HỘI THẢO

Hải Dương sản xuất, chế biến hành hàng hóa chất lượng cao theo hướng VietGAP

Ngày đăng: 08 | 04 | 2011

“Nghiên cứu tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ hành hàng hóa chất lượng cao theo hướng VietGAP tại Hải Dương” là Đề tài do Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm chủ trì, đã bước đầu được triển khai thành công tại tỉnh Hải Dương. Đề tài là cơ sở để đúc rút các bài học kinh nghiệm và đề xuất nhân rộng mô hình cho các vùng trồng hành và sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh này.

Mục tiêu của đề tài là xây dựng các tổ chức nông dân sản xuất hành theo hướng VietGAP, nhằm tăng năng suất và ổn định chất lượng sản phẩm và thu nhập của các hộ tham gia tại các huyện Nam Sách, Kinh Môn. Xây dựng các tổ chức nông dân (tổ hợp tác) sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ hành với cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý chất lượng nội bộ phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP; Đăng ký và hoàn thiện chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sơ chế hành an toàn cho các vùng tác động; Xây dựng kênh tiêu thụ an toàn dựa trên mối liên kết chặt chẽ giữa tổ chức nông dân và đối tác tiêu thụ; Hình thành và phát triển thương hiệu hành chất lượng cao gắn với môi trường tác động.
 
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã giao cho Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ hành trên địa bàn 2 huyện Nam Sách và Kinh Môn. Từ kết quả phân tích đất và nước, sản phẩm hành ở xã Nam Trung (huyện Nam Sách) và Thăng Long (huyện Kinh Môn), cho thấy đây là những vùng đủ điều kiện sản xuất hành sạch. Đề tài đã tiến hành vận động, hỗ trợ thành lập được 2 tổ hợp tác của các hộ trồng hành vào tháng 8/2010 dựa trên Quy chế hoạt động được chứng thực bởi UBND xã Nam Trung và xã Thăng Long. Cơ cấu tổ chức của tổ hợp tác gồm ban lãnh đạo tổ (1 tổ trưởng, 1 tổ phó), 2 giám sát viên và các tổ viên. Đến nay, Đề tài đã xây dựng được hai nhóm tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ hành theo hướng VietGAP tại xã Nam Trung với 54 hộ, diện tích trồng 3,75 ha và xã Thăng Long với 52 hộ, diện tích trồng 4,75 ha.
 

 

Sau khi đã lựa chọn được 2 xã đủ điều kiện sản xuất, sơ chế hành an toàn là Nam Trung và Thăng Long, Ban Chủ nhiệm Đề tài đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương tổ chức tập huấn về VietGAP cho nông dân thực hiện việc đánh giá, lựa chọn vùng sản xuất; quản lý đầu tư; thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm. Từ đó, các hộ nông dân đã thấy được tầm quan trọng của công tác vệ sinh an toàn thực phẩm với sức khoẻ cộng đồng và môi trường. Sau quá trình học, khi canh tác cây hành vụ đông năm 2010, nông dân 2 xã Nam Trung và Thăng Long đã vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng, thu gom tất cả bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật vào nơi quy định; không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép. Quá trình trồng, người dân cũng đã hiểu được mối quan hệ giữa cây hành với ngoại cảnh trong hệ sinh thái thống nhất. Hiểu được phương pháp phòng trừ sâu bệnh theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng cách và đúng lúc). Đặc biệt, nông dân đã biết và điều chỉnh mối quan hệ giữa độ ẩm đất (tưới nước) của các thời kỳ sinh trưởng của cây hành như: Giai đoạn từ trồng đến 30 ngày độ ẩm đất khoảng 60% không nên để khô hoặc ẩm quá; giai đoạn từ 30-60 ngày phát triển mạnh thân rễ độ ẩm khoảng 70-80%; giai đoạn xuống củ, từ 60 ngày đến thu hoạch độ ẩm khoảng 60% không được thừa nước. Ngoài ra, bước đầu nông dân đã tạo được thói quen ghi chép, đây cũng là một điều mấu chốt để thực hiện sản xuất theo VietGAP.
 
Để đánh giá chất lượng hành tươi khi được bảo quản và hành sấy, Đề tài đã kết hợp với Viện Nghiên cứu Rau quả phân tích chất lượng vào tháng 9 và 10/2010, cho thấy kết quả hàm lượng Nitorat NO3, các kim loại nặng, vi sinh vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đều dưới ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn VietGAP được ban hành theo Quyết định 99/2008-QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho thấy đây là những điều kiện thuận lợi ban đầu để đăng ký vùng sản xuất hành an toàn. Về sản lượng hành trồng năm 2010 ở 2 xã Nam Trung và Thăng Long, ước tính năng suất đạt từ 4,5-5 tạ/sào. Tính ra, giá bán bình quân 10.000 đồng/kg; trừ chi phí 1 sào hành cho lãi khoảng 3 triệu đồng.
 
Kỹ sư Dư Văn Châu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm), Chủ nhiệm Đề tài cho biết: Do sản xuất nông sản nói chung và cây hành nói riêng theo hướng VietGAP là một quá trình đòi hỏi có thời gian và sự quan tâm của các ngành, các cấp. Do vậy, Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm đề nghị tỉnh Hải Dương cần có những nghiên cứu sâu hơn về cây hành, giúp nông dân nắm vững được các kiến thức cơ bản để sản xuất tốt hơn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cần chứng nhận cho vùng sản xuất hành an toàn, sạch, về quy trình sản xuất hành.
 
