ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Nhiều doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi “sập tiệm”

Ngày đăng: 08 | 04 | 2011

Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi cho biết, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp (DN) sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa đã “sập tiệm”.

Nguyên nhân là các công ty đó không trụ được trước tình hình khó khăn hiện nay: Tỷ giá tăng, lãi suất ngân hàng tăng, các chi phí đầu vào như xăng, dầu, điện, nước, cước vận tải, tiền lương, tiền công… đều tăng chóng mặt.
 
Nhiều doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi đang có nguy cơ đóng cửa.
 
 
 
"Các DN sản xuất thức ăn nội địa thực sự khó khăn, không thể cạnh tranh được với các DN 100% vốn đầu tư nước ngoài vì không thể chịu được mức lãi suất ngân hàng từ 14 – 18%, cộng thêm chi phí khác lên đến 19 – 21%/năm. Trong khi các công ty nước ngoài chỉ vay với lãi suất 2-3%/năm. Nhiều công ty TĂCN trong nước đóng cửa, chuyển sang buôn nguyên liệu” – ông Lịch phân tích.
 
Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN, cũng cho biết có hơn 30% DN chế biến thức ăn cho cá, tôm đã đóng cửa trong 3 tháng đầu năm 2011.
 
Theo Hiệp hội TĂCN, từ hơn 400 DN sản xuất TĂCN của 3-4 năm trước hiện chỉ còn khoảng 200 DN và số DN nhỏ nhập khẩu nguyên liệu từ hơn 100 đã gia tăng lên trên 300 DN. “Các DN này lại không nắm vững luật thương mại quốc tế, nên cũng đang gặp nhiều khó khăn, bị “xù” hợp đồng rất nhiều mà không kiện được” – ông Lịch thông tin thêm.
 
Các chuyên gia trong ngành TĂCN đều đánh giá rằng đang có một sự tái cấu trúc lại ngành này theo hướng các DN nhỏ lẻ chết dần, chỉ còn lại các “đại gia” hoạt động theo quy mô công nghiệp là sản xuất thức ăn gia súc kết hợp chăn nuôi và giết mổ, chế biến…
 
“Sản xuất theo quy mô công nghiệp như thế mới giảm được chi phí, giảm giá thành và có quy trình tiêm vaccin đầy đủ. Từ đó mới bảo đảm được vệ sinh an toàn thực phẩm và tính đến chuyện xuất khẩu” – ông Nguyễn Quốc Trung - Tổng Giám đốc Công ty TĂCN Japfa Vietnam (100% vốn Indonesia), chia sẻ.
 
Để có thể làm được như thế, việc liên kết các DN trong nước lại với nhau để cùng tồn tại và phát triển là yêu cầu bắt buộc hiện nay. Sắp xếp lại DN, giảm thiểu tối đa các chi phí, xây dựng chiến lược phát triển hợp lý, bền vững… là những điều các DN cần chú trọng thời gian tới.
 
 
AGROINFO - Theo Báo Nông thôn ngày nay
 

Nguồn: http://danviet.vn/38579p1c34/nhieu-doanh-nghiep-thuc-an-chan-nuoi-sap-tiem.htm

NỘI DUNG KHÁC

Giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong mở rộng thị trường xuất khẩu

8-4-2011

Ngày 7/4, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu năm 2011 nhằm giúp doanh nghiệp chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu.

Tìm giải pháp về vốn cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu

8-4-2011

Bộ Công thương vừa gặp mặt các doanh nghiệp xuất khẩu bàn giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu năm 2011 và tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.

Xuất khẩu gạo thắng lớn

7-4-2011

Quý I là khoảng thời gian mà Việt Nam xuất khẩu gạo cao nhất về số lượng và giá trị kể từ khi tham gia xuất khẩu gạo. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) khẳng định quý II xuất khẩu gạo tiếp tục gặp thuận lợi với hợp đồng đã ký kết và tiếp tục giao ngay tháng 4 là 1,578 triệu tấn.

Giá tăng, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

6-4-2011

“Các doanh nghiệp cần tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản để tận dụng tối đa cơ hội tăng giá, đừng để chu kỳ giảm giá xảy ra mới đẩy mạnh xuất khẩu”. Đó là khuyến cáo của Bộ Công thương tại cuộc họp về tình hình xuất nhập khẩu diễn ra hôm qua (5.4) tại Hà Nội.

Lãi suất vốn vay tăng cao, doanh nghiệp lo lỗ nặng

6-4-2011

Theo Nghị quyết 11 của Chính phủ thì năm 2011 sẽ ưu tiên vốn cho sản xuất và xuất khẩu nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng vẫn phải vay với lãi suất rất cao và khó tiếp cận nguồn vốn.

Xuất khẩu nông sản: Lợi ích rơi vào túi doanh nghiệp nước ngoài

6-4-2011

Riêng quí I, xuất khẩu cà phê đã đem lại 1 tỷ USD. Thế nhưng, phần lớn lợi nhuận lại nằm trong túi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Siết tín dụng phi sản xuất: Doanh nghiệp nhỏ thêm khó vay

6-4-2011

Việc các doanh nghiệp nhỏ phải vay tiêu dùng để đáp ứng một số nhu cầu thanh toán ngắn hạn, hoặc sản xuất kinh doanh, diễn ra khá phổ biến, theo thừa nhận của nhiều lãnh đạo ngân hàng.

Triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 21 tỉnh: Cần sự tham gia của các bộ, ngành

5-4-2011

Việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định (QĐ) 315 của Thủ tướng Chính phủ không thể thực hiện, nếu không có sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp (DN).

Hiệu quả đầu tư KHCN nông nghiệp

5-4-2011

Mới đây, tại hội nghị “Đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án trong lĩnh vực KHCN nông nghiệp”, ông Nguyễn Thế Hinh, Phó Trưởng BQL các dự án Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) đánh giá: “Mặc dù các dự án ODA đầu tư cho KHCN nông nghiệp mang lại hiệu quả cao và bền vững, song vẫn còn hạn chế do một số nguyên nhân như đánh giá hiệu quả đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ giải ngân thấp của nhiều dự án khiến các nhà tài trợ còn ngần ngại dành vốn tài trợ cho KHCN…”.

Thị trường Campuchia: Cơ hội cho ngành nông nghiệp

4-4-2011

Campuchia đang khuyến khích đầu tư vào ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, nên chính phủ nước này cho phép các nhà đầu tư được sử dụng đất dưới hình thức tô nhượng, được phép thuê dài hạn, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và đây là cơ hội cho ngành nông nghiệp cũng như nông dân Việt Nam.

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Cần chính sách hấp dẫn hơn

4-4-2011

Ngày 31.3, tại Hà Nội, Bộ NNPTNT đã tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp (DN) nông nghiệp 2011. Hàng chục DN vừa và nhỏ trong lĩnh vực này đã đến tham dự diễn đàn.

Thị trường Ai Cập: Tiềm năng chờ khai thác

1-4-2011

Ai Cập là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khu vực Bắc Phi, có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa hàng năm lớn. Đồng thời, với vị trí địa lý thuận lợi, Ai Cập còn là điểm trung chuyến đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi.