THỊ TRƯỜNG

Niên vụ 2010 – 2011: Xuất khẩu cà phê vẫn lệch pha

Ngày đăng: 28 | 04 | 2011

Vụ cà phê 2010 – 2011 đước nhận định là nhiều dấu hiệu khả quan hơn khi giá liên tục tăng từ đàu năm đến nay. Tuy nhiên, sản lượng, chất lượng sản phẩm và tình hình tài chính của các doanh nghiệp cà phê vẫn là những yếu tố đáng lo ngại cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

5 tháng đầu năm 2010, thị trường cà phê Robusta có sự biến động mạnh do nhu cầu thấp, làm cho giá giảm sâu. Giá cà phê giao sau tại Luân Đôn thời điểm 15/03/2010 xuống 1.201 USD/tấn – mức chạm đáy của 3 năm gần đây. Theo đó, giá cà phê Robusta trong nước giảm mạnh, có lúc xuống dưới 23.000 đồng/kg. Hết quý I năm 2010, tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt khaorng 340 nghìn tấn, giá xuất khẩu bình quân 1.400 USD/tấn, kim ngạch đạt khoảng 446 triệu USD (so với cùng kỳ năm 2009 giảm 24% về lượng và 28,3% về giá trị).
Nhiều doanh nghiệp và các cơ sở thu mua, chế biến cá phê xuất khẩu bị thua lỗ nặng do thời điểm mua vào giá cao, lãi suất ngân hàng cao nhưng giá bán ra lại thấp. Một số hộ dân có cà phê ký gửi tại các doanh nghiệp hoặc các đại lý bị thiệt hại do các cơ sở này mất khả năng thanh toán.
Để tháo gỡ khó khăn trên, Thủ Tướng Chính phủ đã có Quyết định số 481/QĐ – TTg ngày 13/04/2010 về việc hỗ trợ mua tạm trứ 200.000 tấn cà phê, nhằm góp phần khắc phục khó khăn trong tiêu thụ, ngăn chặn tình trạng giá cà phê trong nước xuống quá thấp. Mặc dù kết thúc thời điểm thu mua tạm trữ , lượng mua của 12 doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 55.000 tấn, nhưng chính sách hỗ trợ thu mua tạm trữ cà phê của Chính phủ đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần ngăn chặn tình trạng tụt dốc và cải thiện thị trường cà phê thế giới và trong nước.
Bước sang 5 tháng đầu tiên niên vụ cà phê 2010 – 2011 (tháng 10/2010 – 02/2011), khối lượng cà phế chế biến, xuất khẩu của cả nước đạt gần 600.000 tấn (ước 6 tháng là 800.000 tấn), tăng hơn 20% so với cùng kỳ niên vụ 2009 – 2010. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.889 USD/tấn, tăng hơn 33% so với cùng kỳ niên vụ trước, đưa kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,13 tỷ USD. Đây là kết quả vô cùng khả quan cho niên vụ cà phê 2010 – 2011. Kết quả này vẫn còn tiếp tục duy trì khi mà, dự báo từ nay đến cuối vụ, giá cà phê vẫn ở mức cao (trên 2.000 USD/tấn). Theo đó, ngành cà phê Việt Nam phấn đấu vụ cà phê 2010 – 2011 đạt sản lượng 1,1 – 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, giữ thị phần thương mại khoảng 13 – 15% thị phần xuất khẩu cà phê thế giới.
Tuy nhiên, cũng như các niên vụ trước, do thiếu hụt về vốn và lãi suất vay vốn cao, các doanh nghiệp không có khả năng chủ động tạm trữ cà phê để điều tiết sản lượng xuất khẩu, dẫn đến lượng hàng bán ra dồn dập trong 3 tháng chính vụ thu hoạch là tháng 12/2010 và tháng 01, 02/2011 (đạt trên dưới 15.000 tấn/tháng). Do đó, lượng cà phê tồn kho hiện nay không còn nhiều, ước tính lượng tồn kho trong các kho của các doanh nghiệp xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận là khoảng 40.000 tấn, kho thuộc các doanh nghiệp của người mua là 90.000 tấn, kho ngoại quan 187.000 tấn (tổng cộng chưa đến 300.000 tấn). Lúc cà phê thấp thì lượng bán ra ồ ạt. Trong những tháng tới, giá cà phê sẽ còn tăng cao mà lượng hàng thì còn không nhiều, nhành cà phê sẽ bị thua thiệt không nhỏ.
Dẫu sao, niên vụ cà phê 2010 – 2011 cũng là một mùa cà phê thành công với những con số ấn tượng của ngành cà phê Việt Nam. Thàng công đó là nhờ vào chủ trương hỗ trợ tạm trữ cà phê kịp thời và đúng dắn của Chính phủ.
Nhiều chuyên gia trong nghành cà phê của Việt Nam cho biết: Mặc dù xuất khẩu cà phê của chúng ta đứng thứ 2 thế giới (sau Braxin) nhưng công tác tiếp thị, quảng bá vẫn còn quá kém. Cụ thể ở những quốc gia mà cà phê Việt Nam chiếm thị phần lớn như Mỹ, Bỉ , Đức… thì hầu như chưa hề có một văn phòng đại diện hoặc một cơ quan tương tự nào để quản lý và quảng bá thương hiệu.

AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam số 83 ngày 27/04/2011

NỘI DUNG KHÁC

VASEP nâng giá sàn cá tra xuất khẩu

27-4-2011

VASEP đề nghị thống nhất giá sàn xuất khẩu cá tra từ nay tới cuối năm 2011 là 3,2 USD/kg.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho thủy sản Việt Nam

27-4-2011

Thủy sản là một trong 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2010, xuất khẩu thủy sản đã đạt 4,95 tỷ USD, chiếm 6,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Tuy nhiên, hiện nay, những thách thức liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nhiệp xuất khẩu thủy sản không nhỏ, đòi hỏi nhiều chuyển biến nhằm phát triển bền vững.

Chôm chôm Việt sang Mỹ

26-4-2011

Thông tin Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa đồng ý cho quả chôm chôm tươi của Việt Nam nhập khẩu vào nước này khiến nhiều nhà vườn và doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây rất hào hứng.

Tăng như vũ bão, giá hạt tiêu lập kỷ lục

26-4-2011

Chỉ trong chưa đến 1 tuần, giá tiêu thế giới đã tăng gần 1.000 USD/tấn.

Giá hạt điều chưa thể khởi sắc

25-4-2011

Ngày 25/4, giá hạt điều tươi ở Bình Phước tiếp tục xuống thấp, chỉ còn 21.000 - 22.000 đồng/kg, do nguyên nhân cuối mùa, chất lượng kém, phổ biến là điều xấu, điều mót, nhà nông đành phải bán rẻ.

SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU SẮN: ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN HẠN CHẾ

25-4-2011

Trong bối cảnh mặt hàng sắn đang rất “hút hàng”, thậm chí nhu cầu tiêu thụ sắn trong nhiều năm tới có thể vẫn như “chiếc thùng không đáy”, việc đưa ra ý kiến nên ngừng tăng sản xuất và xuất khảu sắn rất có thể là lạc long. Tuy nhiên, trong điều kiện của nước ta, đây là một vấn đề cần được xem xét một cách thực sự nghiêm túc trên nhiều phương diện.

Giá tôm sú nguyên liệu tăng cao nhất trong 10 năm

25-4-2011

Theo Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau, hiện nay giá tôm sú nguyên liệu và cua biển tăng cao nhất trong 10 năm qua, kể từ khi tỉnh này thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngư - nông - lâm nghiệp năm 2001.

Bạc Liêu: Muối đã mặn, còn... chát

25-4-2011

Vào những ngày nắng nóng tháng tư này, chúng tôi về miệt biển Bạc Liêu, tỉnh có diện tích và sản lượng lớn nhất nước đang vào vụ thu hoạch muối.

Ngành lúa gạo Australia: Bài học tham khảo về mô hình tổ chức ngành hàng

23-4-2011

"Tổ chức chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo Úc không hẳn là mới đối với ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Từ những năm trước 1990, các tổng công ty lương thực đều có mạng lưới các hợp tác xã sản xuất và hệ thống kho tàng bảo quản và chế biến lương thực; mỗi thành phần kinh tế trong chuỗi cung đều đảm trách từng khâu công việc cụ thể và khép kín từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến và lưu thông. Điểm khác biệt là các tổng công ty lương thực do Nhà nước nắm giữ nên hoạt động theo cơ chế mệnh lệnh, quan liêu và trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước." Đây là ý kiến nhận xét của ông Trịnh Văn Tiến - chuyên gia phân tích ngành hàng của IPSARD trong chuyến công tác tại Australia. Sau đây, Agroinfo xin gửi tới quý vị bạn đọc bài viết "Ngành lúa gạo Australia: Bài học tham khảo về mô hình tổ chức ngành hàng" để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Sản phẩm mới cho cây cà phê

22-4-2011

Giá cà phê đang ở mức cao đã kích thích nông dân tăng đầu tư mạnh có tính đột biến trong năm 2011. Mặt khác biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đặc biệt là những loại cây trồng có chu kỳ sinh trưởng theo 2 mùa mưa – khô như cây cà phê. Thông thường, trong mùa khô là lúc cây cà phê vừa phục hồi sau khi thu hoạch, vừa phân hóa mầm hoa. Khi có nước cây sẽ bung hoa đồng loạt.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam tăng trưởng mạnh tại hai thị trường “nóng”

22-4-2011

Bất chấp nhiều biện pháp ngăn cản "đường đi" của cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ, trong 2 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng trưởng mạnh tại 2 thị trường "nóng" là Mỹ và Braxin. Đây là nỗ lực của các bộ, ngành liên quan và doanh nghiệp.

Sản xuất sạch hơn: Hướng đi bền vững cho ngành chế biến dừa

22-4-2011

Việt Nam có thể coi là "vương quốc" của dừa, song ngành công nghiệp này vẫn chưa phát triển mạnh. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp trong ngành chế biến dừa vẫn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc sản xuất sạch hơn (SXSH) và áp dụng nó vào sản xuất...