ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Đẩy mạnh hợp tác thủy sản với Malaysia, Indonesia

Ngày đăng: 01 | 06 | 2011

Đoàn cấp cao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã sang làm việc tại Malaysia và Indonesia nhằm đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực thủy sản.

Nhằm đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng giữa Việt Nam với Malaysia và Indonesia, đoàn cấp cao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám đã có chuyến thăm làm việc tại hai nước trên từ ngày 23-29/5.
Trong hai ngày ở Malaysia, Thứ trưởng Vũ Văn Tám và các thành viên trong đoàn đã hội đàm với Thứ trưởng M. Johari Baharom và các quan chức của Bộ Nông nghiệp Malaysia.
 
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Cà Mau
 
Hai bên đã thảo luận về việc thúc đẩy hoạt động rà soát, thống nhất các nội dung về hợp tác thủy sản, cùng nhất trí đưa các nội dung này vào bản ghi nhớ (MoU) chung về hợp tác trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản để hai nước có thể ký kết vào thời gian sớm nhất.
Hai bên cũng đã trao đổi và đề xuất các nội dung hợp tác trong khai thác, nuôi trồng và trao đổi thương mại thủy sản, quản lý tàu thuyền và hệ thống kiểm ngư; thảo luận về vấn trao đổi thông tin và phối hợp giải quyết các trường hợp tàu thuyền đánh cá và ngư dân của hai nước bị bắt giữ.
Đoàn đã đi tham quan và học hỏi kinh nghiệm về hệ thống kiểm ngư và quản lý cá của Malaysia.
Việt Nam đang tiến hành xây dựng đề án kiểm ngư trong toàn quốc, trong khi Malaysia là một nước trong khu vực có hệ thống kiểm ngư đồng bộ và hiệu quả.
Tại Indonesia, ngày 26/5, đoàn Việt Nam đã hội đàm với Tổng vụ trưởng Tổng vụ Các nguồn tài nguyên biển và Giám sát nghề cá Syahrin Abdurrahman và các quan chức của Bộ Các vấn đề Biển và Nghề cá (MOMAAF) Indonesia.
Hai bên đã thảo luận kế hoạch triển khai MoU đã ký giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với MOMAAF hồi tháng 10/2010; trao đổi về hợp tác trong lĩnh vực kiểm soát chất lượng tiến tới ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chất lượng sản phẩm thủy sản giữa cơ quan thẩm quyền của hai nước.
Việt Nam và Malaysia thảo luận về vấn đề phối hợp giải quyết các trường hợp tàu thuyền đánh cá và ngư dân bị hai nước bắt giữ trên cơ sở tuân thủ luật pháp của hai nước, Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật biển, và tinh thần hợp tác chặt chẽ, thân thiện giữa các nước thành viên ASEAN cũng như đối xử nhân đạo với ngư dân.
Hai bên đã nhất trí về việc sớm thành lập nhóm làm việc (JTC) của mỗi bên trong lĩnh vực thủy sản; tiến hành họp định kỳ, luân phiên tổ chức giữa JTC của hai nước, nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực thủy sản.
Chiều cùng ngày, đoàn đã đi tham quan và học hỏi kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản và hệ thống kiểm ngư tại Tây Java./.
AGROINFO – Theo Báo Quân đội nhân dân

Nguồn: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/2/26/26/149310/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

5 tháng: Xuất khẩu đạt hơn 34 tỷ USD

1-6-2011

Trong 5 tháng đầu năm nay, kinh tế thế giới tiếp tục đi lên, nhu cầu hàng hóa tăng, nhất là giá nhiều loại hàng hóa nhiên liệu và nông sản tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2010 đã góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra.

Nâng cao giá trị xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam

1-6-2011

Theo Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thời gian qua, việc xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có nhiều thuận lợi. Hơn thế, nhu cầu tại Nhật Bản, Trung Quốc, Inđônêxia…lại đang tăng mạnh, nếu theo đà này, có thể giá trị kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong năm 2011 sẽ đạt từ 500 - 510 USD.

Hợp tác sản xuất gạo cao cấp

31-5-2011

Công ty cổ phẩn Thủy sản Gentraco (Cần Thơ) đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên, cùng nông dân xây dựng thương hiệu và áp dụng quy trình sản xuất Global Gap cho hạt gạo thơm.

Xuất - nhập khẩu đang rượt đuổi nhau

30-5-2011

5 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng cao. Nhưng tình trạng nhập siêu cũng trong tình trạng khá căng thẳng.

Tận dụng lợi thế đẩy mạnh hàng nông nghiệp vào Nhật Bản

30-5-2011

Xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản sẽ tăng mạnh nếu doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế từ VJEPA; hiểu biết thị trường và nắm bắt được phương thức kinh doanh tại Nhật Bản.

Ngành mía đường xin miễn thuế vì đường lậu

27-5-2011

Đến hẹn lại lên, ngành mía đường năm nào cũng có kiến nghị để bảo vệ... ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy một ngành hàng... èo uột.

Cần có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn

26-5-2011

Sau hơn 1 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia đã nhận thấy sự thay đổi tích cực từ thị trường nông thôn. Tuynhiên, họ cũng khẳng định, thị trường này vẫn chưa hoàn toàn thuộc về các doanh nghiệp Việt.

Xuất khẩu gỗ năm 2011 sẽ đạt khoảng 4 tỉ USD

26-5-2011

Nếu như năm 2000, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ là 219 triệu USD, đến năm 2010 đã đạt 3,4 tỷ USD, tính bình quân giá trị kim ngạch đồ mộc tăng 500 triệu USD/năm.

Dự án trồng 5 triệu ha rừng kết thúc: Doanh nghiệp và người trồng rừng lao đao

25-5-2011

Sau khi dự án trồng 5 triệu ha rừng kết thúc, các doanh nghiệp trồng rừng ở Hà Tĩnh cũng như người dân hợp đồng trồng rừng gặp vô vàn khó khăn. Tiền đầu tư chăm sóc không có, kế hoạch trồng rừng cũng bị đổ bể, người dân không có thu nhập vì thiếu việc làm…

Thành lập công ty thương mại để bình ổn giá đường?

24-5-2011

Nhà máy thiếu vốn để sản xuất, khi nguồn cung đường dồi dào giá lại giảm, thương nhân không muốn mua vào… Trên thị trường thì luôn tồn tại sự chênh lệch giá khá lớn giữa nhà máy và nhà phân phối.

Sẽ có thêm nhiều nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

24-5-2011

Thời gian tới, Mỹ xem xét để Việt Nam có thể xuất khẩu vải, nhãn vào thị trường này.

Cân đối cung cầu và điều hành nhập khẩu đường: Đảm bảo hài hòa quyền lợi người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng

16-5-2011

Thời gian qua, giá đường liên tục tăng, sau đó giảm nhẹ, trong khi doanh nghiệp sản xuất trong nước lại không tiêu thụ được. Nghịch lý này một lần nữa lại được người ta đổ thừa cho việc dự báo sai, cấp hạn ngạch thuế quan nhiều hơn so với nhu cầu... Vậy thực hư câu chuyện này ra sao?