ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Giá tăng, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

Ngày đăng: 06 | 04 | 2011

“Các doanh nghiệp cần tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản để tận dụng tối đa cơ hội tăng giá, đừng để chu kỳ giảm giá xảy ra mới đẩy mạnh xuất khẩu”. Đó là khuyến cáo của Bộ Công thương tại cuộc họp về tình hình xuất nhập khẩu diễn ra hôm qua (5.4) tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cho biết, quý 1 năm nay, xuất khẩu nông sản đã tăng tới 58,8% giá trị, nhiều mặt hàng tăng giá rất mạnh như cao su tăng 70%, cà phê tăng hơn 100%... Giá cà phê tăng từ 20.000 đồng/kg đã vọt lên 47.000 – 50.000 đồng/kg. Giá hạt tiêu xuất khẩu cũng tăng gần 60,9% trong khi tăng về lượng chỉ 11,7%. Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng tăng kỷ lục trong 3 tháng đầu năm, với lượng xuất gần 1,7 triệu tấn/ 3 tháng với giá trị tới gần 850 triệu USD.
Có thể nói, thị trường thế giới đã hậu thuẫn lớn cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam khi giá cả liên tục tăng mạnh. Hiện chỉ còn Việt Nam và Ấn Độ là có đủ hạt tiêu bán ra theo nhu cầu thị trường. Sự phục hồi của thị trường xuất khẩu đã kéo theo giá các mặt hàng nông sản, thực phẩm tăng chóng mặt. “Đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu quý 1 chính là yếu tố giá và nhờ vào nhóm hàng nông sản xuất khẩu. Việc tăng giá của nhóm hàng nông sản đã góp phần vào kim ngạch xuất khẩu thêm khoảng 3 tỷ USD, trong khi tăng về lượng chỉ đóng góp 1,5 tỷ USD” – ông Biên nói.
Tuy nhiên, làm sao để các doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội tăng giá này để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản đang là vấn đề khó. Ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam nói: Giá xuất khẩu thủy sản đang tăng khá mạnh (tôm tăng 41% giá trị, cá tra 19,4%, cá ngừ tăng 19%) song nguyên liệu thủy sản ngay từ 3 tháng đầu năm nay đã rất thiếu, kể cả tôm, cá tra, cá ngừ…
Bên cạnh đó, việc tiếp cận vốn vay với ngành thủy sản so với các nông sản khác đang ở “hạng bét”. Không chỉ khó vay vốn, lãi suất cao mà điều kiện tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp cũng rất khó khăn. Ngoài ra, các chi phí đầu vào như điện, nước, xăng dầu tăng mạnh nên việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tới đây khó mà tận dụng được cơ hội nếu không có giải pháp tháo gỡ.
Ông Nguyễn Thái Học – Chủ tịch Hiệp hôi điều Việt Nam cũng nêu một thực tế là giá xuất khẩu các mặt hàng nồn sản đã và đang hình thành một mặt bằng mới, nên Nhà nước cần linh động vốn vay để doanh nghiệp tranh thủ nhập nguyên liệu về sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Ông Học kiến nghị ngân hàng ưu tiên giúp doanh nghiệp điều giải ngân 12.000 – 13.000 tỷ đồng để thu mua nguyên liệu, tránh tình trạng như năm 2010, Ấn Độ mua hết điều, đến lúc doanh nghiệp Việt Nam có tiền mua thì giá đã lên cao và nguyên liệu có chất lượng kém. “Nếu có thể giải ngân hàng nên giảm điều kiện thế chấp từ 30% xuống còn 10 – 15% tùy theo tin cậy và uy tín của doanh nghiệp để doanh nghiệp có vốn sản xuất” – ông Học nói.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay số 82 ngày 06.04.2011

NỘI DUNG KHÁC

Lãi suất vốn vay tăng cao, doanh nghiệp lo lỗ nặng

6-4-2011

Theo Nghị quyết 11 của Chính phủ thì năm 2011 sẽ ưu tiên vốn cho sản xuất và xuất khẩu nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng vẫn phải vay với lãi suất rất cao và khó tiếp cận nguồn vốn.

