THỊ TRƯỜNG

Giá phân bón lại sắp tăng

Ngày đăng: 22 | 04 | 2011

Cho rằng hàng loạt các yếu tố đầu vào tăng giá như tỷ giá, điện, xăng dầu, cao su, lưu huỳnh và mới đây nhất là giá than tăng 40% cho sản xuất phân bón, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vừa thông báo sẽ lại phải tăng giá phân bón khi vụ hè thu đang đến gần.

Trao đổi với NTNN, ông Bùi Thế Chuyên - Trưởng ban Kế hoạch kinh doanh - Tập đoàn Hóa chất VN cho biết, từ 1.4.2011, giá than bán cho sản xuất phân bón đã tăng 20% với than cục, còn than cám tăng 40%. Các mức giá này sau khi tăng đã bằng 90% giá than bán trên thị trường.
Bốc xếp phân bón tại Cảng Cần Thơ.
 
Với các hộ tiêu thụ than lớn như phân bón thì giá bán như trên không có ưu đãi gì nữa. Việc giá than tăng làm cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón không thể không tăng chi phí và giá bán sản phẩm.
Thưa ông, vậy mức tăng giá phân bón tới đây của doanh nghiệp sẽ là bao nhiêu?
- Chúng tôi sẽ phải tăng bằng mức tăng của chi phí đầu vào. Chưa kể tăng giá than, chỉ tính riêng ảnh hưởng của 5 yếu tố đầu vào là tỷ giá, điện, xăng dầu, cao su, lưu huỳnh, chi phí sản xuất năm 2011 của chúng tôi đã tăng khoảng 2.400 tỷ đồng, bằng 8,2% tổng doanh thu năm 2010 của tập đoàn. Với giá thành phân đạm, sau khi giá than tăng thì giá tăng lên 18%, với phân lân là 7%...
Hiện nay, phân bón sản xuất trong nước đang không đáp ứng đủ nhu cầu. Với việc tăng giá phân bón sản xuất trong nước như vậy sẽ gây tác động như thế nào tới thị trường phân bón tới đây?
- Với phân super lân và lân nung chảy, hiện chúng ta đã đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường trong nước. Giá các loại phân này sẽ chỉ tăng theo chi phí đầu vào. Chúng tôi đã cân đối nhu cầu vụ hè thu và sản xuất hết công suất để đảm bảo bình ổn thị trường. Song với phân DAP, urê, kali thì rất khó dự báo, bởi chúng ta đang phải phụ thuộc vào nhập khẩu và thị trường thế giới.
Hiện sản xuất trong nước mới đáp ứng được 40% urê, kali nhập gần 100%, DAP nhập 50-60%. Do phụ thuộc nên chúng ta không thể bình ổn thị trường được. Thị trường phân bón thế giới tới đây còn rất phức tạp với xu hướng tăng lên. Giá phân trong nước còn tăng thì không tránh khỏi những hệ lụy đến giá phân nhập khẩu.
Theo ông, phải có giải pháp nào để ổn định được thị trường phân bón, tránh việc giá phân tăng quá mức khi nông dân bước vào vụ sản xuất?
- Tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần kiểm tra, kiểm soát mạnh thị trường. Mỗi khi vào vụ sản xuất, giá phân bón thường biến động mạnh trên thị trường tự do, nếu không kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng không chỉ tới nông dân, mà còn ảnh hưởng tới cả doanh nghiệp vì bán hàng sẽ khó khăn. Bản thân doanh nghiệp không thể nào làm nổi việc này. Bên cạnh đó, phân bón giả, kém chất lượng cũng phải được tăng cường kiểm soát, nếu không doanh nghiệp cũng "chết luôn".
Xin cảm ơn ông!
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/40373p1c25/gia-phan-bon-lai-sap-tang.htm

NỘI DUNG KHÁC

Giá cà phê arabica cao nhất 34 năm

21-4-2011

Lần đầu tiên kể từ năm 1977, giá cà phê arabica vượt mốc 3 USD/lb.

