THỊ TRƯỜNG

SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU SẮN: ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN HẠN CHẾ

Ngày đăng: 25 | 04 | 2011

Trong bối cảnh mặt hàng sắn đang rất “hút hàng”, thậm chí nhu cầu tiêu thụ sắn trong nhiều năm tới có thể vẫn như “chiếc thùng không đáy”, việc đưa ra ý kiến nên ngừng tăng sản xuất và xuất khảu sắn rất có thể là lạc long. Tuy nhiên, trong điều kiện của nước ta, đây là một vấn đề cần được xem xét một cách thực sự nghiêm túc trên nhiều phương diện.

Cây sắn lại lên ngôi
Nếu tính từ năm 1975 đến nay thì đây là lần thứ hai cây sắn phát triển bùng nổ. Những năm đầu đất nước mới thống nhất, trong bối cảnh diện tích và sản lượng lúa, bắp đều chững lại, thậm chí giảm, cây sắn đã “lên ngôi”. Chỉ trong vòng ba năm tính từ 1979, diện tích sắn đã tăng gần gấp đôi, đạt kỷ lục 461.400 ha, sản lượng cũng tăng 85,7%, đạt 3,422 triệu tấn.
Tuy nhiên, những năm sau đó, khi diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều đặn tăng và đưa nước ta trở thành cường quốc xuất khẩu gạo thì cây sắn giảm mạnh cả về diện tích lẫn sản lượng. Thế nhưng trong 10 năm trở lại đây, cây sắn đã trở lại và “chèn ép” không ít các loại cây khác với mức tăng về diện tích lên đến 7,6%/năm, đạt 496.200 ha, sản lượng cũng tăng 15,7%/năm, đạt 8,522 triệu tấn. Tính đến năm 2008, diện tích sắn của cả nước đạt 554.000 ha, tăng bình quân tới 11,2%/năm trong vòng tám năm; sản lượng đạt 9,31 triệu tấn, tăng tới 21,3%/năm.
Sự phát triển và bùng nổ của cây sắn hiện nay chủ yếu là do sức hút mãnh liệt của thị trường Trung Quốc. Chẳng hạn, trong tổng số trên 1,7 triệu tấn sắn và sản phẩm sắn xuất khẩu trong năm 2010 của Việt Nam thì thị trường Trung Quốc chiếm đến 92,4%; còn trong hai tháng đầu năm 2011 con số đó là 94,1%. Chẳng những thế, sắn củ tươi cũng nối đuôi nhau qua thị trường Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch.
Cần cân nhắc kỹ
Những dữ liệu trên cho thấy, sắp tới cây sắn sẽ vẫn tiếp tục lấn áp nhiều loại cây trồng khác. Mặc dù vậy, cũng có không ít căn cứ để cần cân nhắc kỹ lưỡng xu thế phát triển của cây sắn.
 
