ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Xuất khẩu cá tra, basa vào thị trường Hoa Kỳ: Vượt “đòn hiểm”

Ngày đăng: 15 | 04 | 2011

Là loại cá nước ngọt giàu dinh dưỡng, thơm ngon, được nuôi và chế biến theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là giá cả phù hợp, cá tra, basa Việt Nam có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới. Do đó, để bảo vệ lợi ích của mình, người nuôi cá nheo Hoa Kỳ đã tạo ra áp lực, đề nghị cơ quan công quyền xây dựng nhiều rào cản đối với cá tra, basa Việt Nam. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh: “vàng thật không sợ lửa”.

Nhiều doanh nghiệp hưởng thuế suất 0%
Trong Quyết định sơ bộ về việc áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với cá tra Việt Nam được Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) công bố tháng 9/2010, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá 130%, với việc lấy Philipines làm quốc gia thay thế để tính biên độ thuế CBPG thay vì trước đây là Bangladesh.
Đây là một điều bất hợp lý, bởi nghề nuôi cá tra ở Philippines chưa phát triển, chỉ sản xuất được 12 tấn cá trên 36 ao và không xuất khẩu, trong khi Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cá tra hàng đầu thế giới với giá trị xuất khẩu mỗi năm gần 1,5 tỷ USD.
Trước những bằng chứng cụ thể, lý lẽ xác đáng và lập luận có cơ sở, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã thuyết phục được DOC lấy Bangladesh (nước khá tương đồng với Việt Nam về điều kiện kinh tế, nghề nuôi cá tra có sản lượng tương đối lớn (hơn 59.000 tấn) và có bán ra nước ngoài) làm quốc gia thay thế, và đã đưa đến quyết định cuối cùng của DOC trong đợt xem xét hành chính lần 6, giai đoạn từ 01/8/2008 đến 31/7/2009, thuế chống bán phá giá cá tra nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường này. 

 
Theo đó, các công ty là bị đơn bắt buộc và tự nguyện trong quyết định cuối cùng thuế CBPG lần 6 này đều có mức thuế thấp hơn so với thuế suất trong kết quả sơ bộ công bố hồi tháng 9/2010. Cụ thể, 6 bị đơn bắt buộc được giảm thuế gồm: Công ty Vĩnh Hoàn từ mức thuế sơ bộ 4,22 USD/kg, nay giảm còn 0 USD/kg; Công ty Vinh Quang từ 2,44 USD/kg giảm còn 0 USD/kg, Agifish An Giang từ 4,22 USD/kg còn 0,02 USD/kg, ESS LLC từ 4,22 USD/kg còn 0,02 USD/kg, South Vina từ 4,22 USD/kg còn 0,02 USD/kg và CL-Fish thuế 0 USD/kg. Đây là các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đã theo đuổi vụ kiện CBPG (nằm trong danh sách bị đơn bắt buộc và tự nguyện) cung cấp đầy đủ hồ sơ để chứng minh việc không bán phá giá.
Định nghĩa “catfish”
Dưới áp lực của các nông dân nuôi cá da trơn Hoa Kỳ, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang trong quá trình triển khai Dự luật Farm Bill 2008, trong đó có điều khoản quy định phải định nghĩa cá da trơn (catfish), và cá tra, basa Việt Nam có thể được đưa vào nhóm cá da trơn mới để chuyển loài cá này từ đối tượng kiểm soát định kỳ của FDA (Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) sang chế độ kiểm tra liên tục của USDA.
Tuy nhiên, hành động này của USDA đã mắc phải những phản ứng gay gắt ngay từ các chính khách, cơ quan chức năng Hoa Kỳ.
Cụ thể, trong tháng 3 vừa qua, Thượng nghị sỹ John McCain cùng 5 thượng nghị sỹ khác đã viết thư vận động các thượng nghị sỹ Hoa Kỳ hủy bỏ điều khoản trong Dự luật Farm Bill 2008 nhằm hạn chế việc Hoa Kỳ nhập khẩu cá tra của Việt Nam, bởi không có lý do nào liên quan tới sự an toàn thực phẩm để ngăn cản việc nhập khẩu cá của Việt Nam.
FDA cũng cho biết là không thấy một mức đào thải đáng kể nào trong các lô cá tra nhập khẩu từ Việt Nam, do đó việc ban hành quy chế kiểm soát catfish chỉ gây tốn kém vô ích và là thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh chứ không giúp cải thiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Và mới đây, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, cần phải có thêm 6 tháng nữa để có thời gian xem xét cẩn thận hơn, trong khi theo nguyên tắc là đến cuối tháng 2/2011 USDA phải ra quyết định về chương trình kiểm tra phẩm chất loại cá da trơn nội địa và nhập khẩu tại Hoa Kỳ, mà cụ thể là loại cá “nằm trong định nghĩa catfish”.
 
