THỊ TRƯỜNG

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho thủy sản Việt Nam

Ngày đăng: 27 | 04 | 2011

Thủy sản là một trong 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2010, xuất khẩu thủy sản đã đạt 4,95 tỷ USD, chiếm 6,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Tuy nhiên, hiện nay, những thách thức liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nhiệp xuất khẩu thủy sản không nhỏ, đòi hỏi nhiều chuyển biến nhằm phát triển bền vững.

“Hiện tượng” XK thủy sản Việt Nam 

Xuất khẩu (XK) thủy sản của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong hơn 15 năm qua và nhanh chóng phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 2008 – 2009. Trong vòng 10 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm XK thủy sản đem về 1 tỷ USD/năm. XK thủy sản của Việt Nam đã trở thành hiện tượng của thị trường XK thủy sản thế giới, sản lượng nuôi trồng đứng thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. 

Hiện nay, việc sản xuất và ương giống thủy sản được thực hiện bởi các cơ sở tư nhân, trại sản xuất cá, tôm giống, có sự hỗ trợ của viện, trung tâm nghiên cứu ngày càng chuyên nghiệp và gắn với vùng nuôi. Tại Việt Nam hiện có khoảng 300 doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản, chủ yếu là tôm và cá tra. Trong đó, có 26 DN đã lên sàn, niêm yết, quản trị hiện đại. Mỗi phân đoạn sản xuất thủy sản XK đều tạo ra một thị trường cạnh tranh cao để đa dạng hóa chủng loại, chất lượng, giảm chi phí đầu vào, không độc quyền.

Đã hình thành các cụm nuôi trồng – chế biến – XK thủy sản – phụ trợ ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tính chuyên nghiệp và năng động của DN trong mỗi phân đoạn cũng đang được nâng lên. Nhiều DN làm ăn bài bản, sử dụng quy trình công nghệ sản xuất hiện đại, quy mô lớn, áp dụng mô hình quản trị tiên tiến, nhiều kênh tiếp nhận tài chính – tín dụng, chủ động dịch chuyển trong chuỗi giá trị để tối đa hóa lợi nhuận… 

Những thách thức liên quan đến năng lực cạnh tranh DNXK thủy sản
Thời gian vừa qua, các chính sách thuế, thủ tục hải quan được cải thiện khá nhiều, đặc biệt là việc kê khai hải quan, kiểm tra hàng hóa, hoàn thuế đầu vào, hải quan điện tử. Chính sách nới lỏng tỷ giá VND/USD của Ngân hàng nhà nước có lợi cho doanh thu XK nhưng lại bất lợi cho các khoản vay và tăng giá thiết bị, nguyên liệu nhập khẩu đầu vào.

Về các hiệp định thương mại, 100% DN có biết, tuy nhiên mức độ tuân thủ còn khá thấp. Kiểm dịch động thực vật được tuân thủ cao nhất (60%); tiếp đến là quy tắc xuất xứ (50%) và thuế quan (42,9%). Mức độ tuân thủ các hiệp định liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp và hàng rào kỹ thuật là thấp nhất, trong khi đó, chính sách, quy định rào cản của nước nhập khẩu có xu hướng ngày càng khó khăn. Điều này gây không ít khó khăn cho các DNXK thủy sản.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNXK thủy sản, theo ông Lưu Minh Đức, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, có tới 83,3% DN mong muốn được hỗ trợ giải quyết khó khăn về vốn, trong đó chủ yếu là hỗ trợ lãi suất, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, giảm bớt các yêu cầu về thế chấp và định giá tài sản thế chấp cần phù hợp hơn với giá thị trường. Bên cạnh đó, cần đơn giản hóa thủ tục thuế và hải quan, cụ thể, đơn giản hóa thủ tục hoàn thuế đầu vào, tinh giản các thủ tục và quy trình hải quan, triển khai thuế và hải quan điện tử.

