ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

3 Bộ ra tay ’dẹp loạn’ thị trường phân bón

Ngày đăng: 26 | 04 | 2011

Doanh nghiệp sản xuất, phân phối mặt hàng phân bón sẽ được hỗ trợ về tài chính, thuế đầu tư kho bãi, ngoại tệ... để dự trữ nguồn phân đạm.

Doanh nghiệp sản xuất, phân phối mặt hàng phân bón sẽ được hỗ trợ về tài chính, thuế đầu tư kho bãi, ngoại tệ... để dự trữ nguồn phân đạm, điều tiết thị trường và thiết lập mạng lưới bán trực tiếp cho nông dân.
Ba Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, Công thương và Tài Chính cùng đưa ra bản thảo nhiều chính sách sát thực nhằm ổn định giá mặt hàng phân đạm trong nước. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng cho biết, nếu bình ổn được mặt hàng phân bón ở mức giá như hiện nay, cùng với việc ổn định giá đầu ra của các mặt hàng nông sản, thì nông dân sẽ có lời.
Theo Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn), lượng phân bón sản xuất trong nước hiện mới đáp ứng được khoảng 6,2 triệu tấn, nên mỗi năm phải nhập tới 2,6 triệu tấn phân bón các loại mới đáp ứng nhu cầu. Dự kiến trong năm nay, cả nước vẫn phải nhập khoảng 810.000 tấn ure, 600.000 tấn SA, 700.000 tấn kali, 440.000 tấn DAP. Theo Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, do phụ thuộc quá lớn vào nguồn nhập khẩu, nên nếu doanh nghiệp không làm tốt công tác dự báo thị trường, thì gánh nặng giá sẽ đè lên nông dân. Cả nước chỉ có số ít doanh nghiệp lớn về phân bón, nếu các “anh cả” này chịu bắt tay nhau thì không những điều tiết được thị trường mà còn chống được nạn phân bón giả, kém chất lượng... Giáo sư Hùng cũng đề nghị doanh nghiệp công bố các ngưỡng giá cụ thể trong từng vùng, nhằm tránh việc các đại lý cấp thấp gian lận về giá.
Theo tính toán của ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Thị trường trong nước (Bộ Công thương), do có tính mùa vụ cao, lại chịu tác động của thời tiết, nên mặt hàng phân bón thường rơi vào tình trạng mất cân đối cung cầu cục bộ. Ông An dẫn chứng, thời điểm quý II/2010, giá phân bón trong nước tăng chậm hơn giá phân bón thế giới, nên không khuyến khích hoạt động nhập khẩu, đã gây ra tình trạng khan hiếm, đẩy giá phân trong nước lên cao. Chẳng hạn như mặt hàng phân urê giữa năm ngoái chỉ có khoảng 6.500 - 7.000 đồng một kg, nay thì ở mức 9.000 - 10.000 đồng.
Ông An cho biết, sẽ trình Chính phủ ban hành quyết định yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phân bón duy trì một lượng hàng dự trữ bắt buộc để có nguồn cung ứng kịp thời khi thị trường có hiện tượng tăng giá đột biến, nguồn cung thiếu hụt, nhằm nhanh chóng ổn định thị trường. Các doanh nghiệp tham gia bình ổn sẽ được ưu đãi về tín dụng, thuế, đầu tư kho bãi, tiếp cận ngoại tệ... Biện pháp trước mắt là khuyến khích doanh nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành các đợt bán hàng trực tiếp tới nông dân với giá hợp lý.
Chủ trương này đã nhận được sự đồng tình của các nhà phân phối. Đại diện một nhà phân phối phân đạm cấp 1, bà Nguyễn Thị Thu, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Thu Dung (Bến Tre) cho rằng, các đại lý cấp 1 hoàn toàn ủng hộ hình thức phân phối tận tay nông dân, vì bán qua đại lý cấp 2 – 3 thường xuyên rơi vào tình trạng chậm thu hồi vốn. Tuy nhiên, bà Dung cho rằng, cần có cơ chế ràng buộc mua bán trực tiếp với nông dân. Vì không ít trường hợp doanh nghiệp bán hàng cho nông dân nhưng tới mùa thu hoạch vẫn không thu được nợ.
AGROINFO – Theo Cafef.vn
Nguồn: http://cafef.vn/20110425114213134CA39/3-bo-ra-tay-dep-loan-thi-truong-phan-bon.chn
 

NỘI DUNG KHÁC

Lựa chọn cách xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc

25-4-2011

Thị trường Trung Quốc vẫn đang có nhu cầu khá lớn đối với nhiều loại nông sản từ Việt Nam.

