THỊ TRƯỜNG

Cà phê, cao su diễn biến trái chiều

Ngày đăng: 04 | 05 | 2011

Trong khi giá cà phê duy trì ở mức cao với nhiều dự báo lạc quan thì đối với mặt hàng cao su, sản lượng tiêu thụ và giá lại giảm mạnh, trong đó thị trường cao su lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang có những diễn biến phức tạp.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặt hàng cà phê đang trở lại thời kỳ hoàng kim. Dự trữ cà phê toàn cầu niên vụ 2010/11 giảm mạnh do những hạn chế về nguồn cung. So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số giá tổng hợp cà phê trên thế giới hiện tăng 75,1%. Giá cà phê trong nước đã tăng gấp đôi trong vòng một năm qua, đạt 47.000 - 49.000 đồng/kg. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra dự báo lạc quan về xuất khẩu cà phê năm 2011, ước đạt hơn 1,2 triệu tấn, trị giá hơn 2,6 tỷ USD. Trước đó, vào cuối năm 2010, Bộ này dự kiến chỉ đạt hơn 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cà phê.
Giá cà phê arabica trên thị trường New York tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch 29/4, bởi nguồn cung khan hiếm. Đóng cửa phiên cuối tháng 4, giá cà phê giao tháng 7 đạt 2,9985 USD/lb, mức đóng cửa cao nhất trong vòng 35 năm qua. Tính cả tháng 4, cà phê là mặt hàng tăng giá mạnh thứ hai trong số các hàng hoá nguyên liệu, chỉ sau bạc.
Giới kinh doanh mặt hàng này dự báo, nếu Braxin xảy ra sương giá như dự báo của Cơ quan Khí tượng thuỷ văn, khiến cây cà phê không phát triển được, thì giá cà phê sẽ lên đỉnh mới. Năm 1994, sương giá đã khiến sản lượng cà phê của Braxin giảm 30% và giá tăng 36%. Ngay cả trong điều kiện Brazil không có thiên tai với cây cà phê, dự báo của các hãng uy tín cũng cho rằng, thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 6,2 triệu bao cà phê trong năm bắt đầu từ tháng 10/2011. Hãng sản xuất cà phê Kraft đã 3 lần tăng giá trong năm vừa qua và ước tính chi phí sản xuất của hãng sẽ tăng khoảng 700 - 800 triệu USD trong năm nay.
Với mặt hàng cao su, do ảnh hưởng của thiên tai ở Nhật Bản trong tháng 3, giá cao su tháng 4 giảm so với tháng trước, xuất phát bởi nỗi lo nhu cầu yếu từ các nhà sản xuất ôtô. Hiện khách hàng tiêu thụ chính trên thị trường cao su là Trung Quốc đã quay về mua từ các kho trong nước, do giá rẻ hơn. Giá cao su của Indonesia cuối tháng 4 đứng ở 4,885 USD/kg cho kỳ hạn giao tháng 6, giảm so với mức giá 5,68 USD/kg trong tuần giao dịch trước đó. Giá cao su của Malaysia cũng chỉ đạt trên 5 USD/kg do vắng khách hàng. Trên 2 thị trường lớn là Tokyo và Thượng Hải, nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán hàng với phương thức giao ngay để hạn chế rủi ro, dù mức giá giảm khá mạnh, đạt chưa đến 5 USD/kg. Giới đầu tư lo ngại, Bắc Kinh sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, làm giảm nhu cầu nguyên liệu cơ bản này và gây sức ép lên giá. Hiện dự trữ cao su tại các kho ở Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đã giảm 7,7%, xuống còn 14.717 tấn.
Trong khi đó, theo dự báo mới nhất của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên thế giới, sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2011 sẽ tăng 8%, lên mức 10,06 triệu tấn so với mức 9,32 triệu tấn năm ngoái, nhờ thời tiết tốt. Năm 2011, sản lượng cao su của Việt Nam dự báo đạt khoảng 780.000 - 790.000 tấn, tăng 4% so với năm 2010, do diện tích được mở rộng thêm khoảng 40.000 héc-ta. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, khối lượng cao su xuất khẩu tháng 4 ước đạt 40.000 tấn, đưa tổng khối lượng cao su xuất khẩu 4 tháng đầu năm lên 204.000 tấn. Nước nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc, chiếm 62,15% về giá trị; đứng thứ hai là Malaysia (5,2%).
AGROINFO – Theo Đầu tư chứng khoán

