THỊ TRƯỜNG

Chôm chôm Việt sang Mỹ

Ngày đăng: 26 | 04 | 2011

Thông tin Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa đồng ý cho quả chôm chôm tươi của Việt Nam nhập khẩu vào nước này khiến nhiều nhà vườn và doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây rất hào hứng.

Nông dân Nguyễn Hữu Phước ở cù lao Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang thu hoạch chôm chôm trong vườn nhà.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), chôm chôm tươi vào thị trường này chỉ được nhập khẩu vì mục đích thương mại; phải được xử lý bằng phương pháp chiếu xạ phù hợp với luật pháp của Mỹ.
Nếu phương pháp chiếu xạ được thực hiện bên ngoài Mỹ thì mọi chuyến hàng phải được các kiểm tra viên của Cơ quan Kiểm tra sức khoẻ động thực vật (Animal and Plant Health Inspection Service - APHIS, trực thuộc USDA) thông qua tại nước xuất xứ hàng hóa.
Vượt rào cản kỹ thuật
Trao đổi với NTNN, tiến sĩ Nguyễn Minh Châu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam cho biết, việc xuất khẩu chôm chôm sang Mỹ với các yêu cầu trên được xem là rào cản kỹ thuật, không phải là một vấn đề lớn. Thậm chí, trái chôm chôm sẽ thuận lợi hơn thanh long do nông dân, doanh nghiệp đã có kinh nghiệm thực tế, lại có sẵn cơ sở hạ tầng…
Bà Nguyễn Thị Hồng Thu - Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) cho biết, chôm chôm Chợ Lách không chỉ cho năng suất cao, mà còn có chất lượng ngon nhất so với chôm chôm ở các vùng miền khác. Hiện các tổ hợp tác đang làm ăn với doanh nghiệp này đang canh tác theo chuẩn GlobalGAP để có thể xuất sang Mỹ.
"Lâu nay chúng tôi chuyên cung ứng chôm chôm cho thị trường Trung Đông, Trung Quốc và nhiều nước châu Á. Hiện chúng tôi đang liên kết chặt chẽ với nhà vườn, mở nhiều lớp đào tạo cho nông dân, đầu tư nhiều hơn vào chất lượng để chôm chôm có thể xuất đi Mỹ" - bà Thu hào hứng.
Cơ hội lớn cho nhà vườn
Ở Bến Tre, nông dân Võ Văn Hớn (huyện Chợ Lách) chỉ với 6ha trồng chôm chôm, nhưng mỗi năm đều thu lãi trên 1 tỷ đồng.
Ông Hớn cho biết, do vườn chôm chôm của ông đạt tiêu chuẩn GlobalGAP nên giá bán để xuất khẩu luôn cao hơn bán cho thị trường nội địa gấp nhiều lần. Từ thành công của ông Hớn, nhiều nhà vườn đang muốn canh tác theo chuẩn GlobalGAP để thu lợi nhuận nhiều hơn.
Lái buôn lấy chôm chôm từ các nhà vườn ở Cai Lậy (Tiền Giang) mang đi bán tại các thành phố lớn.
 
Anh Nguyễn Văn Hải – nông dân đang thuê đất ở cù lao Đồng Phú (tỉnh Vĩnh Long) cho hay, đã từng đến tham quan mô hình trồng chôm chôm GlobalGAP của ông Võ Văn Hớn. Nay có thông tin Mỹ đồng ý nhập chôm chôm sạch sẽ là động lực để anh cải tạo lại vườn chôm chôm của mình cho đạt tiêu chuẩn.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây cũng đã mạnh dạn đầu tư để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cho những thị trường khó tính.
“Đồng Nai hiện có hơn 12.000ha chôm chôm, Bến Tre gần 4.500ha... Để chôm chôm có thể đi Mỹ, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ bằng cách khuyến khích doanh nghiệp gắn với nông dân từ đầu chứ không thể chỉ khi nào có sản phẩm mới đến mua.” - Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu
Ở Bến Tre, Công ty Chánh Thu đã xây dựng nhà máy đóng gói đạt tiêu chuẩn VietGAP. Công ty này còn liên kết các nhà khoa học với nông dân để nâng cao năng lực sản xuất của nhà vườn.
Còn lãnh đạo Công ty cổ phần Chiếu xạ An Phú (API) - doanh nghiệp chuyên thực hiện các đơn hàng thanh long xuất khẩu vào Mỹ cho hay, API đã chuẩn bị sẵn những vùng trồng chôm chôm theo tiêu chuẩn của Mỹ để xin cấp mã số.
Việc chiếu xạ cũng không khó khăn vì hiện đã có nhà máy của Công ty Sơn Sơn ở TP.HCM và của An Phú ở Bình Dương. Ngoài ra, 1 nhà máy chiếu xạ công suất 150 tấn trái cây/ngày của An Phú tại Vĩnh Long cũng dự kiến hoạt động vào tháng 5.2011…
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay
Nguồn: http://danviet.vn/40703p1c25/chom-chom-viet-sang-my.htm

 

NỘI DUNG KHÁC

Tăng như vũ bão, giá hạt tiêu lập kỷ lục

26-4-2011

Chỉ trong chưa đến 1 tuần, giá tiêu thế giới đã tăng gần 1.000 USD/tấn.