Hải Dương là một trong những tỉnh có diện tích trồng hành lớn của nước ta, với diện tích 7.000 ha. Trong đó, các huyện có diện tích trồng hành lớn là Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành và Thanh Hà và đã có những cánh đồng hành cho thu nhập 100 triệu đồng/ha./.
 
AGROINFO - Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản
 

NỘI DUNG KHÁC

Diện tích tôm chết tăng đột biến do thời tiết bất thường tại Sóc Trăng

8-4-2011

Theo thống kê của các địa phương có diện tích nuôi tôm lớn như Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Trần Đề (Sóc Trăng), trong hơn một tuần trở lại đây, do thời tiết bất thường đã làm diện tich tôm sú bị thiệt hại tăng nhanh.

Quảng Nam: Huy động các nguồn lực đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công

8-4-2011

UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt Chương trình Khuyến công tỉnh giai đoạn 2011-2015 với dự toán tổng kinh phí hơn 90 tỷ đồng, trong đó: kinh phí khuyến công quốc gia hơn 18,6 tỷ đồng; kinh phí khuyến công địa phương và huy động các đơn vị hưởng lợi hơn 71,6 tỷ đồng.

Thái Bình hoàn thiện công tác cải tạo ao đầm nuôi thả trên 3.000 ha tôm sú

8-4-2011

Đến thời điểm này, tỉnh Thái Bình đã cơ bản hoàn thành công tác cải tạo ao đầm, chuẩn bị bước vào vụ nuôi thả trên 3.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Thái Đô, Thụy Xuân, Thụy Trường (huyện Thái Thụy) và các xã Đông Minh, Nam Cường, Nam Thịnh (huyện Tiền Hải).

Thanh Hoá: Triển khai thực hiện chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa

8-4-2011

Năm 2009, Thanh Hoá đã triển khai thực hiện chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, hiệu quả cao, bước đầu đạt được kết quả khá cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

Ở biệt thự, đi ô tô từ kinh tế trang trại

7-4-2011

Nhiều người dân huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) biết đến anh Đặng Xuân Chính, người có nhiều đóng góp cho việc phát triển chăn nuôi lợn ngoại của huyện, người ở biệt thự, đi ô tô đời mới nhờ làm trang trại chăn nuôi.

Nông dân xung phong hiến đất, góp công

4-4-2011

Nhiều nông dân ở Hòa Bình đã xung phong hiến đất để xây dựng nhà văn hóa, góp tiền làm đường, góp sức làm cầu... Những đóng góp tích cực ấy đã và đang làm cho bộ mặt nông thôn ở Hoà Bình ngày một thay đổi.

Bình Định đột phá lúa lai?

1-4-2011

Với diện tích sản xuất lúa hàng năm từ 115.000-125.000 ha, mỗi năm Bình Định cần đến khoảng 15.000 tấn giống. Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, trong những năm qua Bình Định thực hiện chuyển đổi nhiều diện tích SX 3 vụ bấp bênh sang SX 2 vụ/năm. Để bảo đảm an ninh lương thực, Bình Định luôn tìm tòi những giống lúa lai cho năng suất cao để đưa vào sản xuất.

Vĩnh Long: Khai thác xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế cạnh tranh

1-4-2011

Tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh khai thác xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế cạnh tranh như: sản phẩm may mặc, giày da, giày thể thao, hàng thủ công mỹ nghệ, trái cây đóng hộp...góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

Nam Định: Bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản

1-4-2011

Bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển ngành khai thác thủy sản Nam Định năm 2011; đồng thời phấn đấu sản lượng khai thác đạt 39.500 tấn thủy hải sản, trong đó khai thác biển đạt 37.600 tấn. Để hoàn thành hai mục mục tiêu trên, Nam Định thực hiện các giải pháp, gồm: Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn tàu cá; củng cố việc tổ chức sản xuất và khai thác hải sản; phát triển nguồn lực cho khai thác thủy sản; hoàn thiện cơ sở hậu cần nghề cá...

Bến Tre: Mưa trái mùa làm hàng ngàn tấn muối bị tan chảy

31-3-2011

Trong những ngày qua, mưa trái mùa xuất hiện làm hàng ngàn tấn muối tan chảy, gây thiệt hại cho diêm dân ở hai huyện Ba Tri và Bình Đại (Bến Tre). Lượng muối bị thiệt hại từ ba nguồn: Đã thu hoạch nhưng chưa kịp đưa vào kho vì còn chứa muối của mùa trước; muối mùa này đang kết hạt trên ruộng và lượng nước biển phơi nhiều ngày đã sánh lại, chuẩn bị kết hạt. Không chỉ mất muối, diêm dân còn vất vả và tốn công sức, chi phí sửa lại khuôn, ao, sân muối mới tiếp tục sản xuất được.

Ly nông không ly hương

31-3-2011

Tuy xã Ấm Hạ (Hạ Hoà, Phú Thọ) mới có 25 hộ mở xưởng sản xuất bóc ván gỗ công nghiệp, nhưng đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động. Một trong yếu tố phát triển nghề là đồng vốn Ngân hàng CSXH.

Hà Giang: Trồng cao su, thu hoạch...củi

23-3-2011

Khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt đợt rét đậm, rét hại kéo dài vừa qua như một gáo nước lạnh dội vào "chương trình trọng điểm" của tỉnh Hà Giang khi hơn một nghìn hecta cao su được chăm bẵm, nâng niu suốt mấy năm trời phần lớn đã bị... hạ gục.