ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

"Doanh nghiệp nhỏ ngành điều có nguy cơ sụp đổ"

Ngày đăng: 21 | 04 | 2011

Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chế biến hàng XK Long An cảnh báo, với tình trạng mua cao bán thấp như hiện nay, doanh nghiệp trong ngành điều có nguy cơ sụp đổ.

Ông Nguyễn Văn Chiểu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An cảnh báo rằng với tình trạng mua cao bán thấp như hiện nay, doanh nghiệp trong ngành điều có nguy cơ sụp đổ.

Tại Hội nghị thu mua điều niên vụ 2011, diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/4, ông Chiểu cho biết giá thành sản xuất hạt điều hiện nay khoảng 4 USD/pound (1 pound = 0,456kg), tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp ngành điều lại đang chào bán cho các nhà nhập khẩu mức giá 3,65-3,7 USD/pound.

Theo ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), đây là mức giá tự doanh nghiệp Việt Nam đưa ra, khiến các doanh nghiệp nước ngoài đặt nghi vấn về chất lượng điều.

Ông Học khẳng định rằng hầu hết lượng điều (khoảng 250.000 tấn) doanh nghiệp mua từ đầu vụ tới nay không dưới mức giá 38.000 đồng/kg. Các yếu tố đầu vào như vận chuyển, lao động, xăng dầu đều tăng khiến giá thành mỗi tấn điều nhân tăng thêm từ 1.200-1.300 USD/tấn, nhiều doanh nghiệp không dám ký bán với mức 4 USD/pound vì không có lời và nếu bán với giá 3,7 USD/pound, doanh nghiệp lỗ khoảng 400 USD/tấn.

Theo giải thích của Vinacas, những doanh nghiệp chào bán dưới giá thành đều là những doanh nghiệp nhỏ, không vay được vốn nên tìm cách xoay vòng vốn, tháo vốn bằng cách mua nguyên liệu chế biến rồi bán liền.

Hiện giá điều thô trong nước khoảng 26.000-29.000 đồng/kg, giảm hơn 10.000 đồng/kg so với đầu vụ, do đã bước vào cuối vụ thu hoạch nên lượng điều còn lại chủ yếu là điều mót, chất lượng kém. Dự kiến, khoảng giữa tháng Năm tới sẽ kết thúc vụ điều năm nay, hiện các doanh nghiệp đã thu mua khoảng 60% sản lượng điều thô trong nước.

Ngành điều sẽ phải nhập khoảng 300.000 tấn nguyên liệu, thị trường nhập khẩu nguyên liệu chính từ các nước châu Phi, tuy nhiên, do bất ổn chính trị ở khu vực này nên ít nhất phải hơn một tháng nữa mới có thể bắt đầu nhập.

Theo Vinacas, việc nhập khẩu sẽ không thuận lợi như các năm vì trước đây chỉ có Việt Nam và Ấn Độ, năm nay có thêm Brazil nên mức độ cạnh tranh sẽ mạnh mẽ hơn và giá mặt hàng này khó có thể giảm trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Thái Học cũng cho biết doanh nghiệp điều đang rất cần vốn để mua tạm trữ, trong khi đó các ngân hàng trong nước lại rất khó khăn trong vấn đề cho vay, các điều khoản thế chấp, tín chấp… đều rất chặt chẽ khiến doanh nghiệp khó tiếp cận. 

Vì vậy, Vinacas kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tháo gỡ khó khăn bằng hỗ trợ nguồn vốn vay tạm trữ, giảm thuế nhập khẩu… nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngành./.
AGROINFO – Theo Cafef.vn

NỘI DUNG KHÁC

Việt Nam chi phối giá hạt tiêu thế giới

20-4-2011

Trong khi các Hiệp hội, ngành hàng dù kim ngạch xuất khẩu lớn hay nhỏ vẫn loay hoay tìm chỗ dứng, thì ngành tiêu Việt Nam đã chi phối cả nguồn cung và giá cả thị trường thế giới.

