ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Tiền đâu để nhập 300.000 tấn điều trong tháng 5 và 6?

Ngày đăng: 25 | 04 | 2011

Ngày 20/4 vừa qua, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã tổ chức hội nghị về việc thu mua trong niên vụ 2011. Tại đây, một lần nữa, vấn đề vốn cho thu mua nguyên liệu vẫn là chuyện đau đầu đối với các doanh nghiệp ngành điều.

Giá nguyên liệu thu mua điều hiện nay là 26.000-28.000 đồng/kg.
Theo kỹ sư Phạm Văn Nguyên, một chuyên gia nghiên cứu về cây điều, thuộc Hiệp hội Điều Việt Nam, sản lượng vụ mùa năm nay sẽ không kém hơn năm trước, dự kiến tối thiểu đạt khoảng 500.000 tấn. Tuy nhiên, do thời tiết năm nay biến đổi, mưa đến sớm nên chất lượng hạt điều sẽ không tốt bằng năm 2010.

Còn theo ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Vinacas, vụ mùa năm nay đến chậm hơn một tháng. Giá nguyên liệu thu mua điều hiện nay là 26.000-28.000 đồng/kg. Tính từ đầu vụ đến nay, các doanh nghiệp trong ngành đã thu mua khoảng 250.000 tấn với giá không dưới 1.800 USD/tấn.

Việc nhập khẩu hạt điều dự báo cũng sẽ gặp khó khăn trong năm nay. Chẳng hạn như, theo đại diện từ công ty Olam, hai năm về trước, điều thô từ châu Phi về Việt Nam chiếm khoảng 20%. Nhưng năm nay, có thêm các công ty Brazil “vào cuộc” và cộng thêm việc đi vào hoạt động của các nhà máy ở châu Phi, nên nguồn nguyên liệu về Việt Nam sẽ không còn dồi dào và giá cũng sẽ không rẻ như trước.

Theo ông Học, ước tính, các doanh nghiệp trong ngành đã ký kết hợp đồng nhập khẩu 150.000 tấn nhưng tới nay chưa có lô hàng nào về đến Việt Nam, mà phải chờ đến tháng 5. Giá nhập khẩu khoảng 1.350-1.450 USD/tấn tuỳ theo xuất xứ lô hàng.

Tuy nhiên, nguyên liệu lại không là vấn đề gây lo lắng nhiều cho doanh nghiệp bằng chuyện vốn vay. Ông Học bộc bạch, năm nay tình hình vốn vay khó khăn, lãi suất ngân hàng cao (khoảng 20-21%/năm) và điều kiện vay vốn khó. Vì vậy, có một số doanh nghiệp nhỏ tuy đã mua nguyên liệu nhưng không sản xuất chế biến được. Áp lực về vốn cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến tâm lý khiến một số doanh nghiệp mất bình tĩnh nên vội chào bán với giá thấp.

Ông Học cũng cho biết, giá bình quân tính ra đã là 3,9 USD/pound nhưng có doanh nghiệp chào bán giá dưới 4 USD/pound cho loại W320. Tính ra, doanh nghiệp lỗ 400-500 USD/tấn. Biết lỗ nhưng doanh nghiệp vẫn bán làm ảnh hưởng chung đến ngành hàng. Theo ông Học, do không vay được vốn nên doanh nghiệp nhỏ thu mua chế biến bán liền. Mặt khác vì vốn ít cộng thêm thời tiết bất thường càng thúc đẩy một số doanh nghiệp bán nhanh.

Ông Nguyễn Văn Chiểu, Trưởng ban Xúc tiến thương mại thuộc Hiệp hội Điều Việt Nam khuyến cáo, giá điều năm nay không thể thấp do cân đối cung cầu và thị trường thế giới đang hình thành mặt hàng giá mới cho hàng nông sản. Vì vậy, ông cho rằng doanh nghiệp nên bán với giá thấp nhất phải là 4 USD/pound đối với loại W320.

Còn Chủ tịch Vinacas khẳng định, “tình hình năm nay không dội hàng, không tồn đọng hàng nên các doanh nghiệp không cần bán vội với giá thấp”. Theo ông, các doanh nghiệp nhỏ có thể bán giá 3,9 USD/pound. Còn doanh nghiệp lớn thuộc nhóm 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu không được bán dưới 4 USD/pound. Ông Chiểu cũng khuyến cáo các doanh nghiệp không nên ký bán kỳ hạn dài mà nên ký bán trong thời gian ngắn.

Theo ông Học, điều quan trọng hiện giờ là các doanh nghiệp cần tích cực liên hệ với ngân hàng để có vốn vay thu mua nguyên liệu. Ngành điều hiện đứng trước thời điểm cần tiền để thu mua tạm trữ nhân điều. Trước mắt, các doanh nghiệp cần vốn cho việc nhập khẩu 300.000 tấn trong tháng 5 và 6 tới.

