THỊ TRƯỜNG

Giá cá tra giống tăng chóng mặt

Ngày đăng: 06 | 04 | 2011

Cá tra giống tại ĐBSCL đang tăng giá một cách chóng mặt và rơi vào tình trạng khan hiếm. Khan giống, nguy cơ cá tra bố mẹ đang bị suy thoái, do “ép đẻ” quá nhiều.

Dọc quốc lộ 91 (Q.Ô Môn, thành phố Cần Thơ), hàng chục cơ sở ươm cá giống đủ loại cá tra, cá trê, điêu hồng, cá rô… vốn hoạt động rầm rộ, cung ứng mỗi năm hàng trăm triệu con cá giống ra thị trường. Tuy nhiên, rất khó tìm mua được giống thời điểm này. 

Giá cao vẫn... lắc đầu

Giá cá tra nguyên liệu ở mức cao, nhiều cơ sở bắt đầu thả nuôi lại, nhưng thời điểm này, nếu tìm mua cá giống tại các cơ sở lớn như Nguyên Tỷ - Út Nhung, doanh nghiệp tư nhân nuôi trồng thủy sản Tám Hùng,… dọc quốc lộ 91 đều nhận được  lắc đầu không có giống. Ông Nguyễn Xuân Vang, Chủ doanh nghiệp tư nhân Xuân Vang (huyện Châu Thành, Đồng Tháp) cho biết, cá tra giống không đủ bán. Hiện giá cá giống loại 1,2 - 1,5 phân giá 800 - 900 đồng một con, loại 2 phân 1.700 đồng, tăng 500 - 1.000 đồng so với năm trước. 
Cá tra giống ở ĐBSCL đang khan hiếm một phần nguyên nhân do chất lượng đang suy thoái.

 

Ông Ba Học, chủ cơ sở cá giống Ba Học (phường Long Hưng, quận Ô Môn, Cần Thơ) cho biết, tình trạng cá giống khan hiếm, giá cao khiến các cơ sở quay lại với nghề. Ông Học cũng vừa thả lại lứa giống được 20 ngày sau thời gian nghỉ ươm giống cá tra. Tuy nhiên, phải đến hai tháng sau mới có thể cải thiện được tình trạng thiếu cá giống, vì thời điểm này cũng mới có một số cơ sở  ươm giống trở lại. 

Tỷ lệ thành công thấp

Nguyên nhân các cơ sở ươm giống chưa mạnh dạn đầu tư lại, theo lý giải là việc ươm giống ngày càng khó khăn. Ông Trần Văn Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá (Đồng Tháp) cho biết, từ tháng 9/2010 đến nay, nhiều cơ sở ươm giống gần như không đạt, thuốc tạo ra trứng bị đẻ non. Còn bà Nguyễn Thị Nụ, chủ cơ cở cá giống Hằng Hải (phường Thới Hòa, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) khẳng định, 10 năm làm nghề ươm giống cá tra, giờ đành nói lời “chia tay”, dù có rất nhiều người đến hỏi mua giống. Nguyên nhân, năm 2009, 20 tấn cá tra giống sắp tới ngày xuất thì đột ngột chết, lỗ cả tỷ đồng; năm 2010 thả ươm 15 tấn, nhưng giá thành sản xuất cá tra nguyên liệu cao hơn giá bán, người nuôi “treo ao” nên đầu ra cá giống không có, lỗ thêm 300 triệu đồng, hết vốn làm tiếp vụ này. Nhưng nguyên nhân lớn hơn khiến các cơ sở ươm cá giống “dẹp nghề”, là tỷ lệ ươm thành công của cá tra giống ngày càng thấp, do môi trường ô nhiễm, cá giống kém chất lượng… 

Suy thoái vì bị... ép đẻ

Theo các địa phương, người nuôi và doanh nghiệp trong vùng, giống cá tra những năm gần đây có dấu hiệu suy thoái, do chất lượng đàn cá bố mẹ không đảm bảo, đẻ non và đẻ nhiều lần trong năm. Chị Nguyễn Thị Nhung, chủ cơ sở cá giống Nguyên Tỷ-Út Nhung lý giải tỷ lệ ươm cá giống hao hụt cao, là do cá bố mẹ bị “ép đẻ” quá nhiều, và đàn cá bố mẹ bị suy thoái. Còn anh Nguyễn Minh Nhựt, chủ cơ sở sản xuất cá tra giống Minh Nhựt (xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) thừa nhận, người ươm cá tra giống phải chích thuốc thật nhiều, cá bố mẹ mới chịu sinh sản, nhưng tỷ lệ thành công rất thấp. 

Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng xác nhận, chất lượng giống cá tra những năm gần đây có dấu hiệu suy thoái, do đàn cá bố mẹ không đảm bảo. Một bộ phận trại sản xuất giống nhân tạo do sức ép cạnh tranh về thị trường đã cố tình bắt cá đẻ ép, đẻ nhiều lần trong năm, lai cận huyết. Trong khi đó, dự án “Chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá tra có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng cho các tỉnh ĐBSCL”, do Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn giao cho Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 chủ trì thực hiện, thì phải sau 2 - 3 năm nữa mới phát huy hiệu quả.  

