ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Mở cửa thị trường XK gạo: Cần trang bị đầy đủ để tự tin hội nhập

Ngày đăng: 29 | 03 | 2011

Trong bất kỳ cuộc cạnh tranh nào, nếu được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, khả năng giành chiến thắng là rất cao. Cũng vì thế, lắng nghe ý kiến của chuyên gia và triển khai ngay những công việc cần thiết trước mắt cũng như lâu dài là việc cần làm ngay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và bà con nông dân. Chúng tôi xin ghi lại ý kiến của một số chuyên gia, doanh nghiệp xung quanh vấn đề này.

GS-TS Võ Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang: Nông dân sẽ hưởng lợi
Theo tôi, việc mở cửa thị trường gạo cho công ty nước ngoài vào tham gia kinh doanh xuất khẩu gạo trực tiếp tại Việt Nam là có lợi cho nông dân. Các công ty lương thực phải sớm bỏ cách làm “ăn xổi ở thì”.
Cần tăng cường kiến thức cho nông dân trong sản xuất để nâng cao chất lượng lúa gạo.
 
Các tổng công ty lương thực cũng như các thành viên thuộc Hiệp hội Lương thực Việt Nam không tạo nguồn nguyên liệu mà chỉ sử dụng thương lái, mà thương lái thì lại ép giá, lợi dụng nông dân. Do đó gạo xuất khẩu bị pha trộn, đủ các loại giống, nên khi xuất không có thương hiệu, đồng thời làm cho danh tiếng gạo Việt Nam bị mai một.
Việc các công ty nước ngoài vào sẽ kích thích nhu cầu làm ăn chân chính. Các công ty nước ngoài vào có nghĩa là sẽ giúp cho nhà nông trồng lúa có thị trường ổn định hơn, họ sẽ tổ chức sản xuất để có nguồn nguyên liệụ. Họ sẽ ký hợp đồng với nhà nông trồng và chế biến một giống chứ không phải nhiều giống và như vậy nhà nông sẽ làm ra loại gạo tốt hơn. Như vậy, tốt cho nhà nông và giúp cho gạo Việt Nam dần dần có uy tín trên thế giới.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch hiệp hội lương thực việt nam (VFA): Xây dựng mô hình doanh nghiệp xuất khẩu chuẩn
Để đối phó với làn sóng cạnh tranh mới, giải pháp cơ bản là doanh nghiệp phải xây dựng được vùng nguyên liệu bền vững, tạo sự gắn bó mật thiết với nông dân. Đây cũng là mô hình nhiều doanh nghiệp đang áp dụng, trong đó vụ đông xuân 2010- 2011, Tổng công ty Lương thực miền Nam đã ký hợp đồng bao tiêu 10.000ha lúa cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long.
Song song đó, ngoài việc cung ứng cho các khách hàng truyền thống, khách hàng tập trung, Tổng công ty Lương thực miền Nam cũng đang hướng tới xây dựng kho dự trữ với trữ lượng 1 triệu tấn gạo, cũng như sản xuất các loại gạo đem lại giá trị gia tăng cao.
Ông Trịnh Văn Tiến, chuyên gia phân tích dự báo thị trường (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn – Ipsard): Cần theo dõi sát thị trường
Nghị định 109/NĐ-CP là bước đi cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội trước làn sóng đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài. Theo đó, công tác tổ chức thị trường sẽ được cải thiện. Hiện, việc xây dựng hệ thống kho chứa đang được tiến hành rất khẩn trương và thời gian tới, năng lực dự trữ, bảo quản lúa gạo của Việt Nam sẽ được nâng cao. Tháng 1/2011, xuất khẩu gạo của cả nước đạt trên 485.000 tấn, cao hơn dự kiến 350.000- 400.000 tấn. Đây là tháng đầu năm có số lượng giao hàng lớn nhất từ trước đến nay. Về trị giá cũng đạt mức cao do giá xuất khẩu bình quân tăng. Tháng 2/2011, lượng gạo xuất khẩu cũng tăng do nguồn cung dồi dào vì các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu thu hoạch lúa đông xuân sớm. Dự kiến, xuất khẩu gạo quý I/2011 sẽ đạt 1,6 triệu tấn; quý II/2011 có thể xuất 2,24 triệu tấn.
