ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Xuất khẩu thủy sản đạt kim ngạch cao nhất

Ngày đăng: 02 | 06 | 2011

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 5/2011 tiếp tục tăng trưởng khá với kim ngạch 480 triệu USD. Đây là tháng đạt lượng và kim ngạch xuất khẩu tốt nhất kể từ đầu năm 2011.

Xuất khẩu nông sản trong 5 tháng đầu năm tăng 41,5% so với cùng kỳ năm ngoái .
Như vậy, tính chung 5 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 526.000 tấn thuỷ sản, mang về 2,1 tỉ USD, tăng 10,43% về lượng và 29,05% về giá trị.
Ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), cho biết nhu cầu sử dụng thuỷ sản và mặt bằng giá tăng ở các thị trường chính như EU, Mỹ và Nhật.
Cụ thể, tính riêng Quý 1/2011, Mỹ nhập khẩu 37.600 tấn thuỷ sản của Việt Nam, đạt trị giá 219,4 triệu USD, tăng 40,8% về lượng và 53,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Nhật Bản - một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam cũng có nhiều tín hiệu tốt, mặc dù nước này đang đối mặt với thảm họa động đất, sóng thần. Thay vì lo ngại việc cắt giảm hợp đồng thì nhiều ngày qua, lượng hợp đồng từ Nhật Bản lại tăng vọt.
Nhiều năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản luôn ở mức tăng trưởng. Năm 2010 đạt kim ngạch gần 900 triệu USD - tăng gần 19% so với năm 2009. Hiện nay, Việt Nam đang là nhà cung cấp tôm đông lạnh lớn nhất cho Nhật Bản. Đây là cơ hội rất lớn để Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu tôm đông lạnh tới Nhật Bản trong những tháng tới.
Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Đức tăng 32%. Thị trường Canada cũng tăng lượng thủy sản nhập khẩu gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Ngoài cá tra, mặt hàng tôm cũng giữ vững lượng hàng xuất khẩu tại thị trường truyền thống là Mỹ và Châu Âu.

Với những thuận lợi kể trên, Vasep kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011 vẫn cán đích 5,3 tỉ USD, tập trung vào các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra.
Về thị trường, bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, EU đang giữ vững nhu cầu tiêu thụ, thủy sản nước ta hiện mở rộng thị trường sang các nước có tiềm năng lớn là Hàn Quốc và Trung Quốc.

Ông Trương Đình Hòe cho hay, Trung Quốc đang chuyển hướng từ nước xuất khẩu sang nhập khẩu trong lĩnh vực chế biến. Mặt khác, chính sách thương mại song phương đang cải thiện sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang hai thị trường trên tăng mạnh từ 22 – 28% so với năm 2009 và xu hướng này sẽ tiếp tục giữ vững trong năm 2011.    
Theo ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch VASEP, thủy sản là một trong những lĩnh vực xuất khẩu đem về nguồn ngoại tệ lớn, đồng thời liên quan đến việc làm của rất nhiều nông dân. Do đó, mục tiêu chính trong lúc này là không đặt nặng lợi nhuận bởi tất cả đều khó khăn. Vấn đề là làm sao tăng cường sản xuất, xuất khẩu để góp phần ổn định an sinh xã hội.
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/6/28603.html

NỘI DUNG KHÁC

Ðầu tư phát triển vùng nguyên liệu, góp phần xóa đói, giảm nghèo

2-6-2011

Xã Ia Broal, huyện Ia Pa của tỉnh Gia Lai là một xã có đông đồng bào dân tộc Gia Rai. Xã đã thực hiện thành công mô hình chuyển đổi cây trồng, từ độc canh trồng bắp và đậu xanh sang trồng cây thuốc lá. Anh Kpã Kas Sim không giấu được niềm vui vì vụ trồng năm nay được giá. Gia đình anh trồng 1,7 ha cây thuốc lá, mỗi ha sau khi thu hoạch trừ hết chi phí được lời hơn 50 triệu đồng. Thu nhập này còn hơn trồng bắp, đậu xanh chỉ thu lời khoảng 10 triệu đồng/ha. Anh dự định vụ tới sẽ tăng diện tích trồng cây nguyên liệu này lên 2,5 ha.