Tính toán của Tổng cục thủy sản, năm 2011, khu vực ĐBSCL cần khoảng 2,5 - 2,6 tỷ con giống cá tra các loại phục vụ cho diện tích thả nuôi từ 6.000- 6.300ha. Song, toàn vùng có 175 cơ sở sản xuất cá tra giống (chỉ bằng 82% so với năm 2009), nên việc thiếu cá tra giống là đều dễ hiểu.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, theo đề án phát triển cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020, trước năm 2015 phải thay toàn bộ giống hiện trạng không đảm bảo bằng giống chất lượng cao và sạch bệnh. Riêng năm 2011 sẽ chuyển giao 100.000 con cá tra hậu bị cho ĐBSCL.
 
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/4/27766.html

NỘI DUNG KHÁC

Giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh: Nỗi lo treo chuồng, vỡ nợ

6-4-2011

Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nhiều chi phí đầu vào khác tăng giá vùn vụt đã làm cho người chăn nuôi lao đao. Theo nhiều chuyên gia ngành, Nhà nước cần nhanh chóng đưa ra biện pháp để bình ổn giá.

Tăng năng suất, chữ đường cho mía

6-4-2011

Trồng và chăm sóc mía được chia thành hai phần: Phần trồng, chăm sóc mía tơ và phần chăm sóc mía gốc.

ĐBSCL khan hiếm tôm sú giống

6-4-2011

Hiện nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bước vào chính vụ nuôi tôm năm 2011. Do người nuôi tôm thả giống đồng loạt, cộng thêm thời tiết bất lợi, mưa trái mùa diễn ra liên tục, kèo dài, nên nhiều địa phương rơi vào tình trạng khan hiếm tôm giống.

Cần có chiến lược phát triển cao su bền vững

5-4-2011

Cao su là một trong những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, không những giúp nông dân vươn lên làm giàu mà còn mang lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá cao su lên xuống thất thường, diện tích trồng tự phát trong dân khó kiểm soát... là những trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của ngành.

ĐBSCL: Tìm giải pháp phục hồi nghề nuôi cá tra

4-4-2011

Theo phản ánh của các doanh nghiệp ở khu vực ĐBSCL, hiện các nhà máy chế biến cá tra, đang thiếu nguyên liệu trầm trọng, trong khi đó, chi phí đầu vào tăng, lãi suất ngân hàng đang ở mức cao, nông dân vẫn treo ao, vì không còn vốn đầu tư và lo lỗ... Theo nhận định các chuyên gia, tình trạng thiếu nguyên liệu có thể còn kéo dài, nếu không có giải pháp tích cực và căn cơ để phục hồi lại vùng nuôi, thì kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2011 khó đạt kế hoạch đề ra.

Tồn kho hơn 400.000 tấn đường: Bị vạ lây

4-4-2011

Chưa bao giờ các nhà máy đường rơi vào tình cảnh khốn khó như hiện nay. Đường sản xuất mới bán chẳng ai mua, lượng tồn kho cứ tăng từng ngày, giá liên tục giảm.

Rau cải mẫn cảm với phân bón

1-4-2011

Rau ăn lá nói chung cũng như rau cải nói riêng rất mẫn cảm với phân bón. Khi trồng, bà con nên lưu ý để tránh những tác hại do chính phân bón gây ra.

Nguồn cung dồi dào, giá đường vẫn không giảm

1-4-2011

Theo báo cáo của Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến trung tuần tháng 3, cả nước đã có 6/38 nhà máy mía đường kết thúc niên vụ sản xuất 2010/2011. Các nhà máy đã ép được 9,7 triệu tấn mía và sản xuất được 860.000 tấn đường. Sản lượng này cao hơn so với cùng kỳ năm trước là 70.300 tấn.

Bạc mặt vì “vàng trắng”: Nông dân tự “chặt”... chân mình

1-4-2011

Rừng cao su đã 14 năm tuổi, nông dân vẫn không đủ mủ nộp cho công ty. Phá đi trồng mới thì họ bị rút hợp đồng sử dụng đất xuống còn 10 năm, thậm chí bị thu lại đất.

Ngành chăn nuôi trước những khó khăn kép

31-3-2011

Năm 2011, ngành chăn nuôi đặt mục tiêu giá trị sản xuất tăng 7,5-8% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 30-32% trong nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng cao, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, nguy cơ người chăn nuôi bỏ chuồng đang trở thành thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành.

Bạc mặt vì “vàng trắng” - Kỳ 1: Vừa đánh trống vừa la làng

30-3-2011

Sau 14 năm nhận đất trồng cao su cho Nông trường Lam Sơn (nay là Công ty TNHH Lam Sơn) với hy vọng và quyết tâm đổi đời, hàng trăm hộ nông dân ở Ngọc Lặc (Thanh Hoá) đang đứng trước nguy cơ trắng tay, khi hợp đồng thuê đất 50 năm bị đơn vị này rút xuống còn 10 năm.

Giá đường lao dốc

30-3-2011

Sau một thời gian dài đứng ở mức cao, trong những ngày qua, giá đường trong nước đang liên tục giảm.