Xuất khẩu cá ngừ sẽ tiếp tục tăng trưởng

20-4-2011

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết: Cá ngừ vẫn là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (đứng thứ 3 sau tôm và cá tra). Từ đầu năm đến nay, khối lượng và giá trị xuất khẩu (XK) cá ngừ đều tăng trưởng cao. Theo dự báo XK cá ngừ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các tháng tới do nhu cầu ở Mỹ, EU, Ixraen và Canađa có nhiều khả năng tiến triển tốt.

Xuất khẩu nông sản có thể đạt 23 tỷ USD

20-4-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tăng chỉ số dự báo xuất khẩu hàng nông sản. Trong đó, năm 2011, dự kiến xuất khẩu gạo sẽ đạt 3,1-3,5 tỷ USD; thủy sản đạt 5,7-5,8 tỷ USD; cao su đạt hơn 3 tỷ USD; cà phê đạt 2,6 tỷ USD; điều đạt 1,4-1,5 tỷ USD...

Cá tra Việt Nam lại bị chơi xấu

20-4-2011

Thông tin không đúng sự thật tại Chương trình “Pangasius Lie” của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) được phát sóng trên truyền hình Đức cách đây hơn một tháng khiến từ mấy tuần nay, nhu cầu tiêu thụ cá tra tại khu vực Bắc Âu giảm nghiêm trọng.

Xuất khẩu gạo thu về 1,02 tỷ USD

19-4-2011

Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ đầu năm tới giữa tháng 4/2011, xuất khẩu gạo nước ta đạt 2,139 triệu tấn, trị giá 1,020 tỷ USD.

Tăng cường hợp tác thương mại gạo Việt Nam – Băng-la-đet

19-4-2011

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Quản lý lương thực và thiên tai Băng-la-đet Muhammad Abdur Razzaque đã ký bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Băng-la-đet về thương mại gạo.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo "án binh bất động"

19-4-2011

Giá gạo nguyên liệu đang ở mức cao đẩy nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo vào thế khó vì không mua được gạo giao các đơn hàng đã ký, còn nếu mua thì chắc chắn chịu lỗ.

Việt Nam đang xuất siêu mạnh sang Campuchia

19-4-2011

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2006 đến hết quý I/2011, trong trao đổi thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia xuất siêu nghiêng về Việt Nam với thặng dư thương mại ngày càng lớn.

Chấn chỉnh trồng mới cao su

18-4-2011

Vừa qua, NNVN đã liên tiếp phán ánh về hiện tượng cây cao su chết hàng loạt ở các tỉnh Bắc Trung bộ và miền núi phía Bắc. Sau đó, Tập đoàn CNCS VN (VRG) đã có cuộc họp nhằm chấn chỉnh lại công tác trồng mới.

Xuất khẩu cá tra, basa vào thị trường Hoa Kỳ: Vượt “đòn hiểm”

15-4-2011

Là loại cá nước ngọt giàu dinh dưỡng, thơm ngon, được nuôi và chế biến theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là giá cả phù hợp, cá tra, basa Việt Nam có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới. Do đó, để bảo vệ lợi ích của mình, người nuôi cá nheo Hoa Kỳ đã tạo ra áp lực, đề nghị cơ quan công quyền xây dựng nhiều rào cản đối với cá tra, basa Việt Nam. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh: “vàng thật không sợ lửa”.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc ngày càng tăng

15-4-2011

Lo ngại về rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản khiến Hàn Quốc đẩy mạnh nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam và các nước không bị ảnh hưởng.

Nhà máy đường “lơ” chuyện mua mía

14-4-2011

Hàng ngàn nông dân trồng mía ở Quảng Ngãi đang rất bức xúc trước việc Nhà máy đường Phổ Phong chậm thu mua mía trong niên vụ 2010-2011.