Giá hạt điều chưa thể khởi sắc

25-4-2011

Ngày 25/4, giá hạt điều tươi ở Bình Phước tiếp tục xuống thấp, chỉ còn 21.000 - 22.000 đồng/kg, do nguyên nhân cuối mùa, chất lượng kém, phổ biến là điều xấu, điều mót, nhà nông đành phải bán rẻ.

SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU SẮN: ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN HẠN CHẾ

25-4-2011

Trong bối cảnh mặt hàng sắn đang rất “hút hàng”, thậm chí nhu cầu tiêu thụ sắn trong nhiều năm tới có thể vẫn như “chiếc thùng không đáy”, việc đưa ra ý kiến nên ngừng tăng sản xuất và xuất khảu sắn rất có thể là lạc long. Tuy nhiên, trong điều kiện của nước ta, đây là một vấn đề cần được xem xét một cách thực sự nghiêm túc trên nhiều phương diện.

Giá tôm sú nguyên liệu tăng cao nhất trong 10 năm

25-4-2011

Theo Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau, hiện nay giá tôm sú nguyên liệu và cua biển tăng cao nhất trong 10 năm qua, kể từ khi tỉnh này thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngư - nông - lâm nghiệp năm 2001.

Bạc Liêu: Muối đã mặn, còn... chát

25-4-2011

Vào những ngày nắng nóng tháng tư này, chúng tôi về miệt biển Bạc Liêu, tỉnh có diện tích và sản lượng lớn nhất nước đang vào vụ thu hoạch muối.

Ngành lúa gạo Australia: Bài học tham khảo về mô hình tổ chức ngành hàng

23-4-2011

"Tổ chức chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo Úc không hẳn là mới đối với ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Từ những năm trước 1990, các tổng công ty lương thực đều có mạng lưới các hợp tác xã sản xuất và hệ thống kho tàng bảo quản và chế biến lương thực; mỗi thành phần kinh tế trong chuỗi cung đều đảm trách từng khâu công việc cụ thể và khép kín từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến và lưu thông. Điểm khác biệt là các tổng công ty lương thực do Nhà nước nắm giữ nên hoạt động theo cơ chế mệnh lệnh, quan liêu và trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước." Đây là ý kiến nhận xét của ông Trịnh Văn Tiến - chuyên gia phân tích ngành hàng của IPSARD trong chuyến công tác tại Australia. Sau đây, Agroinfo xin gửi tới quý vị bạn đọc bài viết "Ngành lúa gạo Australia: Bài học tham khảo về mô hình tổ chức ngành hàng" để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Sản phẩm mới cho cây cà phê

22-4-2011

Giá cà phê đang ở mức cao đã kích thích nông dân tăng đầu tư mạnh có tính đột biến trong năm 2011. Mặt khác biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đặc biệt là những loại cây trồng có chu kỳ sinh trưởng theo 2 mùa mưa – khô như cây cà phê. Thông thường, trong mùa khô là lúc cây cà phê vừa phục hồi sau khi thu hoạch, vừa phân hóa mầm hoa. Khi có nước cây sẽ bung hoa đồng loạt.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam tăng trưởng mạnh tại hai thị trường “nóng”

22-4-2011

Bất chấp nhiều biện pháp ngăn cản "đường đi" của cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ, trong 2 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng trưởng mạnh tại 2 thị trường "nóng" là Mỹ và Braxin. Đây là nỗ lực của các bộ, ngành liên quan và doanh nghiệp.

Sản xuất sạch hơn: Hướng đi bền vững cho ngành chế biến dừa

22-4-2011

Việt Nam có thể coi là "vương quốc" của dừa, song ngành công nghiệp này vẫn chưa phát triển mạnh. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp trong ngành chế biến dừa vẫn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc sản xuất sạch hơn (SXSH) và áp dụng nó vào sản xuất...

Giá phân bón lại sắp tăng

22-4-2011

Cho rằng hàng loạt các yếu tố đầu vào tăng giá như tỷ giá, điện, xăng dầu, cao su, lưu huỳnh và mới đây nhất là giá than tăng 40% cho sản xuất phân bón, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vừa thông báo sẽ lại phải tăng giá phân bón khi vụ hè thu đang đến gần.

Giá cà phê arabica cao nhất 34 năm

21-4-2011

Lần đầu tiên kể từ năm 1977, giá cà phê arabica vượt mốc 3 USD/lb.

Xuất khẩu dừa nguyên liệu sẽ phải chịu thuế 3%

21-4-2011

Hàng năm Bến Tre xuất khẩu trên 100 triệu quả dừa, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dừa của tỉnh.