HỘI THẢO

Trăn trở giữ nghề truyền thống

Ngày đăng: 13 | 04 | 2011

Nghề làm bánh tráng truyền thống ở xãThiệu Châu (huyện Thiệu Hoá, Thanh Hóa) góp phần không nhỏ giúp miền quê này thay da đổi thịt. Song để giữ nghề đang là trăn trở của chính quyền địa phương.

Từ lâu lắm rồi, nghề làm bánh tráng đã trở thành “cần câu cơm” của người dân Thiệu Châu.
 
Ba đời làm nghề
 
Nguyễn Công Nghĩa - cán bộ xã Thiệu Châu, chúng tôi đến nhà chị Nguyễn Thị Hoa ở thôn 8. Chị Hoa kể, chị cũng nhớ không rõ nghề làm bánh tráng có từ khi nào, chỉ biết gia đình chị có tới 3 thế hệ làm bánh đa, từ đời ông, bà, cha mẹ, và giờ đến vợ chồng chị đang tiếp tục theo nghề này.
 
Chị Nguyễn Thị Hoa vẫn bám trụ với nghề làm bánh tráng truyền thống.
 
 
 
Ở thôn 8, nhà nào cũng làm bánh tráng và đó là nghề mưu sinh chính của người dân trong làng. Trung bình mỗi ngày vợ chồng chị Hoa tráng 1.000 chiếc bánh, trừ chi phí, mỗi chiếc lãi 200 đồng, mỗi ngày lãi 200.000 đồng, bình quân mỗi tháng nhà chị bỏ túi 6 triệu đồng. Nhờ nghề làm bánh tráng, số hộ nghèo trong thôn hiện chỉ còn 4%, hộ cận nghèo 1,5%.
 
Chị Hoa cho hay: “Để có được những chiếc bánh tráng thơm ngon, giòn tan, vợ chồng tôi bắt đầu làm từ 3 giờ sáng và kết thúc vào tầm trưa. Nếu ngày nào có nắng đều thì đỡ vất vả. Hôm nào trời âm u, có mưa, thì “chạy bánh” tránh mưa cũng bở hơi tai. Được cái, nghề này bây giờ ổn định. Bánh làng tôi theo các thương lái ra tận Quảng Ninh, Hải Phòng”.
 
Giữ nghề cho làng
 
Mặc dù nghề làm bánh tráng đã giúp cho người dân thôn 8 thực sự “thay da đổi thịt”, nhưng để giữ được nghề vẫn là trăn trở của chính quyền địa phương.
 
Ông Lê Đức Thước - Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Châu cho biết: Toàn xã có 1.100 hộ, với 5.300 nhân khẩu. Hầu như năm nào xã cũng có người đi làm ăn xa, đặc biệt là số lượng người đi miền Nam tăng đột biến. Hiện có 45 hộ đã chuyển khẩu vào miền Nam, số người đi làm ăn lâu dài lên tới 1.200 người, đó là chưa kể rất nhiều người đi làm theo thời vụ. Thống kê của xã, hiện Thiệu Châu có 2.300 người rời quê hương đi làm ăn xa.
 
Ông Thước trăn trở: “Địa phương chúng tôi, ngoài nghề làm bánh tráng, bánh đa nem, miến gạo... còn có nghề làm đậu phụ, đan cót, nhưng giờ đây nhiều người không tha thiết với những nghề truyền thống”.
 
Để giữ nghề, xã đang quy hoạch làng nghề truyền thống, để thu hút lao động và tạo việc làm tại chỗ cho nông dân trong xã. “Hướng của địa phương là phát triển bảo tồn, xây dựng thương hiệu cho làng nghề bánh tráng. Xã chính sách khuyến khích người dân tham gia làm nghề truyền thống, kết hợp chăn nuôi, đẩy mạnh kinh tế trang trại... tạo công ăn việc làm tại chỗ cho nhân dân. Chắc chắn, nghề bánh tráng và các nghề truyền thống ở Thiệu Châu sẽ có thương hiệu trên thị trường”- ông Thước tâm sự.
 
AGROINFO - Theo Báo Nông thôn ngày nay
 
 
 
 
 

NỘI DUNG KHÁC

Hải Dương sản xuất, chế biến hành hàng hóa chất lượng cao theo hướng VietGAP

8-4-2011

“Nghiên cứu tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ hành hàng hóa chất lượng cao theo hướng VietGAP tại Hải Dương” là Đề tài do Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm chủ trì, đã bước đầu được triển khai thành công tại tỉnh Hải Dương. Đề tài là cơ sở để đúc rút các bài học kinh nghiệm và đề xuất nhân rộng mô hình cho các vùng trồng hành và sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh này.

