ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Nâng cao giá trị xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam

Ngày đăng: 01 | 06 | 2011

Theo Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thời gian qua, việc xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có nhiều thuận lợi. Hơn thế, nhu cầu tại Nhật Bản, Trung Quốc, Inđônêxia…lại đang tăng mạnh, nếu theo đà này, có thể giá trị kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong năm 2011 sẽ đạt từ 500 - 510 USD.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu hoa quả cả nước đạt 213 triệu USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ; trong đó Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Nhật Bản là những thị trường chính của Việt Nam (chiếm khoảng trên 60% tổng kim ngạch). Dự báo trong quý II và III/2011, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả sẽ tiếp tục tăng mạnh vì đây là thời điểm bước vào vụ thu hoạch của nhiều loại trái cây và rau màu. Đặc biệt, cuối tháng 4 vừa qua, một đoàn chuyên gia của Niu Dilân đã tới Việt Nam để kiểm tra các khâu chuẩn bị xuất khẩu xoài tươi vào thị trường này. Như vậy, bước sang năm 2012, quả xoài của Việt Nam có thể được xuất khẩu vào thị trường này sau khi được xử lý bằng các phương pháp chiếu xạ và hơi nước nóng. 

Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau hoa quả, các doanh nghiệp xuất khẩu còn nỗ lực tìm hiểu thị trường, thương lượng với các đối tác để nâng cao giá xuất khẩu. Cụ thể đơn giá xuất khẩu chôm chôm sang Pháp hiện là 6,1 USD/kg, tăng 0,1 USD/kg so với cùng kỳ năm trước; cơm dừa sấy khô 2.500 - 2.800 USD/tấn, cao hơn khoảng 100 - 180 USD/tấn so với cùng kỳ 2010… Tuy vậy, do hạn chế trong công nghệ chế biến nên phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ làm thương mại thuần túy, hàng hóa mua của người dân về chỉ được sơ chế rồi xuất khẩu thô. Khi khan hiếm nguyên liệu trong nước hoặc giá nguyên liệu trong nước cao hơn giá nhập khẩu, các doanh nghiệp sẵn sàng nhập hàng về để chế biến (cho dù chỉ là sơ chế hoặc chế biến đơn giản). Vì thế có những thời điểm người nông dân không hiểu vì sao hàng trong nước sản xuất ra không có người mua mà các doanh nghiệp, các nhà máy vẫn xin nhập hàng từ nước ngoài về. 

Các chuyên gia thương mại cho rằng, Nhà nước nên có hướng hỗ trợ nông dân tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP cũng như hỗ trợ kinh phí để chứng nhận, mở rộng diện tích và tiêu thụ sản phẩm lâu dài thì mới tạo được những vùng nguyên liệu lớn được. Từ đó thị trường xuất khẩu rau hoa quả sẽ được giữ vững và mở rộng, lợi nhuận của nông dân cũng vì thế mà ổn định hơn./.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

NỘI DUNG KHÁC

Hợp tác sản xuất gạo cao cấp

31-5-2011

Công ty cổ phẩn Thủy sản Gentraco (Cần Thơ) đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên, cùng nông dân xây dựng thương hiệu và áp dụng quy trình sản xuất Global Gap cho hạt gạo thơm.

Xuất - nhập khẩu đang rượt đuổi nhau

30-5-2011

5 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng cao. Nhưng tình trạng nhập siêu cũng trong tình trạng khá căng thẳng.

Tận dụng lợi thế đẩy mạnh hàng nông nghiệp vào Nhật Bản

30-5-2011

Xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản sẽ tăng mạnh nếu doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế từ VJEPA; hiểu biết thị trường và nắm bắt được phương thức kinh doanh tại Nhật Bản.

Ngành mía đường xin miễn thuế vì đường lậu

27-5-2011

Đến hẹn lại lên, ngành mía đường năm nào cũng có kiến nghị để bảo vệ... ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy một ngành hàng... èo uột.

Cần có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn

26-5-2011

Sau hơn 1 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia đã nhận thấy sự thay đổi tích cực từ thị trường nông thôn. Tuynhiên, họ cũng khẳng định, thị trường này vẫn chưa hoàn toàn thuộc về các doanh nghiệp Việt.

Xuất khẩu gỗ năm 2011 sẽ đạt khoảng 4 tỉ USD

26-5-2011

Nếu như năm 2000, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ là 219 triệu USD, đến năm 2010 đã đạt 3,4 tỷ USD, tính bình quân giá trị kim ngạch đồ mộc tăng 500 triệu USD/năm.

Dự án trồng 5 triệu ha rừng kết thúc: Doanh nghiệp và người trồng rừng lao đao

25-5-2011

Sau khi dự án trồng 5 triệu ha rừng kết thúc, các doanh nghiệp trồng rừng ở Hà Tĩnh cũng như người dân hợp đồng trồng rừng gặp vô vàn khó khăn. Tiền đầu tư chăm sóc không có, kế hoạch trồng rừng cũng bị đổ bể, người dân không có thu nhập vì thiếu việc làm…

Thành lập công ty thương mại để bình ổn giá đường?

24-5-2011

Nhà máy thiếu vốn để sản xuất, khi nguồn cung đường dồi dào giá lại giảm, thương nhân không muốn mua vào… Trên thị trường thì luôn tồn tại sự chênh lệch giá khá lớn giữa nhà máy và nhà phân phối.

Sẽ có thêm nhiều nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

24-5-2011

Thời gian tới, Mỹ xem xét để Việt Nam có thể xuất khẩu vải, nhãn vào thị trường này.

Cân đối cung cầu và điều hành nhập khẩu đường: Đảm bảo hài hòa quyền lợi người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng

16-5-2011

Thời gian qua, giá đường liên tục tăng, sau đó giảm nhẹ, trong khi doanh nghiệp sản xuất trong nước lại không tiêu thụ được. Nghịch lý này một lần nữa lại được người ta đổ thừa cho việc dự báo sai, cấp hạn ngạch thuế quan nhiều hơn so với nhu cầu... Vậy thực hư câu chuyện này ra sao?

Thức ăn chăn nuôi tăng giá: Doanh nghiệp cần "bắt tay" với nông dân

16-5-2011

Kể từ đầu năm 2011 đến nay, thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đã 3 lần tăng giá, ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất của người dân. Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế nông thôn về vấn đề này, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam cho biết:

Vét sạch nguyên liệu thô để xuất khẩu

16-5-2011

Từ tháng 10 năm ngoái đến nay, doanh nghiệp cao su chỉ tập trung xuất khẩu chứ không bán cho nhà sản xuất trong nước.