ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Tìm giải pháp về vốn cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu

Ngày đăng: 08 | 04 | 2011

Bộ Công thương vừa gặp mặt các doanh nghiệp xuất khẩu bàn giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu năm 2011 và tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.

Giá tăng, vốn vay bị cắt giảm
 
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết: Ngành thủy sản còn 3 khó khăn, đầu tiên là vấn đề vốn, tiếp cận vốn khó khăn và lãi suất cho vay của các ngân hàng cao hơn thời kỳ khủng hoảng năm 2008. Thứ 2, nguyên liệu đầu vào tăng rất cao. Thứ 3, đời sống công nhân lao động thủy sản, khi tất cả các mặt hàng đều lên giá, bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 
Chung ý kiến, ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, cho biết, năm 2010 ngành phải nhập khẩu 50% nguyên liệu, sang năm khả năng nhập nguyên liệu sẽ nhiều hơn. Quý 2 là thời điểm thu mua, nhập khẩu nguyên liệu từ Châu Phi về dự trữ, chế biến nhưng hiện việc tiếp cận vốn ngân hàng hiện đang rất khó khăn. Các doanh nghiệp trong ngành cần khoảng 25 ngàn tỉ đồng, mới tự cân đối khoảng 5-6 ngàn tỉ đồng, còn lại chủ yếu vay ngân hàng. Trong quý 1, các doanh nghiệp chỉ tiếp cận được 10% trên tổng nhu cầu vốn hiện nay.
Trong các tháng trọng điểm 4, 5, 6, các doanh nghiệp cần một số vốn khoảng 12.000 tỉ đồng nhưng đến nay để tiếp cận với nguồn này rất khó vì lãi suất cao. “Để có 1 tấn nhân điều xuất khẩu, với lãi suất như hiện nay, tổng chi phí sẽ là 8.100 USD. Giá xuất khẩu điều là 7.700 USD/tấn. Doanh nghiệp sẽ lỗ 400 USD/tấn”, ông Học khẳng định.
 
Chưa tính chi phí xăng, dầu, lao động thì giá nguyên liệu tăng 1,8 lần, nếu 2010 các doanh nghiệp cần 100 tỉ đồng thì với giá hiện nay, họ cần 180 tỉ đồng. Tuy nhiên ngân hàng lại cắt giảm hạn mức cho vay. Với tình hình này đẩy DN ngành phải thu hẹp sản xuất lại.
 
Giải pháp nào cho các doanh nghiệp?
 
Trước tình hình trên, ông Nguyễn Thái Học – Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam đề nghị: Các ngân hàng ưu tiên giúp doanh nghiệp ngành điều giải ngân vốn để lưu thông nhập khẩu nguyên liệu, tránh tình trạng như năm 2010, Ấn Độ thu mua hết điều khi giá thấp, đến khi doanh nghiệp Việt Nam mua thì giá đã tăng cao. Bên cạnh đó, ngành điều cũng đề nghị giảm điều kiện thế chấp ngân hàng xuống 10-15% tài sản cố định, tùy uy tín doanh nghiệp. “Với mức thế chấp 30% như hiện nay thì doanh nghiệp không có vốn sản xuất. Đồng thời, chúng tôi mong mỏi sớm có cuộc họp xin Chính phủ điều chỉnh thuế xuất khẩu điều xuống 0%”,
Ông Trần Phú Minh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng cho biết: năm 2011 ngân hàng này dự dự kiến cho vay 30 nghìn đến 35 nghìn tỉ đồng. Đối tượng được tập trung cho vay là ngành thủy sản với 20%, ngoài ra là các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều, cà phê, rau quả... Riêng nuôi, chế biến cá tra, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho vay chiếm khoảng 40% đến 50% trong tổng doanh số cho vay. Tài sản thế chấp của các doanh nghiệp tối thiểu là 15% tổng vốn vay với các khách hàng lớn, uy tín. Nhưng nhiều doanh nghiệp không đảm bảo được việc thu hồi vốn sẽ gây khó khăn cho ngân hàng. Qua đây ông Minh kiến nghị: “Các hiệp hội và Bộ Công thương cần hỗ trợ ngân hàng về thông tin để đảm bảo an toàn trong hỗ trợ doanh nghiệp. Ngân hàng Phát triển hiện vẫn còn vốn và cho vay lãi suất ưu đãi 11,4% cho các doanh nghiệp có nhu cầu”.
 
Đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: Quan điểm xuyên suốt của NHNN là luôn tập trung cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp phụ trợ và yêu cầu các tổ chức cho vay với khung thấp nhất. Đầu năm 2011, NHNN thực hiện Nghị quyết 11, nhiều ý kiến cho rằng do kiềm chế lạm phát, giảm dư nợ, dẫn đến khó khăn hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn vay… là không có cơ sở. Việc giảm vốn vay lĩnh vực phi sản xuất sẽ chuyển sang cho vay cho sản xuất; NHNN chỉ đạo các ngân hàng các tỉnh nắm nhu cầu vốn vay trên địa bàn, xác đinh khó khăn vốn ở đâu và báo cáo kịp thời… Mặt khác, NHNN luôn có sự chỉ đạo đảm bảo vốn vay cho doanh nghiệp, nhưng vấn đề là các doanh nghiệp có đủ điều kiện vay hay không? Nhiều nơi kêu khó khăn nhưng khi hỏi phương án kinh doanh lại không có, không đảm bảo thu hồi vốn của ngân hàng.
 
