HỘI THẢO

Thái Bình hoàn thiện công tác cải tạo ao đầm nuôi thả trên 3.000 ha tôm sú

Ngày đăng: 08 | 04 | 2011

Đến thời điểm này, tỉnh Thái Bình đã cơ bản hoàn thành công tác cải tạo ao đầm, chuẩn bị bước vào vụ nuôi thả trên 3.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Thái Đô, Thụy Xuân, Thụy Trường (huyện Thái Thụy) và các xã Đông Minh, Nam Cường, Nam Thịnh (huyện Tiền Hải).

Theo ông Tạ Quang Triệu, Chi cục trưởng Chi cục nuôi trồng thủy sản Thái Bình: Để vụ nuôi tôm thắng lợi thì vấn đề cải tạo ao đầm cần được làm tốt. Năm nay thời vụ thả muộn hơn để tránh thời tiết diễn biến bất thường. Để hạn chế rủi ro, ngành chuyên môn cũng khuyến cáo nông dân chỉ tập trung thả giống khi thời tiết ấm dần lên, thuận lợi nhất là sau Thanh minh (tức là từ 20/4 đến đầu tháng 5). Bên cạnh đó, cần chú trọng hơn tới việc đa dạng hóa đối tượng con nuôi như xen canh cá vược, mở rộng diện tích tôm thẻ chân trắng theo hướng bán thâm canh. Về quy trình kỹ thuật nuôi thả, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Thái Bình cũng đã tổ chức tập huấn khá bài bản cho nông dân.
 
Tuy nhiên, vụ tôm sú năm nay dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do giá thức ăn thủy sản tăng cao, đặc biệt là giá tôm giống tăng khá cao. Nếu như năm ngoái, 1 vạn tôm post có giá trên 300.000đ, thì vụ này đã tăng lên 400.000 - 420.000đ/vạn con. Nguyên nhân do thời tiết rét đậm kéo dài, giống cho nuôi trồng thủy sản nói chung, trong đó có giống tôm sú đều rơi vào tình trạng khan hiếm. Để hoàn thành kế hoạch nuôi thả, Thái Bình cần có lượng tôm giống từ 15 đến 17 triệu con tôm post. Đây quả thực là một khó khăn đầy thách thức đối với nông dân 2 huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải trước khi vào vụ nuôi thả tôm năm nay.
 
Về vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) ven biển ở Thái Thụy những ngày này, đi đến đâu cũng thấy bà con nông dân đang tất bật hoàn thiện nốt công tác cải tạo ao đầm, chuẩn bị bước vào vụ nuôi thả mới. Năm nay, huyện Thái Thụy đưa vào nuôi thả hơn 1.500 ha diện tích NTTS nước lợ và vẫn chọn con tôm sú là đối tượng nuôi chính với diện tích khoảng 1.300 ha. Ngay từ thời điểm giáp Tết Nguyên đán, tất cả những đầm nuôi sau khi thu hoạch xong đều được bà con tháo cạn nước, vệ sinh thu gom rác, rong rêu chuyển đi nơi khác, cày bừa phơi khô đáy, sau đó rắc vôi bột cải tạo đáy, bờ ao để diệt khuẩn, diệt tạp và ổn định độ PH. Các xã, HTX có vùng NTTS tập trung đã huy động kinh phí, nhân lực để tôn cao đê bao vùng, bờ đầm, tu sửa cống đầu mối, nạo vét kênh mương chính, các mương dẫn nước vào ao phục vụ cho NTTS. Những ao lưu giữ cá qua đông đều đã đánh bắt, thu hết sản phẩm bảo đảm thời gian cải tạo ao, đầm nuôi.
 
Đến thời điểm này, bà con đã cơ bản hoàn thành công việc cải tạo ao đầm và nuôi thả tôm. Đặc biệt năm nay, ngoài con tôm sú, trong vùng đầm NTTS nước lợ, Thái Thụy sẽ đầu tư nuôi chuyên 200 ha cá vược, cá song, cá rô phi lai xa. Đồng thời, huyện cũng đã quy hoạch mở rộng diện tích vùng nuôi ngao nước mặn từ 169 ha lên 500 ha tại vùng bãi triều ven biển các xã Thái Đô, Thái Thượng, Thụy Trường. Với hướng đi này, sẽ tạo bước đột phá mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nghề NTTS ở các xã vùng ven biển của huyện Thái Thụy./.
 
AGROINFO - Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản
 
 

NỘI DUNG KHÁC

Thanh Hoá: Triển khai thực hiện chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa

8-4-2011

Năm 2009, Thanh Hoá đã triển khai thực hiện chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, hiệu quả cao, bước đầu đạt được kết quả khá cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

Ở biệt thự, đi ô tô từ kinh tế trang trại

7-4-2011

Nhiều người dân huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) biết đến anh Đặng Xuân Chính, người có nhiều đóng góp cho việc phát triển chăn nuôi lợn ngoại của huyện, người ở biệt thự, đi ô tô đời mới nhờ làm trang trại chăn nuôi.