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/4/27882.html

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc ngày càng tăng

15-4-2011

Lo ngại về rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản khiến Hàn Quốc đẩy mạnh nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam và các nước không bị ảnh hưởng.

Nhà máy đường “lơ” chuyện mua mía

14-4-2011

Hàng ngàn nông dân trồng mía ở Quảng Ngãi đang rất bức xúc trước việc Nhà máy đường Phổ Phong chậm thu mua mía trong niên vụ 2010-2011.

Thiếu nguyên liệu, doanh nghiệp thủy sản mất cơ hội

14-4-2011

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hiện đang đánh mất cơ hội làm ăn cũng như mở rộng thị trường mà nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu chế biến.

Doanh nghiệp và nông dân bắt tay: Nuôi cá tra lời 500 triệu đồng/ao

14-4-2011

Lâu nay sản xuất chế biến cá tra ở ĐBSCL vốn phát triển thiếu quy hoạch, thiếu sự liên kết giữa các chủ thể sản xuất và thành phần liên quan.

Lợi ích từ mô hình CLB sản xuất sạch hơn

13-4-2011

Thay vì từng doanh nghiệp (DN) áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH), 11 cơ sở chế biến thủy sản ở tỉnh Quảng Nam đã thành lập hẳn một câu lạc bộ để thực hiện SXSH. Lợi ích từ việc làm này đã nằm ngoài sự mong đợi của DN...

Doanh nghiệp “đói” vốn, thiếu nguyên liệu

13-4-2011

Thông tin từ các hiệp hội cà phê, điều, thủy sản… cho biết các doanh nghiệp (DN) sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu. Trong khi đó, nguồn cung ứng vốn chủ yếu từ ngân hàng thì khó vay, lãi suất lại cao, có khi lên đến 19%-20% nếu không được vay ưu đãi.

Đồng Tháp - Vươn lên cùng với vùng ĐBSCL

13-4-2011

Vượt qua 60 tỉnh, thành phố trong cả nước để vươn lên vị trí thứ 3 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2010, và tính trong 5 năm qua chỉ số PCI của Đồng Tháp đã tăng 18 bậc, đó là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu chung của toàn tỉnh với sự cộng tác chặt chẽ của cộng đồng doanh nghiệp, ngày càng có nhiều DN đã tin tưởng chọn Đồng Tháp để đầu tư phát triển kinh doanh.

Mất mùa điều: Nhà máy hoạt động cầm chừng

13-4-2011

Nhiều người dân, doanh nghiệp chế biến điều ở tỉnh Bình Phước đang “dở khóc dở mếu” do mất mùa điều. Có không ít hộ dân lâm vào cảnh nợ nần, trong khi nhiều nhà máy phải hoạt động cầm chừng.

Dệt may, thuỷ sản: Xuất khẩu tăng, lo nhiều hơn mừng

13-4-2011

Quý 1/2011 các ngành dệt may, thuỷ sản đều có mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng. Tuy nhiên, điều doanh nghiệp lo lắng là xuất khẩu tăng nhưng không có lợi nhuận, thậm chí lỗ. Bước sang quý 2, tình hình có thể còn trầm trọng hơn.

CBI hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong nước

9-4-2011

Tại TP.HCM, Trung tâm Xúc tiến thương mại - Đầu tư TP.HCM (ITPC) và Trung tâm Xúc tiến và nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) vừa tổ chức buổi giới thiệu các chương trình hỗ trợ của CBI đối với DN trong nước có hàng xuất khẩu sang EU, nhất là Hà Lan.

Mở thị trường mới cho xuất khẩu gạo: “Rất khó”

8-4-2011

Tiến độ ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo quý 1/2011 tăng 14,73% so với cùng kỳ 2010. Số lượng hợp đồng đã ký còn chưa giao hàng trên 1,5 triệu tấn, cao hơn mức tồn kho của các doanh nghiệp xuất khẩu, tạo điều kiện giữ được tiến độ xuất khẩu ổn định trong quý 2 và tăng nhu cầu tiêu thụ lúa gạo vụ đông xuân.

Xuất khẩu nông sản có thể tăng rất cao trong năm nay

8-4-2011

Dù phải đối mặt với những khó khăn về thời tiết khô hạn, rét đậm rét hại ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, những yếu tố thị trường bất lợi như tăng giá xăng dầu, điện và nhiều nguyên liệu đầu vào, nhưng dự báo sản lượng và kim ngạch nhiều mặt hàng nông sản sẽ tăng rất cao trong năm nay.