ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Thị trường Ai Cập: Tiềm năng chờ khai thác

Ngày đăng: 01 | 04 | 2011

Ai Cập là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khu vực Bắc Phi, có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa hàng năm lớn. Đồng thời, với vị trí địa lý thuận lợi, Ai Cập còn là điểm trung chuyến đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ai Cập năm 2010 ước đạt hơn 200 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất siêu với kim ngạch đạt hơn 180 triệu USD.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập dẫn đầu là hàng hải sản đạt 73 triệu USD, một con số ấn tượng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ai Cập. Tiếp theo là hạt tiêu 11 triệu USD, nhiên liệu và sản phẩm từ nhiên liệu 18,5 triệu USD, hàng dệt may hơn 10 triệu USD.
Do hàng năm Ai Cập nhập khẩu hàng chục tỉ USD, nên chính sách của Ai Cập trong giao thương với Việt Nam không chú trọng việc xuất siêu hay nhập siêu. Ai Cập luôn có nhu cầu nhập khẩu lớn để đảm bảo cung cầu hàng hóa trong xã hội.
Thị trường Ai Cập không đòi hỏi cao về chất lượng hàng hóa, chỉ cần giá cả và mẫu mã phù hợp. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Ai Cập rất đa dạng, trong đó nông sản và hàng tiêu dùng chiếm một tỷ trọng lớn (tiêu dùng hàng thực phẩm chiếm 43% tổng giá trị tiêu dùng, thuộc vào tỉ lệ cao nhất thế giới).
Đáng chú ý là Ai Cập đang cố gắng tìm kiếm một thị trường cung cấp nông sản dồi dào và an toàn thay thế thị trường nhập khẩu truyền thống của họ là Trung Quốc do các vấn đề về chất lượng, sử dụng hóa chất độc hại… Về phía Việt Nam, các DN cũng đã và đang tìm kiếm thị trường “chia lửa” cho các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản,… vốn đang khó khăn sau khủng hoảng kinh tế. Sự gặp nhau giữa DN hai nước sẽ giúp cho quan hệ buôn bán trở nên sôi động, thực chất và khả thi.
Đối với các mặt hàng nông sản như hạt điều, quế, hồi, rau quả, tinh bột sắn… Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu và Ai Cập có nhu cầu nhập khẩu cao bởi điều kiện tự nhiên không thuận lợi, đất đai phần lớn hoang hóa, người nông dân chỉ canh tác được ven hai bờ sông Nile.
Điều thuận lợi nữa là hiện Việt Nam và Ai Cập đều là thành viên của WTO, hai nước đã và đang đàm phán, gia nhập các cam kết đa phương, nhất là các cam kết khu vực sẽ làm cho nền kinh tế mỗi nước năng động hơn trong hợp tác kinh tế đối ngoại.
Ai Cập có thể coi Việt Nam là cửa ngõ để xâm nhập thị trường ASEAN và các thị trường Việt Nam được ưu đãi; trong khi Việt Nam cũng lấy Ai Cập làm cầu nối để vào thị trường Khu vực thương mại tự do Tiểu Arập (GAFTA) và Thị trường chung khu vực Đông Bắc Phi (COMESA) cũng như các nước Ai Cập được ưu đãi.
Tuy nhiên, song hành cùng với những lợi thế vẫn là thách thức cho các DN Việt Nam như khoảng cách địa lý giữa hai nước; vận tải biển xa xôi làm cước phí hàng hóa cao; thương nhân Ai Cập coi trọng gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp mà điều này sẽ bị hạn chế do hai nước không có đường bay thẳng;… Vì vậy, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, đòi hỏi mỗi DN cần phải đưa ra một chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường tiềm năng này./.
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Vướng "nút thắt" thủ tục

1-4-2011

Tại Diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp tổ chức hôm qua (31/3) tại Hà Nội, nhiều đại biểu cho rằng, mặc dù có khá nhiều chính sách thu hút đầu tư nông nghiệp, nhưng DN muốn được hưởng những ưu đãi này không dễ, thậm chí, DN từ vị trí được khuyến khích, ưu đãi đầu tư thành người phải đi chạy vạy, xin xỏ mới được đầu tư....

Việt Nam – Hà Lan hợp tác phát triển chăn nuôi

1-4-2011

Trong khuôn khổ chương trình làm việc của đoàn Hoàng Thái tử Willem Alexander và Công nương Maxima của Hà Lan, sáng nay (31/3/2011) tại TP. HCM Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam phối hợp tổ chức “Hội thảo về chuỗi giá trị trong chăn nuôi và an toàn thực phẩm”. Tới dự và khai mạc hội thảo có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Diệp Kỉnh Tần, Bộ trưởng Bộ kinh tế Nông nghiệp và Đổi mới Vương quốc Hà Lan Bleker.

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở 21 tỉnh thành: Doanh nghiệp mong được tiếp sức

1-4-2011

Các doanh nghiệp ngành bảo hiểm (BH) rất ủng hộ chủ trương chung của Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN). Tuy nhiên, họ còn băn khoăn nhiều điểm mà nếu không được khắc phục, có thể đi theo “vết xe đổ” trước đây.

Tất cả nhà máy đường thoi thóp!

30-3-2011

Niên vụ mía 2010 - 2011 đang về nước rút và theo đó 38 Cty đường trong cả nước đang thoi thóp trước viễn cảnh giá đường giảm, đường tồn kho mỗi ngày một tăng, Cty thiếu vốn trả tiền mua mía của nông dân và phải gánh lãi suất ngân hàng 18 – 21%/năm.

Mở cửa thị trường XK gạo: Cần trang bị đầy đủ để tự tin hội nhập

29-3-2011

Trong bất kỳ cuộc cạnh tranh nào, nếu được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, khả năng giành chiến thắng là rất cao. Cũng vì thế, lắng nghe ý kiến của chuyên gia và triển khai ngay những công việc cần thiết trước mắt cũng như lâu dài là việc cần làm ngay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và bà con nông dân. Chúng tôi xin ghi lại ý kiến của một số chuyên gia, doanh nghiệp xung quanh vấn đề này.

Những bất cập trong quá trình phát triển ngành gỗ Việt nam

29-3-2011

Nhiều bức xúc được đặt ra tại Diễn đàn lâm nghiệp Việt Nam 2011 với chủ đề “Phát triển Chế biến và Thương mại lâm sản gắn với quản lý rừng bền vững” do Bộ NN&PTNT chủ trì diễn ra tại TP Quy Nhơn (Bình Định) vào sáng ngày 27/3 nhằm tìm ra giải pháp tháo gỡ những ách tắc trong tiến trình phát triển của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian qua.

Ảnh hưởng do động đất và sóng thần ở Nhật Bản: Doanh nghiệp xuất khẩu thấp thỏm lo âu

29-3-2011

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Tuy nhiên, trận động đất và sóng thần xảy ra vừa qua ở đất nước này đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc nhập khẩu của Nhật Bản. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

ĐBSCL: Giữ giá lúa để nông dân đạt lợi nhuận 30%?

29-3-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa điều chỉnh giá sàn xuất khẩu theo hướng tăng lên, song giá lúa ở ĐBSCL tiếp tục giảm xuống dưới mức 5.000 đồng/kg. Dù trúng mùa, nông dân không khỏi lo lắng, nhiều địa phương nhốn nháo kiến nghị các giải pháp giữ giá lúa.

TPHCM: Cam kết đủ lương thực theo giá bình ổn

29-3-2011

Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) sẽ tiếp tục thực hiện việc bình ổn giá mặt hàng gạo. Đây là cam kết của Vinafood 2 với UBND TP.HCM.

DN nước ngoài thu mua cà phê XK: "Ôm" tiền trái luật

25-3-2011

Nhiều DN XK cà phê VN đang kêu trời vì bị DN cà phê nước ngoài cố tình giữ tiền không trả dù họ đã nhận hàng. Cùng với “chiêu” tổ chức mạng lưới mua gom hàng trực tiếp trong dân trái luật (NNVN đã phản ánh), giờ đây các DN cà phê nước ngoài tiếp tục tạo ra làn sóng “ôm” tiền bất hợp pháp nhằm làm tê liệt sức lực của DN cà phê VN…

Việt Nam đã xuất khẩu gạo đồ

25-3-2011

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu được trên 8 ngàn tấn gạo đồ. Như vậy, bắt đầu từ năm nay, Việt Nam đã chính thức tham gia vào phân khúc gạo đồ trên thị trường gạo thế giới.

Mỹ gia hạn áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm: Doanh nghiệp có thể kiện?

23-3-2011

Theo Cục Cạnh tranh (Bộ Công thương), Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã chính thức bỏ phiếu thông qua quyết định cuối cùng là sẽ tiếp tục lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil...