HỘI THẢO

Khó vì thiếu vốn

Ngày đăng: 14 | 04 | 2011

"Bằng cách tự truyền nghề cho nhau, những người thợ này đã làm nên một làng nghề thủ công ở xã vùng sâu Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng "- ông Nguyễn Văn Hoàn - Chủ tịch UBND xã cho biết.

Từ chỗ chỉ một người biết thêu, đến nay, đội ngũ thợ thêu thành thục tay nghề ở Lộc Nam đã có gần 500 người.
Chịu lép trung gian
Về lại Lộc Nam đầu tháng 4.2011, chúng tôi thực sự "choáng" với thông tin trên của chính vị Chủ tịch UBND xã. Nhưng chúng tôi chạnh lòng, bởi điều ước của anh Hoàn: "Ước chi xã chúng tôi có được một dự án nho nhỏ với số vốn chỉ vài ba trăm triệu đồng để duy trì và phát triển nghề thêu; thậm chí trăm triệu đồng cũng được".
Chị Hoàng Thị Hạnh, người có công đầu trong việc hình thành làng thêu Lộc Nam.
 
Từ thông tin của Chủ tịch xã Nguyễn Văn Hoàn, chúng tôi đến thôn 9 của xã để tìm hiểu "cái nôi" của nghề thêu ở đây. Chúng tôi gặp chị Hoàng Thị Hạnh, người đầu tiên của xã Lộc Nam thạo nghề thêu và cũng là người đầu tiên truyền nghề cho chị em địa phương.
Tay vẫn không rời khung thêu đang thêu dở bức "Du thuỷ", chị Hạnh kể: "Em quê gốc Hà Nam. Trước đây, em sống tại Bảo Lộc và làm nghề thêu ren. Năm 1999, lấy chồng rồi về Lộc Nam, trong xã này chỉ mỗi một mình em làm nghề thêu. Em rủ một số chị em trong xã để em dạy nghề cho họ. Đến giờ, cả xã có trên dưới 500 chị biết thêu".
Chị Hạnh cho hay, hiện chị và các chị em trong xã đang thêu hàng gia công cho một cơ sở tranh thêu ở Bảo Lộc chứ không phải ở Đà Lạt. Như vậy có nghĩa, người lao động ở đây phải qua ít nhất 2 tầng nấc trung gian vì Bảo Lộc chính là "trung gian" của những cơ sở tranh thêu lớn ở Đà Lạt. Cũng có nghĩa là, chị Hạnh là người làm ra bức tranh thêu "Du thủy" ấy nhưng không bao giờ được ký tên mình vào tranh mà phải qua hai tầng lớp trung gian, bức tranh mới có tên "tác giả".
Ước có vốn
Nghề thêu không những đã giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn, mà còn tạo sự ổn định xã hội. Vì vậy, chúng tôi rất mong có sự đầu tư của Nhà nước để nghề có thể phát triển…
Ông Nguyễn Văn Hoàn
Trở lại điều ước của ông Hoàn, chúng tôi hiểu vì sao chị Hạnh phải chấp nhận điều đó. Xã Lộc Nam hiện đang "tắc" về nguồn vốn để duy trì và phát triển nghề.
Theo chị Hạnh, chỉ cần khoảng 50 - 70 triệu đồng là chị có thể đứng ra tổ chức cho vài chục chị em trong xã làm và tự tiêu thụ sản phẩm. "Lúc này, khung dệt các loại, chị em trong xã có cả rồi. Vấn đề cần có vốn để tự lấy nguyên liệu (vải, chỉ thêu…). Đội ngũ thợ thêu có 500 chị em thạo nghề nên việc đào tạo nghề cũng không quá căng thẳng"- chị Hạnh nói.
Hỏi về thu nhập, chị Hạnh cho biết: "Trung bình, một công lao động thu nhập khoảng 70.000 - 80.000 đồng. Nghề thêu chỉ làm lúc rỗi với mức thu nhập như vậy là hợp lý". Về đầu ra, chị Hạnh tự tin là không ngại bởi: "Mấy trăm chị em làm nghề thêu ở Lộc Nam từ 1999 đến nay chưa bao giờ bị "dội hàng" cả. Từ trước đến nay, sản phẩm tranh thêu chị em trong xã làm ra bao nhiêu, tiêu thụ hết bấy nhiêu".
Nghề thêu mới "du nhập" về Lộc Nam và đang nuôi sống một bộ phận không nhỏ người lao động ở địa phương. Chỉ vài trăm triệu đồng cho một dự án để duy trì và phát triển làng nghề thêu ren của Lộc Nam không phải là con số quá lớn đối với tỉnh Lâm Đồng. Người lao động nơi đây rất cần sự quan tâm của tỉnh để giúp làng nghề phát triển...
AGROINFO - Theo Báo Nông thôn ngày nay
 

 

NỘI DUNG KHÁC

Trăn trở giữ nghề truyền thống

13-4-2011

Nghề làm bánh tráng truyền thống ở xãThiệu Châu (huyện Thiệu Hoá, Thanh Hóa) góp phần không nhỏ giúp miền quê này thay da đổi thịt. Song để giữ nghề đang là trăn trở của chính quyền địa phương.