Dù thị trường xuất khẩu gạo khá lớn và sẽ không có khó khăn trong khâu tiêu thụ nhưng chúng ta chưa thể mạo hiểm ký hợp đồng lớn vì thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến động, cần theo dõi sát. Mặc dù sản lượng lúa năm nay dự kiến tăng nhưng các doanh nghiệp không nên quá lo lắng mà bán tháo như các năm trước.
Ông Hoàng Hữu Phước, Tổng giám đốc MYA Business Corporation: Nông dân có thể chọn đối tác để bán
Tôi có mối quan hệ với nhiều đối tác nước ngoài như Ấn Độ, Hồng Kông (Trung Quốc), Iran, Hoa Kỳ... Những yêu cầu của các đơn vị thu mua nước ngoài về chủng loại giống, quy trình thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch sẽ là cơ hội giúp nông dân Việt Nam chuyên nghiệp hơn trong sản xuất. Riêng với Nghị định 109, tôi nghĩ có thể sẽ hạn chế tình trạng tranh mua tranh bán như hiện nay, thay vào đó, nông dân có thể được hưởng lợi từ chính nghị định này. Cụ thể, việc yêu cầu doanh nghiệp phải có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc sẽ góp phần nâng cao giá trị hạt gạo. Như vậy, sau khi thu hoạch, nông dân có thể lựa chọn đối tác để bán.
Nhiều năm qua, gạo Việt Nam luôn có giá thấp hơn gạo Thái Lan, năm 2010 có thời điểm gạo 5% tấm của Việt Nam thấp hơn Thái Lan đến 160 USD/tấn. Nguyên nhân chính vẫn là vì Thái Lan luôn có lượng tồn kho cao, chứa trong các silo đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trước triển vọng sáng sủa của sản xuất, việc tiếp tục triển khai ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo mới ngay từ bây giờ sẽ giúp thị trường trong nước tránh được tình trạng trầm lắng rất có thể xảy ra trong những tháng tới, khi vào vụ thu hoạch.
TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long: Hình thức cung – cầu và cách điều phối rất quan trọng
Vụ đông xuân năm nay, chúng ta tiếp tục thắng lợi, mặc dù lúc xuống giống nông dân gặp nhiều khó khăn: mưa trái vụ, lũ về muộn nên đồng ruộng vừa không được tẩy rửa vừa thiếu lượng phù sa cần thiết, sâu bệnh và chuột hại lúa gia tăng. Với tình hình hiện nay, giá lúa có thể trong khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg; nông dân có lãi khá vì vụ đông xuân chi phí sản xuất thấp. Trên thực tế, giá lúa tùy thuộc lúa gạo hàng hóa có trong dân, nghĩa là sản xuất ra mà các doanh nghiệp ký hợp đồng tốt, xuất khẩu tốt, tiêu thụ tốt thì giá lúa sẽ tăng. Còn nếu sản xuất ra mà xuất khẩu ngưng trệ thì các doanh nghiệp chậm thu mua, nông dân sẽ khó khăn. Tôi thấy vấn đề này không nằm ở giá lúa thế giới mà do hình thức cung cầu, tiêu thụ, điều phối của các doanh nghiệp.
TS. Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính): Bỏ quan niệm xuất khẩu cái mình có
Tôi cho rằng, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu cái chúng ta có, mà chưa quan tâm đến một chiến lược phát triển xuất khẩu dài hạn và có tầm nhìn, có trọng tâm, làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu. Đối với nhiều mặt hàng, hiện ta vẫn hỗ trợ theo kiểu “mì ăn liền”, như với lúa gạo. Hỗ trợ vốn, thu mua tạm trữ thì có, nhưng hỗ trợ để làm sao ra hàng hóa giá trị gia tăng cao thì chưa. Vì vậy, đầu tư cho nông dân xây dựng vùng sản xuất chất lượng cao là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách.
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Những bất cập trong quá trình phát triển ngành gỗ Việt nam

29-3-2011

Nhiều bức xúc được đặt ra tại Diễn đàn lâm nghiệp Việt Nam 2011 với chủ đề “Phát triển Chế biến và Thương mại lâm sản gắn với quản lý rừng bền vững” do Bộ NN&PTNT chủ trì diễn ra tại TP Quy Nhơn (Bình Định) vào sáng ngày 27/3 nhằm tìm ra giải pháp tháo gỡ những ách tắc trong tiến trình phát triển của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian qua.