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cho rằng: Vấn đề các hiệp hội nêu, chưa có giải pháp hữu hiệu tạo điều kiện doanh nghiệp tiếp cận vốn, giảm thế chấp... là bài toán cần giải cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, ngân hàng cho các doanh nghiệp cà phê, điều, thủy sản… vay vốn nếu không thận trọng thì việc doanh nghiệp không đảm bảo yêu cầu an toàn tín dụng, thế chấp... thì rủi ro đè lên ngân hàng. Thực hiện ý tưởng xem xét, bình chọn doanh nghiệp xuất khẩu uy tín hàng năm, Bộ Công thương vẫn tiếp tục tiến hành. Doanh nghiệp được bình chọn sẽ là địa chỉ tin cậy khi xem xét điều kiện vay vốn, thế chấp... Thứ trưởng Biên cũng khẳng định sẽ đẩy mạnh phối hợp với các Ngân hàng thương mại, Bộ Công thương, Sở Công thương các tỉnh/thành để tạo điều kiện vay vốn bớt ngặt nghèo hơn, nhưng đồng thời cũng phải áp dụng biện pháp giảm rủi ro cho các ngân hàng.
 
AGROINFO - Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản
 
 
 
 

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu gạo thắng lớn

7-4-2011

Quý I là khoảng thời gian mà Việt Nam xuất khẩu gạo cao nhất về số lượng và giá trị kể từ khi tham gia xuất khẩu gạo. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) khẳng định quý II xuất khẩu gạo tiếp tục gặp thuận lợi với hợp đồng đã ký kết và tiếp tục giao ngay tháng 4 là 1,578 triệu tấn.

Giá tăng, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

6-4-2011

“Các doanh nghiệp cần tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản để tận dụng tối đa cơ hội tăng giá, đừng để chu kỳ giảm giá xảy ra mới đẩy mạnh xuất khẩu”. Đó là khuyến cáo của Bộ Công thương tại cuộc họp về tình hình xuất nhập khẩu diễn ra hôm qua (5.4) tại Hà Nội.

Lãi suất vốn vay tăng cao, doanh nghiệp lo lỗ nặng

6-4-2011

Theo Nghị quyết 11 của Chính phủ thì năm 2011 sẽ ưu tiên vốn cho sản xuất và xuất khẩu nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng vẫn phải vay với lãi suất rất cao và khó tiếp cận nguồn vốn.

Xuất khẩu nông sản: Lợi ích rơi vào túi doanh nghiệp nước ngoài

6-4-2011

Riêng quí I, xuất khẩu cà phê đã đem lại 1 tỷ USD. Thế nhưng, phần lớn lợi nhuận lại nằm trong túi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Siết tín dụng phi sản xuất: Doanh nghiệp nhỏ thêm khó vay

6-4-2011

Việc các doanh nghiệp nhỏ phải vay tiêu dùng để đáp ứng một số nhu cầu thanh toán ngắn hạn, hoặc sản xuất kinh doanh, diễn ra khá phổ biến, theo thừa nhận của nhiều lãnh đạo ngân hàng.

Triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 21 tỉnh: Cần sự tham gia của các bộ, ngành

5-4-2011

Việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định (QĐ) 315 của Thủ tướng Chính phủ không thể thực hiện, nếu không có sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp (DN).

Hiệu quả đầu tư KHCN nông nghiệp

5-4-2011

Mới đây, tại hội nghị “Đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án trong lĩnh vực KHCN nông nghiệp”, ông Nguyễn Thế Hinh, Phó Trưởng BQL các dự án Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) đánh giá: “Mặc dù các dự án ODA đầu tư cho KHCN nông nghiệp mang lại hiệu quả cao và bền vững, song vẫn còn hạn chế do một số nguyên nhân như đánh giá hiệu quả đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ giải ngân thấp của nhiều dự án khiến các nhà tài trợ còn ngần ngại dành vốn tài trợ cho KHCN…”.

Thị trường Campuchia: Cơ hội cho ngành nông nghiệp

4-4-2011

Campuchia đang khuyến khích đầu tư vào ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, nên chính phủ nước này cho phép các nhà đầu tư được sử dụng đất dưới hình thức tô nhượng, được phép thuê dài hạn, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và đây là cơ hội cho ngành nông nghiệp cũng như nông dân Việt Nam.

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Cần chính sách hấp dẫn hơn

4-4-2011

Ngày 31.3, tại Hà Nội, Bộ NNPTNT đã tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp (DN) nông nghiệp 2011. Hàng chục DN vừa và nhỏ trong lĩnh vực này đã đến tham dự diễn đàn.

Thị trường Ai Cập: Tiềm năng chờ khai thác

1-4-2011

Ai Cập là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khu vực Bắc Phi, có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa hàng năm lớn. Đồng thời, với vị trí địa lý thuận lợi, Ai Cập còn là điểm trung chuyến đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Vướng "nút thắt" thủ tục

1-4-2011

Tại Diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp tổ chức hôm qua (31/3) tại Hà Nội, nhiều đại biểu cho rằng, mặc dù có khá nhiều chính sách thu hút đầu tư nông nghiệp, nhưng DN muốn được hưởng những ưu đãi này không dễ, thậm chí, DN từ vị trí được khuyến khích, ưu đãi đầu tư thành người phải đi chạy vạy, xin xỏ mới được đầu tư....

Việt Nam – Hà Lan hợp tác phát triển chăn nuôi

1-4-2011

Trong khuôn khổ chương trình làm việc của đoàn Hoàng Thái tử Willem Alexander và Công nương Maxima của Hà Lan, sáng nay (31/3/2011) tại TP. HCM Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam phối hợp tổ chức “Hội thảo về chuỗi giá trị trong chăn nuôi và an toàn thực phẩm”. Tới dự và khai mạc hội thảo có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Diệp Kỉnh Tần, Bộ trưởng Bộ kinh tế Nông nghiệp và Đổi mới Vương quốc Hà Lan Bleker.