Vì vậy, ông cho biết, Vinacas sẽ có kiến nghị ngành ngân hàng nên ưu tiên cho doanh nghiệp vay nhập khẩu thời điểm này, thay vì chờ đến tháng 7-8 thì chất lượng điều nhập về không tốt bằng.
AGROINFO – Theo Thời Báo Kinh tế Việt Nam
Nguồn: http://vneconomy.vn/20110425095456461P0C10/tien-dau-de-nhap-300000-tan-dieu-trong-thang-5-va-6.htm

NỘI DUNG KHÁC

Thận trọng khi làm “lương hưu nông dân”

25-4-2011

Ths Phùng Bá Đề - Trưởng khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Lao động Xã hội thẳng thắn đưa ra nhiều phản biện về chính sách lương hưu nông dân nói chung từ mô hình “Quỹ Bảo hiểm và phúc lợi nhân dân” xã Thanh Văn (Thanh Oai, Hà Nội).

Xuất khẩu thủy sản dự báo cán đích 5,8 tỷ USD

22-4-2011

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới đang tăng mạnh, đặc biệt là thị trường lớn như Mỹ, EU, Canada, Nhật... Đây là cơ hội lớn giúp XK thủy sản VN cán đích 5,8 tỷ USD trong năm 2011.

Nhiều doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi “sập tiệm”

22-4-2011

Nguyên nhân là các công ty đó không trụ được trước tình hình khó khăn về chi phí đầu vào hiện nay.

Xuất khẩu Việt Nam còn nhiều thách thức

22-4-2011

Biến động của tỷ giá, lãi suất cao làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa… đang là thách thức của xuất khẩu Việt Nam.

Xuất khẩu gạo đảm bảo cho các đơn hàng trong quý hai

22-4-2011

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo tính từ đầu năm đến giữa tháng 4/2011 đạt 2,139 triệu tấn, trị giá 1,020 tỷ USD.

Thu mua, XK điều niên vụ 2011: Cảnh báo DN bán phá giá!

21-4-2011

Cảnh báo này được đưa ra tại Hội nghị thu mua toàn ngành điều VN hôm qua 20/4, trong bối cảnh thị trường mặt hàng điều đang có nhiều diễn biến bất bình thường. Đặc biệt, nguồn điều thô nhập khẩu khoảng 450.000 tấn (chiếm trên 50% lượng điều chế biến của VN hàng năm) đang bị “tắc” do tình hình chiến sự tại châu Phi…

Lợi nhuận của các công ty xuất khẩu thuỷ sản giảm

21-4-2011

Các doanh nghiệp thủy sản và nông dân đã không phát triển nuôi trồng nữa vì giá thức ăn tăng quá cao và lãi suất cho vay cộng với những hạn chế trong các khoản vay.

"Doanh nghiệp nhỏ ngành điều có nguy cơ sụp đổ"

21-4-2011

Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chế biến hàng XK Long An cảnh báo, với tình trạng mua cao bán thấp như hiện nay, doanh nghiệp trong ngành điều có nguy cơ sụp đổ.

Việt Nam chi phối giá hạt tiêu thế giới

20-4-2011

Trong khi các Hiệp hội, ngành hàng dù kim ngạch xuất khẩu lớn hay nhỏ vẫn loay hoay tìm chỗ dứng, thì ngành tiêu Việt Nam đã chi phối cả nguồn cung và giá cả thị trường thế giới.

Xuất khẩu cá ngừ sẽ tiếp tục tăng trưởng

20-4-2011

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết: Cá ngừ vẫn là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (đứng thứ 3 sau tôm và cá tra). Từ đầu năm đến nay, khối lượng và giá trị xuất khẩu (XK) cá ngừ đều tăng trưởng cao. Theo dự báo XK cá ngừ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các tháng tới do nhu cầu ở Mỹ, EU, Ixraen và Canađa có nhiều khả năng tiến triển tốt.

Xuất khẩu nông sản có thể đạt 23 tỷ USD

20-4-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tăng chỉ số dự báo xuất khẩu hàng nông sản. Trong đó, năm 2011, dự kiến xuất khẩu gạo sẽ đạt 3,1-3,5 tỷ USD; thủy sản đạt 5,7-5,8 tỷ USD; cao su đạt hơn 3 tỷ USD; cà phê đạt 2,6 tỷ USD; điều đạt 1,4-1,5 tỷ USD...

Cá tra Việt Nam lại bị chơi xấu

20-4-2011

Thông tin không đúng sự thật tại Chương trình “Pangasius Lie” của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) được phát sóng trên truyền hình Đức cách đây hơn một tháng khiến từ mấy tuần nay, nhu cầu tiêu thụ cá tra tại khu vực Bắc Âu giảm nghiêm trọng.