Ảnh hưởng do động đất và sóng thần ở Nhật Bản: Doanh nghiệp xuất khẩu thấp thỏm lo âu

29-3-2011

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Tuy nhiên, trận động đất và sóng thần xảy ra vừa qua ở đất nước này đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc nhập khẩu của Nhật Bản. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

ĐBSCL: Giữ giá lúa để nông dân đạt lợi nhuận 30%?

29-3-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa điều chỉnh giá sàn xuất khẩu theo hướng tăng lên, song giá lúa ở ĐBSCL tiếp tục giảm xuống dưới mức 5.000 đồng/kg. Dù trúng mùa, nông dân không khỏi lo lắng, nhiều địa phương nhốn nháo kiến nghị các giải pháp giữ giá lúa.

TPHCM: Cam kết đủ lương thực theo giá bình ổn

29-3-2011

Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) sẽ tiếp tục thực hiện việc bình ổn giá mặt hàng gạo. Đây là cam kết của Vinafood 2 với UBND TP.HCM.

DN nước ngoài thu mua cà phê XK: "Ôm" tiền trái luật

25-3-2011

Nhiều DN XK cà phê VN đang kêu trời vì bị DN cà phê nước ngoài cố tình giữ tiền không trả dù họ đã nhận hàng. Cùng với “chiêu” tổ chức mạng lưới mua gom hàng trực tiếp trong dân trái luật (NNVN đã phản ánh), giờ đây các DN cà phê nước ngoài tiếp tục tạo ra làn sóng “ôm” tiền bất hợp pháp nhằm làm tê liệt sức lực của DN cà phê VN…

Việt Nam đã xuất khẩu gạo đồ

25-3-2011

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu được trên 8 ngàn tấn gạo đồ. Như vậy, bắt đầu từ năm nay, Việt Nam đã chính thức tham gia vào phân khúc gạo đồ trên thị trường gạo thế giới.

Mỹ gia hạn áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm: Doanh nghiệp có thể kiện?

23-3-2011

Theo Cục Cạnh tranh (Bộ Công thương), Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã chính thức bỏ phiếu thông qua quyết định cuối cùng là sẽ tiếp tục lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil...

Các tỉnh ĐB.SCL xuất khẩu trên một triệu tấn gạo

23-3-2011

Theo ngành thương mại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng vừa xuất 150.000 tấn gạo, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu từ đầu năm đến nay trên 1 triệu tấn; tổng giá trị đạt trên 480 triệu USD. Từ nay đến cuối năm, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long có kế hoạch xuất thêm 4,4 triệu tấn gạo.

TP.Cần Thơ: Doanh nghiệp xuất khẩu kêu khó!

23-3-2011

Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện nay, lãnh đạo TP.Cần Thơ vừa tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu trên địa bàn, để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu và tiêu thụ nông - thủy sản…

Đằng sau các cuộc đấu giá gỗ cao su

21-3-2011

Ít ai biết, trong các cuộc đấu giá gỗ cao su thanh lý với diện tích trên dưới 100 ha nhưng có mặt hàng trăm khách hàng tham gia đấu giá. Người tham gia để phục vụ SX thì ít mà “chân gỗ” thì nhiều. Tại sao lại như vậy?

Giúp điều vượt khó

18-3-2011

Năm 2010, cả nước xuất khẩu được 198 ngàn tấn điều nhân các loại với kim ngạch xuất khẩu 1,135 tỷ USD (tăng 12% so 2009), trong đó tăng 11,8% về lượng và tăng 34% về giá so năm 2009. Như thế, năm 2010 được xem là năm đầu tiên trong lịch sử ngành điều gia nhập nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD chỉ sau 11 tháng đầu năm 2010.

Tranh mua cà phê và những nỗi lo

18-3-2011

Giám đốc một công ty xuất khẩu cà phê ở Daklak vẫn chưa hết “bức bối”, khi 100 héc ta cà phê mà công ty ông bỏ vốn đầu tư cho nông dân đã bị các công ty nước ngoài vào mua hết...Câu chuyện tranh mua cà phê xuất khẩu đã “nóng” lên trong thời gian qua, nhưng để tìm lối ra cho ngành cà phê xuất khẩu của Việt Nam, không chỉ đơn thuần là việc tranh mua.