Tiến tới chủ động nguồn khô dầu đậu tương

2-6-2011

Trong số các nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN), khô dầu đậu tương là mặt hàng cho đến nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 100%.

Mô hình SXNN nào phù hợp với cơ chế thị trường và quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay?

1-6-2011

Từ 11/5 đến 22/5/2011, báo Kinh tế nông thôn đã cho đăng bài dài 3 kì của TS. Bùi Sĩ Tiếu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam có bài viết về việc lựa chọn mô hình sản xuất nào cho phù hợp với cơ chế thị trường và quá trình CNH, HĐH ở nước ta. Bài viết có 3 phần: Phần 1: Những vấn đề cấp bách trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Phần 2: Ưu điểm và tồn tại của một số mô hình sản xuất chính. Phần 3: Đổi mới chính sách tạo điều kiện phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp. Nhận thấy, đây là bài viết công phu, tâm huyết của một cán bộ đã từng lãnh đạo và gắn bó lâu năm với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với kinh nghiệm và nhận thức mới, tác giả đã có những đóng góp thêm nhiều ý kiến về mô hình và chính sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. AGROINFO, xin ghép bài đăng 3 kỳ trên Kinh tế nông thôn thành 1 bài để quý độc giả tiện theo dõi. Xin trân trọng giới thiệu:

Đẩy mạnh hợp tác thủy sản với Malaysia, Indonesia

1-6-2011

Đoàn cấp cao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã sang làm việc tại Malaysia và Indonesia nhằm đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực thủy sản.

5 tháng: Xuất khẩu đạt hơn 34 tỷ USD

1-6-2011

Trong 5 tháng đầu năm nay, kinh tế thế giới tiếp tục đi lên, nhu cầu hàng hóa tăng, nhất là giá nhiều loại hàng hóa nhiên liệu và nông sản tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2010 đã góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra.

Nâng cao giá trị xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam

1-6-2011

Theo Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thời gian qua, việc xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có nhiều thuận lợi. Hơn thế, nhu cầu tại Nhật Bản, Trung Quốc, Inđônêxia…lại đang tăng mạnh, nếu theo đà này, có thể giá trị kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong năm 2011 sẽ đạt từ 500 - 510 USD.

Hợp tác sản xuất gạo cao cấp

31-5-2011

Công ty cổ phẩn Thủy sản Gentraco (Cần Thơ) đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên, cùng nông dân xây dựng thương hiệu và áp dụng quy trình sản xuất Global Gap cho hạt gạo thơm.

Xuất - nhập khẩu đang rượt đuổi nhau

30-5-2011

5 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng cao. Nhưng tình trạng nhập siêu cũng trong tình trạng khá căng thẳng.

Tận dụng lợi thế đẩy mạnh hàng nông nghiệp vào Nhật Bản

30-5-2011

Xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản sẽ tăng mạnh nếu doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế từ VJEPA; hiểu biết thị trường và nắm bắt được phương thức kinh doanh tại Nhật Bản.

Ngành mía đường xin miễn thuế vì đường lậu

27-5-2011

Đến hẹn lại lên, ngành mía đường năm nào cũng có kiến nghị để bảo vệ... ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy một ngành hàng... èo uột.

Cần có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn

26-5-2011

Sau hơn 1 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia đã nhận thấy sự thay đổi tích cực từ thị trường nông thôn. Tuynhiên, họ cũng khẳng định, thị trường này vẫn chưa hoàn toàn thuộc về các doanh nghiệp Việt.

Xuất khẩu gỗ năm 2011 sẽ đạt khoảng 4 tỉ USD

26-5-2011

Nếu như năm 2000, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ là 219 triệu USD, đến năm 2010 đã đạt 3,4 tỷ USD, tính bình quân giá trị kim ngạch đồ mộc tăng 500 triệu USD/năm.