Thứ nhất, chúng ta không phải là quốc gia thực sự có thế mạnh để phát triển cây sắn theo hướng xuất khẩu. Bởi trên bình diện toàn cầu, ngoài yếu tố khí hậu, chỉ có những quốc gia đất rộng, người thưa mới dành nhiều diện tích trồng sắn. Hiện trên toàn thế giới chỉ có bốn quốc gia có dieenjt ích sắn đạt trên môt triệu héc-ta gồm Nigeria với 3,8 triệu ha, Brazil với 1,8 – 1,9 triệu ha, Thái Lan trên 1,3 triệu ha và Indonesia là 1,2 triệu ha. Tiếp theo, ngoại trừ Ghana, thế giới cũng chỉ còn ba quốc gia nghèo khác có diện tích sắn vượt trội nước ta (từ gần 800.000 đến dưới 1 triệu ha) là Angola, Tanzania và Mozambique.
Về năng suất, tuy mức 16,8 tấn/ha mà nước ta đạt được trong năm 2009 là vượt trội so với bình quân chỉ 12,6 tấn/ha của thế giới, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức bình quân 20,2 tấn/ha của khu vực châu Á và càng thấp xa so với mức 22,7 triệu tấn/ha của Thái Lan.
Việc năng suất sắn của nước ta tăng nhanh trong 10 năm trở lại đây (thập kỷ 1990 chưa đạt ngưỡng 10 tấn/ha) chắc chắn có phần do cây sắn đã tiến vào những diện tích đất màu mỡ vốn được dành cho những cây trồng khác. Mặt khác, cũng cần lưu ý sắn là loại cây trồng “bóc màu” và dãn đến tình trạng rửa trôi đất là rất đáng ngại.
Thứ hai, hiện nay nhu cầu dùng sắn làm nguồn nguyên liệu của nước ta cũng đã bắt đầu phát triển, nhưng oái oăm là không thể cạnh tranh được với Trung Quốc mặc dù sản lượng sắn được tăng lên rất nhiều. Tình trạng này có thể còn nghiêm trọng hơn nữa khi nhu cầu tiêu dùng sắn sẽ tăng vọt trong nhiều năm tới. Bởi hiện nay, bên cạnh ngành chế biến bột ngọt, công nghiệp thực phẩm, nhu cầu sắn cho sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng đã khoảng 1,5 triệu tấn/năm, nhưng do giá tăng quá cao nên không ít các doanh nghiệp đã phải chuyển sang sử dụng nguồn nguyên liệu khác và nhập khẩu bắp, lúa mỳ tăng vọt.
Đó là chưa kể Việt Nam còn ít nhất năm nhà máy sản xuất cồn ethanol và hàng chục nhà máy sản xuất cồn thực phẩm, cồn y tế, cồn công nghiệp … với quy mô lớn cũng cần sử dụng nguồn nguyên liệu sắn. Do vậy, nếu phải tiếp tục cạnh tranh với Trung Quốc, triển cọng doanh nghiệp Việt Nam “chào thua” do giá sắn bị đẩy lên giá cao là điều khó tránh khỏi.
Thứ ba, trong khi cây sắn chủ yếu phục vụ nhu cầu của nước ngoài, thì quỹ đất nông nghiệp của nước ta lại hầu như không thể tăng, khiến “cuộc chiến giành đất” cho không ít loại nông sản đang bị thiếu ngày càng trở nên gay gắt. Các số liệu thống kê cho thấy, trái ngược với tình trạng tăng rất nóng của cây sắn, diện tích bong trong 10 năm qua đã giảm bình quân tơi 6,9%/năm, thậm chí trong 5 năm gần đây đã “rơi tự do” 18,8%/năm; diện tích mía trong 5 năm gần đây giảm 1,3%/năm; diện tích điều đã năm thứ ba liên tiếp giảm và tổng mức giảm đã lên tới hơn 11%... Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thị trường các loại nông sản này hoặc là “phập phù” như mía đường, hoặc là nhập khẩu ngày càng lớn như điều thô, hoặc là hoàn toàn bị phụ thuộc vào nhập khẩu như bông… Đặc biệt, nhập khẩu hai loại mặt hàng là đậu nành và bắp đã tăng với quy mô rất lớn. Thời gian tới nếu diện tích trồng sắn tiếp tục gia tăng, những hệ quả nói trên chắc chắn sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Phải chăng đã đến lúc cần “hãm phanh” xuất khẩu sắn để ưu tiên đáp ứng các nhu cầu trong nước và từ đó bố trí lại cơ cấu cây trồng một cách hợp lý hơn, tiến tới giảm bớt nhập khẩu các loại nông sản đang tăng tốc rất nhanh hiện nay? Nói cách khác, tuy không thể và cũng hoàn toàn không nên hướng tới một nền kinh tế tự sản tự tiêu, nhưng rất cần xây dựng một nền tảng cần thiết trong phạm vi có thể để phát triển bền vững nền kinh tế.
AGROINFO – Theo Thời Báo Kinh tế Sài Gòn số 17 ngày 21/04/2011

NỘI DUNG KHÁC

Giá tôm sú nguyên liệu tăng cao nhất trong 10 năm

25-4-2011

Theo Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau, hiện nay giá tôm sú nguyên liệu và cua biển tăng cao nhất trong 10 năm qua, kể từ khi tỉnh này thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngư - nông - lâm nghiệp năm 2001.

Bạc Liêu: Muối đã mặn, còn... chát

25-4-2011

Vào những ngày nắng nóng tháng tư này, chúng tôi về miệt biển Bạc Liêu, tỉnh có diện tích và sản lượng lớn nhất nước đang vào vụ thu hoạch muối.