Hải Dương sản xuất, chế biến hành hàng hóa chất lượng cao theo hướng VietGAP

8-4-2011

“Nghiên cứu tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ hành hàng hóa chất lượng cao theo hướng VietGAP tại Hải Dương” là Đề tài do Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm chủ trì, đã bước đầu được triển khai thành công tại tỉnh Hải Dương. Đề tài là cơ sở để đúc rút các bài học kinh nghiệm và đề xuất nhân rộng mô hình cho các vùng trồng hành và sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh này.

Diện tích tôm chết tăng đột biến do thời tiết bất thường tại Sóc Trăng

8-4-2011

Theo thống kê của các địa phương có diện tích nuôi tôm lớn như Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Trần Đề (Sóc Trăng), trong hơn một tuần trở lại đây, do thời tiết bất thường đã làm diện tich tôm sú bị thiệt hại tăng nhanh.

Quảng Nam: Huy động các nguồn lực đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công

8-4-2011

UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt Chương trình Khuyến công tỉnh giai đoạn 2011-2015 với dự toán tổng kinh phí hơn 90 tỷ đồng, trong đó: kinh phí khuyến công quốc gia hơn 18,6 tỷ đồng; kinh phí khuyến công địa phương và huy động các đơn vị hưởng lợi hơn 71,6 tỷ đồng.

Thái Bình hoàn thiện công tác cải tạo ao đầm nuôi thả trên 3.000 ha tôm sú

8-4-2011

Đến thời điểm này, tỉnh Thái Bình đã cơ bản hoàn thành công tác cải tạo ao đầm, chuẩn bị bước vào vụ nuôi thả trên 3.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Thái Đô, Thụy Xuân, Thụy Trường (huyện Thái Thụy) và các xã Đông Minh, Nam Cường, Nam Thịnh (huyện Tiền Hải).

Thanh Hoá: Triển khai thực hiện chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa

8-4-2011

Năm 2009, Thanh Hoá đã triển khai thực hiện chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, hiệu quả cao, bước đầu đạt được kết quả khá cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

Ở biệt thự, đi ô tô từ kinh tế trang trại

7-4-2011

Nhiều người dân huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) biết đến anh Đặng Xuân Chính, người có nhiều đóng góp cho việc phát triển chăn nuôi lợn ngoại của huyện, người ở biệt thự, đi ô tô đời mới nhờ làm trang trại chăn nuôi.

Nông dân xung phong hiến đất, góp công

4-4-2011

Nhiều nông dân ở Hòa Bình đã xung phong hiến đất để xây dựng nhà văn hóa, góp tiền làm đường, góp sức làm cầu... Những đóng góp tích cực ấy đã và đang làm cho bộ mặt nông thôn ở Hoà Bình ngày một thay đổi.

Bình Định đột phá lúa lai?

1-4-2011

Với diện tích sản xuất lúa hàng năm từ 115.000-125.000 ha, mỗi năm Bình Định cần đến khoảng 15.000 tấn giống. Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, trong những năm qua Bình Định thực hiện chuyển đổi nhiều diện tích SX 3 vụ bấp bênh sang SX 2 vụ/năm. Để bảo đảm an ninh lương thực, Bình Định luôn tìm tòi những giống lúa lai cho năng suất cao để đưa vào sản xuất.

Vĩnh Long: Khai thác xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế cạnh tranh

1-4-2011

Tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh khai thác xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế cạnh tranh như: sản phẩm may mặc, giày da, giày thể thao, hàng thủ công mỹ nghệ, trái cây đóng hộp...góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

Nam Định: Bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản

1-4-2011

Bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển ngành khai thác thủy sản Nam Định năm 2011; đồng thời phấn đấu sản lượng khai thác đạt 39.500 tấn thủy hải sản, trong đó khai thác biển đạt 37.600 tấn. Để hoàn thành hai mục mục tiêu trên, Nam Định thực hiện các giải pháp, gồm: Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn tàu cá; củng cố việc tổ chức sản xuất và khai thác hải sản; phát triển nguồn lực cho khai thác thủy sản; hoàn thiện cơ sở hậu cần nghề cá...

Bến Tre: Mưa trái mùa làm hàng ngàn tấn muối bị tan chảy

31-3-2011

Trong những ngày qua, mưa trái mùa xuất hiện làm hàng ngàn tấn muối tan chảy, gây thiệt hại cho diêm dân ở hai huyện Ba Tri và Bình Đại (Bến Tre). Lượng muối bị thiệt hại từ ba nguồn: Đã thu hoạch nhưng chưa kịp đưa vào kho vì còn chứa muối của mùa trước; muối mùa này đang kết hạt trên ruộng và lượng nước biển phơi nhiều ngày đã sánh lại, chuẩn bị kết hạt. Không chỉ mất muối, diêm dân còn vất vả và tốn công sức, chi phí sửa lại khuôn, ao, sân muối mới tiếp tục sản xuất được.