ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Việt Nam đang xuất siêu mạnh sang Campuchia

Ngày đăng: 19 | 04 | 2011

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2006 đến hết quý I/2011, trong trao đổi thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia xuất siêu nghiêng về Việt Nam với thặng dư thương mại ngày càng lớn.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia liên tục tăng trưởng khá cao. Cụ thể, năm 2006 Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia đạt 765 triệu USD, nhập khẩu từ Campuchia là 170 triệu USD; tương tự, năm 2007, Việt Nam xuất khẩu 991 triệu USD, nhập khẩu 202 triệu USD; năm 2008 Việt Nam xuất khẩu 1,431 tỷ USD, nhập khẩu 210 triệu USD; năm 2009 do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu nên trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Campuchia có chút suy giảm, trong đó Việt Nam xuất khẩu vào Campuchia đạt 1,147 tỷ USD, nhập khẩu từ Campuchia 186 triệu USD; sang năm 2010, trao đổi thương mại giữa hai nước lại phục hồi và tăng trưởng cao, đạt 1,83 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu là 1,552 tỷ USD (tăng 35,3% so với năm 2009), nhập khẩu 277 triệu USD.
Mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia gồm xăng dầu các loại, sắt thép các loại, hàng dệt may, sản phẩm chất dẻo, máy móc thiết bị và phụ tùng, bánh kẹo va sản phẩm từ ngũ cốc, sản phẩm hóa chất, gốm sứ, giấy và các sản phẩm từ giấy, phương tiện vận tải và phụ tùng, hàng thủy sản…; nhập khẩu từ Campuchia các mặt hàng cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, nguyên phụ liệu thuốc lá, sản phẩm từ kim loại và một số hàng hoá khác.
Một số sản phẩm Việt Nam xuất khẩu vào Campuchia năm 2010 có khối lượng và giá trị lớn là xăng dầu, sắt thép, chất dẻo, máy móc thiết bị, dệt may…. Trong đó, Campuchia là thị trường dẫn đầu về xuất khẩu xăng dầu và sắt thép của Việt Nam (chiếm 42,4% và 18,2% kim ngạch xuất khẩu 2 mặt hàng này của Việt Nam) với khối lượng xăng dầu là 831.000 tấn (phần lớn là tái xuất), trị giá 570 triệu USD, tăng 25,4% so với năm 2009; sắt thép là 275.000 tấn, trị giá 191 triệu USD, tăng 48% so với 2009; tiếp đến sản phẩm chất dẻo đạt 59 triệu USD, tăng 48,3% so với 2009; máy móc thiết bị đạt 55 triệu USD, tăng 42,7% so với 2009; hàng dệt may đạt 61 triệu USD, tăng 92,8% so với cùng kỳ năm 2009...
Thống kê sơ bộ trong quý I/2011 cũng cho thấy, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam – Campuchia đạt 626,4 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2009; trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 498,4 triệu USD, tăng 44,3%, và nhập khẩu từ Campuchia đạt 127,9 triệu USD, tăng 47,7%.
Trong quan hệ trao đổi thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia từ năm 2006 đến nay, xuất siêu luôn nghiêng về Việt Nam với giá trị thặng dư lần lượt qua các năm: 2006 đạt 596 triệu USD; 2007 đạt 789 triệu USD; 2008 đạt 1.221 triệu USD; 2009 đạt 961 triệu USD; 2010 đạt 1.275 triệu USD; và quý I/2011 đạt 370,5 triệu USD.
Tuy tổng kim ngạch trao đổi thương mại hàng hoá giữa hai nước trong nhiều năm qua có tốc độ tăng trưởng cao song mới chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng từ 1,1%-1,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Thị trường Campuchia với 14 triệu dân đã và đang có nhiều triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác vì đây là thị trường không đòi hỏi quá cao về chất lượng. Hơn nữa, Việt Nam và Campuchia lại có mối quan hệ láng giềng, gần gũi, lãnh đạo hai nước đã nhất trí cùng nhau thúc đẩy hợp tác song phương ngày càng đi vào thực chất hơn trên một số lĩnh vực, trong đó có hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư… Chính phủ Campuchia cũng đang nỗ lực phát triển nền kinh tế thị trường cho phép các doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài thành lập các công ty, chi nhánh, trung tâm thương mại, cửa hàng tại Campuchia và được đối xử bình đẳng như các doanh nghiệp của Campuchia…. Những tiền đề thuận lợi cần được các doanh nghiệp Việt Nam khai thác, tận dụng để xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa xâm nhập sâu ở Campuchia nhằm tạo dựng chỗ đứng vững chắc tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường tiềm năng này./.
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Chấn chỉnh trồng mới cao su

18-4-2011

Vừa qua, NNVN đã liên tiếp phán ánh về hiện tượng cây cao su chết hàng loạt ở các tỉnh Bắc Trung bộ và miền núi phía Bắc. Sau đó, Tập đoàn CNCS VN (VRG) đã có cuộc họp nhằm chấn chỉnh lại công tác trồng mới.