Ngành lúa gạo Australia: Bài học tham khảo về mô hình tổ chức ngành hàng

23-4-2011

"Tổ chức chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo Úc không hẳn là mới đối với ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Từ những năm trước 1990, các tổng công ty lương thực đều có mạng lưới các hợp tác xã sản xuất và hệ thống kho tàng bảo quản và chế biến lương thực; mỗi thành phần kinh tế trong chuỗi cung đều đảm trách từng khâu công việc cụ thể và khép kín từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến và lưu thông. Điểm khác biệt là các tổng công ty lương thực do Nhà nước nắm giữ nên hoạt động theo cơ chế mệnh lệnh, quan liêu và trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước." Đây là ý kiến nhận xét của ông Trịnh Văn Tiến - chuyên gia phân tích ngành hàng của IPSARD trong chuyến công tác tại Australia. Sau đây, Agroinfo xin gửi tới quý vị bạn đọc bài viết "Ngành lúa gạo Australia: Bài học tham khảo về mô hình tổ chức ngành hàng" để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Sản phẩm mới cho cây cà phê

22-4-2011

Giá cà phê đang ở mức cao đã kích thích nông dân tăng đầu tư mạnh có tính đột biến trong năm 2011. Mặt khác biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đặc biệt là những loại cây trồng có chu kỳ sinh trưởng theo 2 mùa mưa – khô như cây cà phê. Thông thường, trong mùa khô là lúc cây cà phê vừa phục hồi sau khi thu hoạch, vừa phân hóa mầm hoa. Khi có nước cây sẽ bung hoa đồng loạt.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam tăng trưởng mạnh tại hai thị trường “nóng”

22-4-2011

Bất chấp nhiều biện pháp ngăn cản "đường đi" của cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ, trong 2 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng trưởng mạnh tại 2 thị trường "nóng" là Mỹ và Braxin. Đây là nỗ lực của các bộ, ngành liên quan và doanh nghiệp.

Sản xuất sạch hơn: Hướng đi bền vững cho ngành chế biến dừa

22-4-2011

Việt Nam có thể coi là "vương quốc" của dừa, song ngành công nghiệp này vẫn chưa phát triển mạnh. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp trong ngành chế biến dừa vẫn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc sản xuất sạch hơn (SXSH) và áp dụng nó vào sản xuất...

Giá phân bón lại sắp tăng

22-4-2011

Cho rằng hàng loạt các yếu tố đầu vào tăng giá như tỷ giá, điện, xăng dầu, cao su, lưu huỳnh và mới đây nhất là giá than tăng 40% cho sản xuất phân bón, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vừa thông báo sẽ lại phải tăng giá phân bón khi vụ hè thu đang đến gần.

Giá cà phê arabica cao nhất 34 năm

21-4-2011

Lần đầu tiên kể từ năm 1977, giá cà phê arabica vượt mốc 3 USD/lb.

Xuất khẩu dừa nguyên liệu sẽ phải chịu thuế 3%

21-4-2011

Hàng năm Bến Tre xuất khẩu trên 100 triệu quả dừa, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dừa của tỉnh.

Giá tiêu ngày càng "nóng"

21-4-2011

Việc thị trường hạt tiêu thế giới năm nay thiếu nguồn cung trầm trọng là cơ hội để nông dân Việt Nam có thêm một năm hưởng lợi lớn.

Bán cao su non để… ăn chơi

21-4-2011

Tiền vay ngân hàng để trồng cao su chưa trả, nhưng hàng chục hộ dân đã lấy tiền cho thuê vườn cao su để mua sắm, ăn chơi. Nhưng đau hơn là họ bán vườn với cái giá rất “bèo”.

Ngành mía đường: Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn

20-4-2011

Cây mía và ngành làm mật, đường không lạ với nông dân nước ta, nhưng ngành công nghiệp đường Việt Nam thì chỉ mới thực sự hình thành nhờ chương trình 1 triệu tấn đường vào năm 2000 của Chính phủ. Tuy nhiên, nếu như sản lượng đường sau 10 năm vẫn “giậm chân tại chỗ” đã là điều đáng nói, thì chuyện đáng quan ngại hơn là diện tích và sản lượng mía vẫn đang trong quá trình tụt dốc, khiến các mục tiêu phấn đấu càng xa hơn. Vậy làm thế nào để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này?