chi tiêu gia đình, nguồn vốn để tái sản xuất vụ hè-thu… Vì vậy, chuyện trữ lúa chỉ có khả năng xảy ra ở các chành, chủ nhà máy xay xát, chủ các kho lương thực.
Để kéo giá lúa tăng trở lại, nhiều người cho rằng: Các doanh nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ thu mua tạm trữ đủ 1 triệu tấn gạo. Chính phủ nhanh chóng nâng thêm mức mua dự trữ lương thực. Về lâu dài, cần phải xem mua tạm trữ là chiến lược chứ không nên xem như giải pháp tình thế. Đồng thời, các doanh nghiệp phải có giải pháp cụ thể để từng bước mở rộng việc thu mua lúa trực tiếp từ nông dân, hạn chế các trung gian!  
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

TPHCM: Cam kết đủ lương thực theo giá bình ổn

29-3-2011

Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) sẽ tiếp tục thực hiện việc bình ổn giá mặt hàng gạo. Đây là cam kết của Vinafood 2 với UBND TP.HCM.

DN nước ngoài thu mua cà phê XK: "Ôm" tiền trái luật

25-3-2011

Nhiều DN XK cà phê VN đang kêu trời vì bị DN cà phê nước ngoài cố tình giữ tiền không trả dù họ đã nhận hàng. Cùng với “chiêu” tổ chức mạng lưới mua gom hàng trực tiếp trong dân trái luật (NNVN đã phản ánh), giờ đây các DN cà phê nước ngoài tiếp tục tạo ra làn sóng “ôm” tiền bất hợp pháp nhằm làm tê liệt sức lực của DN cà phê VN…

Việt Nam đã xuất khẩu gạo đồ

25-3-2011

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu được trên 8 ngàn tấn gạo đồ. Như vậy, bắt đầu từ năm nay, Việt Nam đã chính thức tham gia vào phân khúc gạo đồ trên thị trường gạo thế giới.

Mỹ gia hạn áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm: Doanh nghiệp có thể kiện?

23-3-2011

Theo Cục Cạnh tranh (Bộ Công thương), Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã chính thức bỏ phiếu thông qua quyết định cuối cùng là sẽ tiếp tục lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil...

Các tỉnh ĐB.SCL xuất khẩu trên một triệu tấn gạo

23-3-2011

Theo ngành thương mại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng vừa xuất 150.000 tấn gạo, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu từ đầu năm đến nay trên 1 triệu tấn; tổng giá trị đạt trên 480 triệu USD. Từ nay đến cuối năm, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long có kế hoạch xuất thêm 4,4 triệu tấn gạo.

TP.Cần Thơ: Doanh nghiệp xuất khẩu kêu khó!

23-3-2011

Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện nay, lãnh đạo TP.Cần Thơ vừa tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu trên địa bàn, để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu và tiêu thụ nông - thủy sản…

Đằng sau các cuộc đấu giá gỗ cao su

21-3-2011

Ít ai biết, trong các cuộc đấu giá gỗ cao su thanh lý với diện tích trên dưới 100 ha nhưng có mặt hàng trăm khách hàng tham gia đấu giá. Người tham gia để phục vụ SX thì ít mà “chân gỗ” thì nhiều. Tại sao lại như vậy?

Giúp điều vượt khó

18-3-2011

Năm 2010, cả nước xuất khẩu được 198 ngàn tấn điều nhân các loại với kim ngạch xuất khẩu 1,135 tỷ USD (tăng 12% so 2009), trong đó tăng 11,8% về lượng và tăng 34% về giá so năm 2009. Như thế, năm 2010 được xem là năm đầu tiên trong lịch sử ngành điều gia nhập nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD chỉ sau 11 tháng đầu năm 2010.

Tranh mua cà phê và những nỗi lo

18-3-2011

Giám đốc một công ty xuất khẩu cà phê ở Daklak vẫn chưa hết “bức bối”, khi 100 héc ta cà phê mà công ty ông bỏ vốn đầu tư cho nông dân đã bị các công ty nước ngoài vào mua hết...Câu chuyện tranh mua cà phê xuất khẩu đã “nóng” lên trong thời gian qua, nhưng để tìm lối ra cho ngành cà phê xuất khẩu của Việt Nam, không chỉ đơn thuần là việc tranh mua.

Kết quả cuối cùng thuế CBPG cá tra lần 6: DN thở phào

17-3-2011

Tuy Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chưa có công bố chính thức, nhưng VASEP và các doanh nghiệp Việt Nam đã có được những thông tin kết luận cuối cùng của DOC về đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá cá tra lần 6 (POR6), do các luật sư đại diện cho phía Việt Nam gửi về.

Giá XK gạo: Thế giới tăng, vì sao Việt Nam thất thường?

17-3-2011

Doanh nghiệp không tìm ra đơn hàng xuất khẩu mới khi bị đứt hợp đồng tập trung ở một số thị trường. Từ đầu năm 2010 đến nay, ngoài hơn hai triệu tấn gạo bán sang Indonesia, Malaysia, Bangladesh và Cuba theo hợp đồng tập trung cấp chính phủ, hầu như doanh nghiệp chưa ký thêm được bất cứ đơn hàng xuất khẩu nào lớn.

Nhiều nhà máy chế biến hạt điều gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu

16-3-2011

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hạt điều trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong tình trạng “đóng cửa” vì thiếu nguyên liệu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ảnh hưởng của thời tiết nên vụ thu hoạch điều chậm khoảng 2 tháng, đến đầu tháng 4 mới bước vào vụ thu hoạch nên các nhà máy đều phải “nằm chờ”. Bên cạnh đó, do diện tích đất trồng điều trong tỉnh ngày càng giảm, năng suất và chất lượng chưa cao vì vậy mỗi năm khi bước vào vụ sản xuất, các doanh nghiệp lại lao đao vì thiếu nguyên liệu.