Xuất khẩu cá tra, basa vào thị trường Hoa Kỳ: Vượt “đòn hiểm”

15-4-2011

Là loại cá nước ngọt giàu dinh dưỡng, thơm ngon, được nuôi và chế biến theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là giá cả phù hợp, cá tra, basa Việt Nam có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới. Do đó, để bảo vệ lợi ích của mình, người nuôi cá nheo Hoa Kỳ đã tạo ra áp lực, đề nghị cơ quan công quyền xây dựng nhiều rào cản đối với cá tra, basa Việt Nam. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh: “vàng thật không sợ lửa”.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc ngày càng tăng

15-4-2011

Lo ngại về rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản khiến Hàn Quốc đẩy mạnh nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam và các nước không bị ảnh hưởng.

Nhà máy đường “lơ” chuyện mua mía

14-4-2011

Hàng ngàn nông dân trồng mía ở Quảng Ngãi đang rất bức xúc trước việc Nhà máy đường Phổ Phong chậm thu mua mía trong niên vụ 2010-2011.

Thiếu nguyên liệu, doanh nghiệp thủy sản mất cơ hội

14-4-2011

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hiện đang đánh mất cơ hội làm ăn cũng như mở rộng thị trường mà nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu chế biến.

Doanh nghiệp và nông dân bắt tay: Nuôi cá tra lời 500 triệu đồng/ao

14-4-2011

Lâu nay sản xuất chế biến cá tra ở ĐBSCL vốn phát triển thiếu quy hoạch, thiếu sự liên kết giữa các chủ thể sản xuất và thành phần liên quan.

Lợi ích từ mô hình CLB sản xuất sạch hơn

13-4-2011

Thay vì từng doanh nghiệp (DN) áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH), 11 cơ sở chế biến thủy sản ở tỉnh Quảng Nam đã thành lập hẳn một câu lạc bộ để thực hiện SXSH. Lợi ích từ việc làm này đã nằm ngoài sự mong đợi của DN...

Doanh nghiệp “đói” vốn, thiếu nguyên liệu

13-4-2011

Thông tin từ các hiệp hội cà phê, điều, thủy sản… cho biết các doanh nghiệp (DN) sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu. Trong khi đó, nguồn cung ứng vốn chủ yếu từ ngân hàng thì khó vay, lãi suất lại cao, có khi lên đến 19%-20% nếu không được vay ưu đãi.

Đồng Tháp - Vươn lên cùng với vùng ĐBSCL

13-4-2011

Vượt qua 60 tỉnh, thành phố trong cả nước để vươn lên vị trí thứ 3 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2010, và tính trong 5 năm qua chỉ số PCI của Đồng Tháp đã tăng 18 bậc, đó là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu chung của toàn tỉnh với sự cộng tác chặt chẽ của cộng đồng doanh nghiệp, ngày càng có nhiều DN đã tin tưởng chọn Đồng Tháp để đầu tư phát triển kinh doanh.

Mất mùa điều: Nhà máy hoạt động cầm chừng

13-4-2011

Nhiều người dân, doanh nghiệp chế biến điều ở tỉnh Bình Phước đang “dở khóc dở mếu” do mất mùa điều. Có không ít hộ dân lâm vào cảnh nợ nần, trong khi nhiều nhà máy phải hoạt động cầm chừng.

Dệt may, thuỷ sản: Xuất khẩu tăng, lo nhiều hơn mừng

13-4-2011

Quý 1/2011 các ngành dệt may, thuỷ sản đều có mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng. Tuy nhiên, điều doanh nghiệp lo lắng là xuất khẩu tăng nhưng không có lợi nhuận, thậm chí lỗ. Bước sang quý 2, tình hình có thể còn trầm trọng hơn.

CBI hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong nước

9-4-2011

Tại TP.HCM, Trung tâm Xúc tiến thương mại - Đầu tư TP.HCM (ITPC) và Trung tâm Xúc tiến và nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) vừa tổ chức buổi giới thiệu các chương trình hỗ trợ của CBI đối với DN trong nước có hàng xuất khẩu sang EU, nhất là Hà Lan.