Tiền đâu để nhập 300.000 tấn điều trong tháng 5 và 6?

25-4-2011

Ngày 20/4 vừa qua, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã tổ chức hội nghị về việc thu mua trong niên vụ 2011. Tại đây, một lần nữa, vấn đề vốn cho thu mua nguyên liệu vẫn là chuyện đau đầu đối với các doanh nghiệp ngành điều.

Thận trọng khi làm “lương hưu nông dân”

25-4-2011

Ths Phùng Bá Đề - Trưởng khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Lao động Xã hội thẳng thắn đưa ra nhiều phản biện về chính sách lương hưu nông dân nói chung từ mô hình “Quỹ Bảo hiểm và phúc lợi nhân dân” xã Thanh Văn (Thanh Oai, Hà Nội).

Xuất khẩu thủy sản dự báo cán đích 5,8 tỷ USD

22-4-2011

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới đang tăng mạnh, đặc biệt là thị trường lớn như Mỹ, EU, Canada, Nhật... Đây là cơ hội lớn giúp XK thủy sản VN cán đích 5,8 tỷ USD trong năm 2011.

Nhiều doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi “sập tiệm”

22-4-2011

Nguyên nhân là các công ty đó không trụ được trước tình hình khó khăn về chi phí đầu vào hiện nay.

Xuất khẩu Việt Nam còn nhiều thách thức

22-4-2011

Biến động của tỷ giá, lãi suất cao làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa… đang là thách thức của xuất khẩu Việt Nam.

Xuất khẩu gạo đảm bảo cho các đơn hàng trong quý hai

22-4-2011

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo tính từ đầu năm đến giữa tháng 4/2011 đạt 2,139 triệu tấn, trị giá 1,020 tỷ USD.

Thu mua, XK điều niên vụ 2011: Cảnh báo DN bán phá giá!

21-4-2011

Cảnh báo này được đưa ra tại Hội nghị thu mua toàn ngành điều VN hôm qua 20/4, trong bối cảnh thị trường mặt hàng điều đang có nhiều diễn biến bất bình thường. Đặc biệt, nguồn điều thô nhập khẩu khoảng 450.000 tấn (chiếm trên 50% lượng điều chế biến của VN hàng năm) đang bị “tắc” do tình hình chiến sự tại châu Phi…

Lợi nhuận của các công ty xuất khẩu thuỷ sản giảm

21-4-2011

Các doanh nghiệp thủy sản và nông dân đã không phát triển nuôi trồng nữa vì giá thức ăn tăng quá cao và lãi suất cho vay cộng với những hạn chế trong các khoản vay.

"Doanh nghiệp nhỏ ngành điều có nguy cơ sụp đổ"

21-4-2011

Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chế biến hàng XK Long An cảnh báo, với tình trạng mua cao bán thấp như hiện nay, doanh nghiệp trong ngành điều có nguy cơ sụp đổ.

Việt Nam chi phối giá hạt tiêu thế giới

20-4-2011

Trong khi các Hiệp hội, ngành hàng dù kim ngạch xuất khẩu lớn hay nhỏ vẫn loay hoay tìm chỗ dứng, thì ngành tiêu Việt Nam đã chi phối cả nguồn cung và giá cả thị trường thế giới.

Xuất khẩu cá ngừ sẽ tiếp tục tăng trưởng

20-4-2011

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết: Cá ngừ vẫn là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (đứng thứ 3 sau tôm và cá tra). Từ đầu năm đến nay, khối lượng và giá trị xuất khẩu (XK) cá ngừ đều tăng trưởng cao. Theo dự báo XK cá ngừ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các tháng tới do nhu cầu ở Mỹ, EU, Ixraen và Canađa có nhiều khả năng tiến triển tốt.