Xuất khẩu nông sản: Lợi ích rơi vào túi doanh nghiệp nước ngoài

6-4-2011

Riêng quí I, xuất khẩu cà phê đã đem lại 1 tỷ USD. Thế nhưng, phần lớn lợi nhuận lại nằm trong túi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Siết tín dụng phi sản xuất: Doanh nghiệp nhỏ thêm khó vay

6-4-2011

Việc các doanh nghiệp nhỏ phải vay tiêu dùng để đáp ứng một số nhu cầu thanh toán ngắn hạn, hoặc sản xuất kinh doanh, diễn ra khá phổ biến, theo thừa nhận của nhiều lãnh đạo ngân hàng.

Triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 21 tỉnh: Cần sự tham gia của các bộ, ngành

5-4-2011

Việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định (QĐ) 315 của Thủ tướng Chính phủ không thể thực hiện, nếu không có sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp (DN).

Hiệu quả đầu tư KHCN nông nghiệp

5-4-2011

Mới đây, tại hội nghị “Đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án trong lĩnh vực KHCN nông nghiệp”, ông Nguyễn Thế Hinh, Phó Trưởng BQL các dự án Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) đánh giá: “Mặc dù các dự án ODA đầu tư cho KHCN nông nghiệp mang lại hiệu quả cao và bền vững, song vẫn còn hạn chế do một số nguyên nhân như đánh giá hiệu quả đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ giải ngân thấp của nhiều dự án khiến các nhà tài trợ còn ngần ngại dành vốn tài trợ cho KHCN…”.

Thị trường Campuchia: Cơ hội cho ngành nông nghiệp

4-4-2011

Campuchia đang khuyến khích đầu tư vào ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, nên chính phủ nước này cho phép các nhà đầu tư được sử dụng đất dưới hình thức tô nhượng, được phép thuê dài hạn, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và đây là cơ hội cho ngành nông nghiệp cũng như nông dân Việt Nam.

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Cần chính sách hấp dẫn hơn

4-4-2011

Ngày 31.3, tại Hà Nội, Bộ NNPTNT đã tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp (DN) nông nghiệp 2011. Hàng chục DN vừa và nhỏ trong lĩnh vực này đã đến tham dự diễn đàn.

Thị trường Ai Cập: Tiềm năng chờ khai thác

1-4-2011

Ai Cập là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khu vực Bắc Phi, có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa hàng năm lớn. Đồng thời, với vị trí địa lý thuận lợi, Ai Cập còn là điểm trung chuyến đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Vướng "nút thắt" thủ tục

1-4-2011

Tại Diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp tổ chức hôm qua (31/3) tại Hà Nội, nhiều đại biểu cho rằng, mặc dù có khá nhiều chính sách thu hút đầu tư nông nghiệp, nhưng DN muốn được hưởng những ưu đãi này không dễ, thậm chí, DN từ vị trí được khuyến khích, ưu đãi đầu tư thành người phải đi chạy vạy, xin xỏ mới được đầu tư....

Việt Nam – Hà Lan hợp tác phát triển chăn nuôi

1-4-2011

Trong khuôn khổ chương trình làm việc của đoàn Hoàng Thái tử Willem Alexander và Công nương Maxima của Hà Lan, sáng nay (31/3/2011) tại TP. HCM Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam phối hợp tổ chức “Hội thảo về chuỗi giá trị trong chăn nuôi và an toàn thực phẩm”. Tới dự và khai mạc hội thảo có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Diệp Kỉnh Tần, Bộ trưởng Bộ kinh tế Nông nghiệp và Đổi mới Vương quốc Hà Lan Bleker.

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở 21 tỉnh thành: Doanh nghiệp mong được tiếp sức

1-4-2011

Các doanh nghiệp ngành bảo hiểm (BH) rất ủng hộ chủ trương chung của Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN). Tuy nhiên, họ còn băn khoăn nhiều điểm mà nếu không được khắc phục, có thể đi theo “vết xe đổ” trước đây.

Tất cả nhà máy đường thoi thóp!

30-3-2011

Niên vụ mía 2010 - 2011 đang về nước rút và theo đó 38 Cty đường trong cả nước đang thoi thóp trước viễn cảnh giá đường giảm, đường tồn kho mỗi ngày một tăng, Cty thiếu vốn trả tiền mua mía của nông dân và phải gánh lãi suất ngân hàng 18 – 21%/năm.