Xuất khẩu dừa nguyên liệu sẽ phải chịu thuế 3%

21-4-2011

Hàng năm Bến Tre xuất khẩu trên 100 triệu quả dừa, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dừa của tỉnh.

Giá tiêu ngày càng "nóng"

21-4-2011

Việc thị trường hạt tiêu thế giới năm nay thiếu nguồn cung trầm trọng là cơ hội để nông dân Việt Nam có thêm một năm hưởng lợi lớn.

Bán cao su non để… ăn chơi

21-4-2011

Tiền vay ngân hàng để trồng cao su chưa trả, nhưng hàng chục hộ dân đã lấy tiền cho thuê vườn cao su để mua sắm, ăn chơi. Nhưng đau hơn là họ bán vườn với cái giá rất “bèo”.

Ngành mía đường: Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn

20-4-2011

Cây mía và ngành làm mật, đường không lạ với nông dân nước ta, nhưng ngành công nghiệp đường Việt Nam thì chỉ mới thực sự hình thành nhờ chương trình 1 triệu tấn đường vào năm 2000 của Chính phủ. Tuy nhiên, nếu như sản lượng đường sau 10 năm vẫn “giậm chân tại chỗ” đã là điều đáng nói, thì chuyện đáng quan ngại hơn là diện tích và sản lượng mía vẫn đang trong quá trình tụt dốc, khiến các mục tiêu phấn đấu càng xa hơn. Vậy làm thế nào để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này?

Giá tiêu tăng kỷ lục

20-4-2011

Cách đây một tuần, giá của hạt tiêu đen tại Chư Sê (Gia Lai) là 135.000đ/ kg, mức giá kỷ lục theo lời ông Hoàng Phước Bính, phó chủ tịch chi hội tiêu Chư Sê.

Khắc phục tình trạng khan hiếm tôm sú giống ở ĐBSCL

20-4-2011

Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết: Hiện nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bước vào chính vụ nuôi tôm năm 2011. Do người nuôi tôm thả giống đồng loạt, cộng thêm thời tiết bất lợi, mưa trái mùa diễn ra liên tục, kéo dài, nên nhiều địa phương rơi vào tình trạng khan hiếm tôm giống.

Giá cá tra nguyên liệu tăng cao kỷ lục

19-4-2011

Theo Sở Công Thương tỉnh An Giang, những ngày qua giá cá tra nguyên liệu trên thị trường liên tục tăng và đạt mức cao kỷ lục.

Xuất khẩu hoa: Cần một chương trình quốc gia

19-4-2011

Làm thế nào để xuất khẩu hoa trở thành ngành hàng chủ lực, tương xứng với tiềm năng? Xung quanh vấn đề này, KTNT có cuộc trao đổi với GS. Nguyễn Quốc Vọng (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội).

Giá gạo: ăn mắc, xuất rẻ

19-4-2011

Giá lúa tại ĐBSCL tăng ít nhất 10%, đẩy giá gạo bán lẻ tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg. Gạo xuất khẩu, theo tính toán của phía nước ngoài, lại đang rẻ khi doanh nghiệp ký hợp đồng bán giá thấp.

6 tháng kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 1,1 tỷ USD

19-4-2011

Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao (Vicofa), năm nay kim ngạch toàn ngành nhiều khả năng vượt 2 tỷ USD khi giá cà phê xuất khẩu đang ở mức rất cao (2.430 USD/tấn tại thị trường Liffe, London). Trong 6 tháng đầu niên vụ 2010-2011 (tính từ tháng 10 năm trước), các DN đã xuất khẩu 600.000 tấn cà phê, đạt kim ngạch 1,1 tỷ USD.

Thêm một vụ muối khó

19-4-2011

Vụ muối năm 2011, diêm dân các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh tiếp tục nếm “vị đắng” bởi đầu ra bấp bênh, giá thu mua thấp.