ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Cần có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn

Ngày đăng: 26 | 05 | 2011

Sau hơn 1 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia đã nhận thấy sự thay đổi tích cực từ thị trường nông thôn. Tuynhiên, họ cũng khẳng định, thị trường này vẫn chưa hoàn toàn thuộc về các doanh nghiệp Việt.

Vì vậy, để thị trường nông thôn thực sự thuộc về doanh nghiệp Việt Nam, bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho rằng: Bộ Công Thương nên có những hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong các chuyến đầu tiên đưa hàng về nông thôn, vì bản thân các doanh nghiệp đa số là doanh nghiệp nhỏ, trong khi các chuyến hàng về nông thôn chi phí lại quá lớn. Bởi thế, nếu không có cơ chế hỗ trợ sẽ rất khó khuyến khích được doanh nghiệp tham gia và thị trường nông thôn sẽ vẫn bị bỏ ngỏ.
 
Theo ông Tăng Quang Trọng, Giám đốc kinh doanh toàn quốc Công ty Hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo, những chuyến đưa hàng về nông thôn không chỉ giúp người tiêu dùng biết nhiều hơn về các sản phẩm hiện có của công ty mà còn giúp doanh thu của công ty tăng lên 15%. Đặc biệt, từ khi tham gia chương trình hàng Việt về nông thôn, công ty đã có cơ hội được tiếp xúc, tìm hiểu và nắm bắt rõ hơn nhu cầu tiêu dùng của người dân tại các địa phương, từ đó có những cải tiến phù hợp với nhu cầu tiêu dùng.
Bà Hạnh khẳng định: Những chuyến đưa hàng Việt về các vùng nông thôn không chỉ tạo điều kiện để người dân dành sự quan tâm hơn đối với hàng hóa do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất mà còn giúp các doanh nghiệp có những nhìn nhận, đánh giá chính xác nhất về tiềm năng và thói quen tiêu dùng của người dân nông thôn, từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Đó không chỉ là thành công của doanh nghiệp mà còn là thành công của chính những người tiêu dùng khi được tiếp cận với những sản phẩm chất lượng do chính những nhà sản xuất Việt Nam làm ra. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp cũng phản ánh là hiện nay hàng Trung Quốc được bày bán tràn lan tại các chợ, và hàng nhái, hàng giả các thương hiệu của doanh nghiệp trong nước vẫn đang tồn tại phổ biến. Vì vậy, cần xây dựng một "phòng tuyến" cho hàng Việt trước nạn hàng nhái, hàng giả, để nông dân có cơ hội sử dụng hàng Việt chất lượng. Rất cần sự nỗ lực, bền bỉ của các cơ quan chức năng và doanh nghiệp trong việc đưa những chuyến hàng về nông thôn./.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn: http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=461334

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu gỗ năm 2011 sẽ đạt khoảng 4 tỉ USD

26-5-2011

Nếu như năm 2000, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ là 219 triệu USD, đến năm 2010 đã đạt 3,4 tỷ USD, tính bình quân giá trị kim ngạch đồ mộc tăng 500 triệu USD/năm.

Dự án trồng 5 triệu ha rừng kết thúc: Doanh nghiệp và người trồng rừng lao đao

25-5-2011

Sau khi dự án trồng 5 triệu ha rừng kết thúc, các doanh nghiệp trồng rừng ở Hà Tĩnh cũng như người dân hợp đồng trồng rừng gặp vô vàn khó khăn. Tiền đầu tư chăm sóc không có, kế hoạch trồng rừng cũng bị đổ bể, người dân không có thu nhập vì thiếu việc làm…

Thành lập công ty thương mại để bình ổn giá đường?

24-5-2011

Nhà máy thiếu vốn để sản xuất, khi nguồn cung đường dồi dào giá lại giảm, thương nhân không muốn mua vào… Trên thị trường thì luôn tồn tại sự chênh lệch giá khá lớn giữa nhà máy và nhà phân phối.

Sẽ có thêm nhiều nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

24-5-2011

Thời gian tới, Mỹ xem xét để Việt Nam có thể xuất khẩu vải, nhãn vào thị trường này.

Cân đối cung cầu và điều hành nhập khẩu đường: Đảm bảo hài hòa quyền lợi người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng

16-5-2011

Thời gian qua, giá đường liên tục tăng, sau đó giảm nhẹ, trong khi doanh nghiệp sản xuất trong nước lại không tiêu thụ được. Nghịch lý này một lần nữa lại được người ta đổ thừa cho việc dự báo sai, cấp hạn ngạch thuế quan nhiều hơn so với nhu cầu... Vậy thực hư câu chuyện này ra sao?

Thức ăn chăn nuôi tăng giá: Doanh nghiệp cần "bắt tay" với nông dân

16-5-2011

Kể từ đầu năm 2011 đến nay, thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đã 3 lần tăng giá, ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất của người dân. Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế nông thôn về vấn đề này, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam cho biết:

Vét sạch nguyên liệu thô để xuất khẩu

16-5-2011

Từ tháng 10 năm ngoái đến nay, doanh nghiệp cao su chỉ tập trung xuất khẩu chứ không bán cho nhà sản xuất trong nước.

Xuất khẩu rau quả: Chuyên nghiệp hóa để nâng cao kim ngạch

16-5-2011

Thời gian qua việc xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có nhiều thuận lợi. Dự kiến, giá trị kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong năm nay sẽ đạt 500-510 triệu USD do nhu cầu tại Nhật Bản, Trung Quốc, Inđônêxia… tăng mạnh.

DN mía đường: Dân nên chịu thiệt mua đường giá cao

16-5-2011

Nếu mỗi người chịu thiệt 1 ít, chẳng hạn mua đắt khoảng 4.000 đồng/kg nhân với mức tiêu thụ đường bình quân 10 kg đường/năm thì mỗi năm người tiêu dùng cũng chỉ thiệt 40.000 đồng. Giá này là có thể chấp nhận được để cho ngành sản xuất đường trong nước phát triển.

Đã ký hợp đồng xuất khẩu gần 4 triệu tấn gạo

13-5-2011

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nam (VFA), đến ngày 5-5, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 2,648 triệu tấn gạo (tháng 4 là 718.718 tấn), trị giá FOB 1,252 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2010 tăng 26% về lượng và 29% về giá trị.

Làm sao để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận vốn vay?

13-5-2011

Đây là câu hỏi khiến cả doanh nghiệp và các cơ quan chức năng phải đau đầu. Hiện mức lãi suất trần quy định là 14%, nhưng trên thực tế các ngân hàng thương mại đã phá rào huy động vốn bằng cách nâng mức lãi suất lên từ 15-19%/năm tùy thuộc thời điểm và số lượng tiền gửi. Việc huy động vốn với lãi suất cao vượt trần đồng nghĩa với lãi suất cho vay cũng sẽ được nâng lên ở mức 20-22%.

Doanh nghiệp cà phê Việt Nam: Muốn tồn tại cần phải liên kết

12-5-2011

DN cần phải liên kết lại để đầu tư công nghệ chế biến nhằm tập trung xuất khẩu cà phê thành phẩm.