Nguồn: http://tinnhanhchungkhoan.vn/RC/N/CGBEJD/ca-phe-cao-su-dien-bien-trai-chieu.html

NỘI DUNG KHÁC

Nghịch lý xuất khẩu nông-lâm-thủy sản: Giá trị tăng cao, lãi giảm

4-5-2011

Trong 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu nông – lâm – thủy sản đạt 8 tỷ USD, tăng 43,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân không được hưởng lợi nhiều từ thành quả này.

Toàn bộ tài liệu khóa học tại ANU

4-5-2011

ANU Crawford School of Economics & Government

Đối phó với bão giá: Bớt heo, tăng gà

28-4-2011

Giá bán lẻ thịt heo trên thị trường mấy ngày qua vẫn duy trì ở mức từ 95.000 – 120.000 đồng/kg tùy loại, kỷ lục cao nhất từ trước đến nay.

VN chi phối giá hồ tiêu toàn cầu

28-4-2011

Trong hội nghị toàn ngành hồ tiêu hôm qua (26/4), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương khẳng định: Hồ tiêu là mặt hàng nông sản duy nhất của VN đã chủ động điều tiết được lượng bán ra và có được giá bán rất cao trên thị trường thế giới (lên đến 120 triệu đồng/tấn). Làm thế nào ngành hồ tiêu thực hiện được điều này?

Niên vụ 2010 – 2011: Xuất khẩu cà phê vẫn lệch pha

28-4-2011

Vụ cà phê 2010 – 2011 đước nhận định là nhiều dấu hiệu khả quan hơn khi giá liên tục tăng từ đàu năm đến nay. Tuy nhiên, sản lượng, chất lượng sản phẩm và tình hình tài chính của các doanh nghiệp cà phê vẫn là những yếu tố đáng lo ngại cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

VASEP nâng giá sàn cá tra xuất khẩu

27-4-2011

VASEP đề nghị thống nhất giá sàn xuất khẩu cá tra từ nay tới cuối năm 2011 là 3,2 USD/kg.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho thủy sản Việt Nam

27-4-2011

Thủy sản là một trong 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2010, xuất khẩu thủy sản đã đạt 4,95 tỷ USD, chiếm 6,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Tuy nhiên, hiện nay, những thách thức liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nhiệp xuất khẩu thủy sản không nhỏ, đòi hỏi nhiều chuyển biến nhằm phát triển bền vững.

Chôm chôm Việt sang Mỹ

26-4-2011

Thông tin Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa đồng ý cho quả chôm chôm tươi của Việt Nam nhập khẩu vào nước này khiến nhiều nhà vườn và doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây rất hào hứng.

Tăng như vũ bão, giá hạt tiêu lập kỷ lục

26-4-2011

Chỉ trong chưa đến 1 tuần, giá tiêu thế giới đã tăng gần 1.000 USD/tấn.

Giá hạt điều chưa thể khởi sắc

25-4-2011

Ngày 25/4, giá hạt điều tươi ở Bình Phước tiếp tục xuống thấp, chỉ còn 21.000 - 22.000 đồng/kg, do nguyên nhân cuối mùa, chất lượng kém, phổ biến là điều xấu, điều mót, nhà nông đành phải bán rẻ.

SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU SẮN: ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN HẠN CHẾ

25-4-2011

Trong bối cảnh mặt hàng sắn đang rất “hút hàng”, thậm chí nhu cầu tiêu thụ sắn trong nhiều năm tới có thể vẫn như “chiếc thùng không đáy”, việc đưa ra ý kiến nên ngừng tăng sản xuất và xuất khảu sắn rất có thể là lạc long. Tuy nhiên, trong điều kiện của nước ta, đây là một vấn đề cần được xem xét một cách thực sự nghiêm túc trên nhiều phương diện.

Giá tôm sú nguyên liệu tăng cao nhất trong 10 năm

25-4-2011

Theo Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau, hiện nay giá tôm sú nguyên liệu và cua biển tăng cao nhất trong 10 năm qua, kể từ khi tỉnh này thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngư - nông - lâm nghiệp năm 2001.