Diện tích tôm chết tăng đột biến do thời tiết bất thường tại Sóc Trăng

8-4-2011

Theo thống kê của các địa phương có diện tích nuôi tôm lớn như Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Trần Đề (Sóc Trăng), trong hơn một tuần trở lại đây, do thời tiết bất thường đã làm diện tich tôm sú bị thiệt hại tăng nhanh.

Quảng Nam: Huy động các nguồn lực đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công

8-4-2011

UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt Chương trình Khuyến công tỉnh giai đoạn 2011-2015 với dự toán tổng kinh phí hơn 90 tỷ đồng, trong đó: kinh phí khuyến công quốc gia hơn 18,6 tỷ đồng; kinh phí khuyến công địa phương và huy động các đơn vị hưởng lợi hơn 71,6 tỷ đồng.

Thái Bình hoàn thiện công tác cải tạo ao đầm nuôi thả trên 3.000 ha tôm sú

8-4-2011

Đến thời điểm này, tỉnh Thái Bình đã cơ bản hoàn thành công tác cải tạo ao đầm, chuẩn bị bước vào vụ nuôi thả trên 3.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Thái Đô, Thụy Xuân, Thụy Trường (huyện Thái Thụy) và các xã Đông Minh, Nam Cường, Nam Thịnh (huyện Tiền Hải).

Thanh Hoá: Triển khai thực hiện chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa

8-4-2011

Năm 2009, Thanh Hoá đã triển khai thực hiện chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, hiệu quả cao, bước đầu đạt được kết quả khá cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

Ở biệt thự, đi ô tô từ kinh tế trang trại

7-4-2011

Nhiều người dân huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) biết đến anh Đặng Xuân Chính, người có nhiều đóng góp cho việc phát triển chăn nuôi lợn ngoại của huyện, người ở biệt thự, đi ô tô đời mới nhờ làm trang trại chăn nuôi.

Nông dân xung phong hiến đất, góp công

4-4-2011

Nhiều nông dân ở Hòa Bình đã xung phong hiến đất để xây dựng nhà văn hóa, góp tiền làm đường, góp sức làm cầu... Những đóng góp tích cực ấy đã và đang làm cho bộ mặt nông thôn ở Hoà Bình ngày một thay đổi.

Bình Định đột phá lúa lai?

1-4-2011

Với diện tích sản xuất lúa hàng năm từ 115.000-125.000 ha, mỗi năm Bình Định cần đến khoảng 15.000 tấn giống. Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, trong những năm qua Bình Định thực hiện chuyển đổi nhiều diện tích SX 3 vụ bấp bênh sang SX 2 vụ/năm. Để bảo đảm an ninh lương thực, Bình Định luôn tìm tòi những giống lúa lai cho năng suất cao để đưa vào sản xuất.

Vĩnh Long: Khai thác xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế cạnh tranh

1-4-2011

Tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh khai thác xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế cạnh tranh như: sản phẩm may mặc, giày da, giày thể thao, hàng thủ công mỹ nghệ, trái cây đóng hộp...góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

Nam Định: Bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản

1-4-2011

Bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển ngành khai thác thủy sản Nam Định năm 2011; đồng thời phấn đấu sản lượng khai thác đạt 39.500 tấn thủy hải sản, trong đó khai thác biển đạt 37.600 tấn. Để hoàn thành hai mục mục tiêu trên, Nam Định thực hiện các giải pháp, gồm: Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn tàu cá; củng cố việc tổ chức sản xuất và khai thác hải sản; phát triển nguồn lực cho khai thác thủy sản; hoàn thiện cơ sở hậu cần nghề cá...

Bến Tre: Mưa trái mùa làm hàng ngàn tấn muối bị tan chảy

31-3-2011

Trong những ngày qua, mưa trái mùa xuất hiện làm hàng ngàn tấn muối tan chảy, gây thiệt hại cho diêm dân ở hai huyện Ba Tri và Bình Đại (Bến Tre). Lượng muối bị thiệt hại từ ba nguồn: Đã thu hoạch nhưng chưa kịp đưa vào kho vì còn chứa muối của mùa trước; muối mùa này đang kết hạt trên ruộng và lượng nước biển phơi nhiều ngày đã sánh lại, chuẩn bị kết hạt. Không chỉ mất muối, diêm dân còn vất vả và tốn công sức, chi phí sửa lại khuôn, ao, sân muối mới tiếp tục sản xuất được.

Ly nông không ly hương

31-3-2011

Tuy xã Ấm Hạ (Hạ Hoà, Phú Thọ) mới có 25 hộ mở xưởng sản xuất bóc ván gỗ công nghiệp, nhưng đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động. Một trong yếu tố phát triển nghề là đồng vốn Ngân hàng CSXH.