Nông dân xung phong hiến đất, góp công

4-4-2011

Nhiều nông dân ở Hòa Bình đã xung phong hiến đất để xây dựng nhà văn hóa, góp tiền làm đường, góp sức làm cầu... Những đóng góp tích cực ấy đã và đang làm cho bộ mặt nông thôn ở Hoà Bình ngày một thay đổi.

Bình Định đột phá lúa lai?

1-4-2011

Với diện tích sản xuất lúa hàng năm từ 115.000-125.000 ha, mỗi năm Bình Định cần đến khoảng 15.000 tấn giống. Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, trong những năm qua Bình Định thực hiện chuyển đổi nhiều diện tích SX 3 vụ bấp bênh sang SX 2 vụ/năm. Để bảo đảm an ninh lương thực, Bình Định luôn tìm tòi những giống lúa lai cho năng suất cao để đưa vào sản xuất.

Vĩnh Long: Khai thác xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế cạnh tranh

1-4-2011

Tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh khai thác xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế cạnh tranh như: sản phẩm may mặc, giày da, giày thể thao, hàng thủ công mỹ nghệ, trái cây đóng hộp...góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

Nam Định: Bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản

1-4-2011

Bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển ngành khai thác thủy sản Nam Định năm 2011; đồng thời phấn đấu sản lượng khai thác đạt 39.500 tấn thủy hải sản, trong đó khai thác biển đạt 37.600 tấn. Để hoàn thành hai mục mục tiêu trên, Nam Định thực hiện các giải pháp, gồm: Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn tàu cá; củng cố việc tổ chức sản xuất và khai thác hải sản; phát triển nguồn lực cho khai thác thủy sản; hoàn thiện cơ sở hậu cần nghề cá...

Bến Tre: Mưa trái mùa làm hàng ngàn tấn muối bị tan chảy

31-3-2011

Trong những ngày qua, mưa trái mùa xuất hiện làm hàng ngàn tấn muối tan chảy, gây thiệt hại cho diêm dân ở hai huyện Ba Tri và Bình Đại (Bến Tre). Lượng muối bị thiệt hại từ ba nguồn: Đã thu hoạch nhưng chưa kịp đưa vào kho vì còn chứa muối của mùa trước; muối mùa này đang kết hạt trên ruộng và lượng nước biển phơi nhiều ngày đã sánh lại, chuẩn bị kết hạt. Không chỉ mất muối, diêm dân còn vất vả và tốn công sức, chi phí sửa lại khuôn, ao, sân muối mới tiếp tục sản xuất được.

Ly nông không ly hương

31-3-2011

Tuy xã Ấm Hạ (Hạ Hoà, Phú Thọ) mới có 25 hộ mở xưởng sản xuất bóc ván gỗ công nghiệp, nhưng đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động. Một trong yếu tố phát triển nghề là đồng vốn Ngân hàng CSXH.

Hà Giang: Trồng cao su, thu hoạch...củi

23-3-2011

Khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt đợt rét đậm, rét hại kéo dài vừa qua như một gáo nước lạnh dội vào "chương trình trọng điểm" của tỉnh Hà Giang khi hơn một nghìn hecta cao su được chăm bẵm, nâng niu suốt mấy năm trời phần lớn đã bị... hạ gục.

Bình Minh (Vĩnh Long): Phát triển kinh tế từ trái thanh trà

23-3-2011

Xuất hiện theo đúng chu kỳ, từ gần tếtcho tới hết tháng 3 âm lịch hàng năm là mùa thu hoạch trái thanh trà. Mùa này, khắp các ngã đường ở huyện Bình Minh, nhất là dọc theo Quốc lộ 54 và đường dẫn vào cầu Cần Thơ, đâu đâu cũng thấy màu vàng rực của loại trái cây đặc sản này.

Quảng Bình :Khuyến công, tạo động lực phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn

23-3-2011

Sau gần 7 năm thực hiện Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 quy định khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, sự phát triển nghề, làng nghề và cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT) với các loại hình như HTX tiểu thủ công nghiệp (TTCN), doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân... ở Quảng Bình đã có những khởi sắc đáng kể.

Bà Rịa- Vũng Tàu: Tiêu thụ muối gặp nhiều khó khăn

21-3-2011

Vụ muối 2010-2011, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có khoảng 1.200ha làm muối, diện tích nhiều nhất là ở thị trấn Long Điền, huyện Long Điền và phường 12, thành phố Vũng Tàu. Thời điểm này, giá muối đang xuống thấp, chỉ còn khoảng 500 đồng/kg muối thường và 800 đồng/kg muối sạch. Tuy nhiên, việc tiêu thụ lại gặp quá nhiều khó khăn.