Các hiệp hội ngành nghề cần tăng cường vai trò của mình trong hỗ trợ DN như: Cung cấp thông tin chính sách, pháp luật, về thị trường giá cả, hỗ trợ DN tìm kiếm thị trường, tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, đặc biệt của các nước đối tác, hỗ trợ DN xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp…

Với các DNXK, việc tổ chức hệ thống hỗ trợ, cung cấp thông tin và chính sách đối với hoạt động XK là hết sức quan trọng, đặc biệt là việc kịp thời thông tin cho DN khi có những biến động trên thị trường, tìm thị trường, tìm đối tác. Theo nhiều doanh nghiệp, cần thay đổi hình thức xúc tiến thương mại hiện nay nhằm tránh cạnh tranh trong nội bộ, tăng sức cạnh tranh của ngành hàng.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho thủy sản Việt

Việc xây dựng thương hiệu quốc gia cần trở thành ưu tiên hàng đầu của Tổng cục thủy sản, Hiệp hội chế biến và XK thủy sản, các đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. Theo kinh nghiệm xây dựng thành công thương hiệu cá hồi của Na-uy, Chi-lê và rượu Cognac của Pháp, cần có một thương hiệu chung theo luật định, nếu không sẽ bị phụ thuộc nước ngoài. Pháp còn có quy trình kỹ thuật của Hội đồng quốc gia liên ngành, có dán nhãn và giá chung…
Trình độ công nghệ của các DNXK thủy sản được đánh giá khá tốt với 42,4% tiên tiến, 51,5% trên trung bình. Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh của DNXK Việt Nam do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tiến hành, trong giai đoạn 2007 – 2009, có tới 96,8% DN thủy sản đầu tư trang thiết bị công nghệ mới. Trong đó, 95,8% là các trang thiết bị mới hoàn toàn, phần lớn từ các nước công nghiệp phát triển. 84,4% DN chủ động thu thập thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Để tăng sức cạnh tranh, ngành thủy sản cần có phương hướng phát triển bền vững bằng cách cải thiện chất lượng, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến được quốc tế công nhận như Global GAP. Việc lạm dụng kháng sinh tại các vùng nuôi nguyên liệu cần được xóa bỏ, khuyến khích việc sử dụng các giải pháp bảo vệ môi trường vùng nuôi. 

Mặc dù trong các mặt hàng XK của Việt Nam, thủy sản được đánh giá là năng động trong việc tìm kiếm thị trường song theo đánh giá của chính các DNXK, vẫn còn nhiều phân khúc của thị trường chưa được khai thác. Ngoài hơn 150 thị trường nước ngoài chưa được khai thác, ngay tại thị trường cũ, nhiều phân khúc cũng chưa được khai thác hết. Vẫn còn nhiều dư địa để mở rộng thị trường hơn nữa. Các thị trường mới sẽ có những nhu cầu, thị hiếu mới thúc đẩy ngành thủy sản phải đa dạng hóa mặt hàng, tối ưu hóa nguyên liệu chế biến, đưa thương hiệu thủy sản Việt Nam có một vị thế vững chắc hơn trên thương trường quốc tế.
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/4/28055.html

NỘI DUNG KHÁC

Chôm chôm Việt sang Mỹ

26-4-2011

Thông tin Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa đồng ý cho quả chôm chôm tươi của Việt Nam nhập khẩu vào nước này khiến nhiều nhà vườn và doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây rất hào hứng.

Tăng như vũ bão, giá hạt tiêu lập kỷ lục

26-4-2011

Chỉ trong chưa đến 1 tuần, giá tiêu thế giới đã tăng gần 1.000 USD/tấn.

Giá hạt điều chưa thể khởi sắc

25-4-2011

Ngày 25/4, giá hạt điều tươi ở Bình Phước tiếp tục xuống thấp, chỉ còn 21.000 - 22.000 đồng/kg, do nguyên nhân cuối mùa, chất lượng kém, phổ biến là điều xấu, điều mót, nhà nông đành phải bán rẻ.

SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU SẮN: ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN HẠN CHẾ

25-4-2011

Trong bối cảnh mặt hàng sắn đang rất “hút hàng”, thậm chí nhu cầu tiêu thụ sắn trong nhiều năm tới có thể vẫn như “chiếc thùng không đáy”, việc đưa ra ý kiến nên ngừng tăng sản xuất và xuất khảu sắn rất có thể là lạc long. Tuy nhiên, trong điều kiện của nước ta, đây là một vấn đề cần được xem xét một cách thực sự nghiêm túc trên nhiều phương diện.

Giá tôm sú nguyên liệu tăng cao nhất trong 10 năm

25-4-2011

Theo Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau, hiện nay giá tôm sú nguyên liệu và cua biển tăng cao nhất trong 10 năm qua, kể từ khi tỉnh này thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngư - nông - lâm nghiệp năm 2001.

Bạc Liêu: Muối đã mặn, còn... chát

25-4-2011

Vào những ngày nắng nóng tháng tư này, chúng tôi về miệt biển Bạc Liêu, tỉnh có diện tích và sản lượng lớn nhất nước đang vào vụ thu hoạch muối.

Ngành lúa gạo Australia: Bài học tham khảo về mô hình tổ chức ngành hàng

23-4-2011

"Tổ chức chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo Úc không hẳn là mới đối với ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Từ những năm trước 1990, các tổng công ty lương thực đều có mạng lưới các hợp tác xã sản xuất và hệ thống kho tàng bảo quản và chế biến lương thực; mỗi thành phần kinh tế trong chuỗi cung đều đảm trách từng khâu công việc cụ thể và khép kín từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến và lưu thông. Điểm khác biệt là các tổng công ty lương thực do Nhà nước nắm giữ nên hoạt động theo cơ chế mệnh lệnh, quan liêu và trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước." Đây là ý kiến nhận xét của ông Trịnh Văn Tiến - chuyên gia phân tích ngành hàng của IPSARD trong chuyến công tác tại Australia. Sau đây, Agroinfo xin gửi tới quý vị bạn đọc bài viết "Ngành lúa gạo Australia: Bài học tham khảo về mô hình tổ chức ngành hàng" để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Sản phẩm mới cho cây cà phê

22-4-2011

Giá cà phê đang ở mức cao đã kích thích nông dân tăng đầu tư mạnh có tính đột biến trong năm 2011. Mặt khác biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đặc biệt là những loại cây trồng có chu kỳ sinh trưởng theo 2 mùa mưa – khô như cây cà phê. Thông thường, trong mùa khô là lúc cây cà phê vừa phục hồi sau khi thu hoạch, vừa phân hóa mầm hoa. Khi có nước cây sẽ bung hoa đồng loạt.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam tăng trưởng mạnh tại hai thị trường “nóng”

22-4-2011

Bất chấp nhiều biện pháp ngăn cản "đường đi" của cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ, trong 2 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng trưởng mạnh tại 2 thị trường "nóng" là Mỹ và Braxin. Đây là nỗ lực của các bộ, ngành liên quan và doanh nghiệp.

Sản xuất sạch hơn: Hướng đi bền vững cho ngành chế biến dừa

22-4-2011

Việt Nam có thể coi là "vương quốc" của dừa, song ngành công nghiệp này vẫn chưa phát triển mạnh. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp trong ngành chế biến dừa vẫn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc sản xuất sạch hơn (SXSH) và áp dụng nó vào sản xuất...

Giá phân bón lại sắp tăng

22-4-2011

Cho rằng hàng loạt các yếu tố đầu vào tăng giá như tỷ giá, điện, xăng dầu, cao su, lưu huỳnh và mới đây nhất là giá than tăng 40% cho sản xuất phân bón, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vừa thông báo sẽ lại phải tăng giá phân bón khi vụ hè thu đang đến gần.

Giá cà phê arabica cao nhất 34 năm

21-4-2011

Lần đầu tiên kể từ năm 1977, giá cà phê arabica vượt mốc 3 USD/lb.