THỊ TRƯỜNG

Bạc mặt vì “vàng trắng” - Kỳ 1: Vừa đánh trống vừa la làng

Ngày đăng: 30 | 03 | 2011

Sau 14 năm nhận đất trồng cao su cho Nông trường Lam Sơn (nay là Công ty TNHH Lam Sơn) với hy vọng và quyết tâm đổi đời, hàng trăm hộ nông dân ở Ngọc Lặc (Thanh Hoá) đang đứng trước nguy cơ trắng tay, khi hợp đồng thuê đất 50 năm bị đơn vị này rút xuống còn 10 năm.

Năm 1997, Công ty TNHH Lam Sơn (Công ty Lam Sơn) hô hào nông dân trồng cao su và quảng cáo rằng giống cao su của mình tốt, nhiều mủ… Nhưng khi cây cao su không có mủ, thì Công ty lại đổ lỗi cho nông dân.
 
Hợp tác không sòng phẳng
Nông trường Lam Sơn thành lập năm 1958, có tổng diện tích là 490ha. Tháng 7.2010, công ty cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên Lam Sơn, do ông Nguyễn Xuân Thành làm Giám đốc với hơn 300 công nhân.
Năm 1997, Công ty Lam Sơn ký hợp đồng thuê đất với công nhân (CN) để trồng cao su, với thời hạn 50 năm. Tuỳ theo tiêu chuẩn, mỗi CN được phân chia diện tích đất khác nhau. Công ty đầu tư toàn bộ nguồn giống, phân bón, kỹ thuật… để CN trồng cao su, với mức đầu tư khoảng 10 triệu đồng/ha. Số tiền này được trừ dần vào sản lượng mủ hàng năm khi cao su cho thu hoạch.
Diện tích trồng cao su của Công ty Lam Sơn tập trung chủ yếu ở 3 xã: Lam Sơn, Minh Sơn và Minh Tiến (Ngọc Lặc, Thanh Hoá), với 14 đội sản xuất. Bà Ngô Thị Thao – Trưởng thôn 10, xã Minh Tiến phân bua: “Khi đó bà con nghĩ ký hợp đồng trồng cao su với Công ty là trồng theo Chương trình 327 (phủ xanh đất trống đồi núi trọc) của Chính phủ, chứ không nghĩ là trồng thuê cho Công ty, nên ai cũng ủng hộ. Nhưng trồng được 3 năm, Công ty bảo đã bị cắt nguồn hỗ trợ từ Chương trình 327, nên phải chuyển sang rừng kinh doanh. Có nghĩa là bà con tự hạch toán, hàng tháng đóng phí, đóng sản lượng cho Công ty, thừa thì ăn, thiếu thì… bỏ tiền túi ra mà bù vào cho đủ. Còn không phải è lưng chịu phạt!?”.
Bà Thao phàn nàn: “Mãi sau này tôi mới biết, khi đó Công ty Lam Sơn hô hào bà con trồng cao su là để hợp lý hoá việc vay vốn ưu đãi và kiếm lời từ Chương trình 327 chứ dường như họ không quan tâm đến nguồn giống có đảm bảo hay không? Rồi thổ nhưỡng, địa hình như thế nào họ cũng chả quan tâm! Thế mới nên nỗi “cao su mù mủ” oái oăm này!”.
“Vàng trắng” hoá đen đủi phận nông dân
Ông Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc Công ty Lam Sơn cho biết, cây cao su trồng 7 – 8 năm thì bắt đầu cho thu mủ, thời gian thu hoạch vào tháng 4 đến tháng 11 hàng năm. Năm 2005 – 2006, người trồng cao su bắt đầu cạo những giọt mủ đầu tiên. Họ hồi hộp, thấp thỏm hy vọng, nhiều người thức giấc từ 2 – 3 giờ sáng, rồi lọ mọ lần đường ra lô, lọ mọ cạo, lọ mọ gom cái thứ mủ được tung hô như là “vàng trắng” này. Tuy nhiên, chưa kịp mừng đã thất vọng, ngao ngán, khi mồ hôi đổ xuống gốc cao su chỉ gom được có 5kg “vàng trắng”/ha/ngày.
“Chúng tôi cứ tưởng cao su đang nhỏ tuổi thì ít mủ, chứ không nghĩ là nó mắc “bệnh”… không mủ, nên vẫn nuôi hy vọng năm sau lượng mủ sẽ tăng lên. Nhà tôi có 2ha cao su, nhưng thời điểm mủ nhiều nhất (tháng 6 – 7) cũng chỉ được 5kg/ha/ngày. Đa số các hộ đều không đủ mủ nộp sản cho Công ty, thiếu sản lại bị phạt, mà nộp hết thì lấy đâu tiền đong gạo!” – anh Nguyễn Văn Thanh, thôn 10, xã Minh Tiến nói như cào vào lòng mình!
Suốt từ năm 2006 đến nay, vì cao su không có mủ, nên chỉ có khoảng 10% số hộ trả được 50% số nợ đầu tư ban đầu. Không những thế, nhiều hộ nợ khó trả càng ngày càng tăng, do không đủ sản, nên bị Công ty phạt, số tiền phạt có khi lên đến cả chục triệu đồng/năm.
Ông Nguyễn Xuân Thành thừa nhận, giống cao su đang cho mủ quá thấp hiện nay có tên là Dim 600 và DT1, nguồn gốc ở Quảng Bình, được Công ty Lam Sơn nhân giống và bán cho CN trồng, với diện tích khoảng 300ha. Trong đó có khoảng 80ha buộc phải chặt bỏ để trồng lại.
Ông Thành cho biết thêm, lô cao su cho mủ cao nhất cũng chỉ đạt khoảng 1.500–2.000kg mủ tươi/ha/năm. Mặc dù thừa nhận vậy, nhưng khi hỏi nguyên nhân vì sao cây cao su cho mủ quá thấp? ông trả lời: “Nguyên nhân một phần do nguồn giống chưa tốt, nhưng nguyên nhân chính do bà con chăm sóc không đúng kỹ thuật, phần khác vì chất đất và địa hình hơi dốc”.
“Nhà tôi có 2ha cao su, nhưng thời điểm mủ nhiều nhất (tháng 6 – 7) cũng chỉ được 5kg/ha/ngày. Đa số các hộ đều không đủ mủ nộp “sản” cho Công ty và thiếu sản lại bị phạt, mà nộp hết thì lấy đâu tiền đong gạo!” - Anh Nguyễn Văn Thanh.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Giá đường lao dốc

30-3-2011

Sau một thời gian dài đứng ở mức cao, trong những ngày qua, giá đường trong nước đang liên tục giảm.

DN nước ngoài thu mua cà phê trái luật: Nông dân chỉ được lợi trước mắt

29-3-2011

Các DN cà phê nước ngoài đã tận dụng tối đa cụm từ “cạnh tranh” hay giúp nông dân bán được giá cao hơn để giải thích cho hành động của mình trong việc thu mua trực tiếp cà phê tại VN. Sự thực có phải như vậy?

Hậu cao su chết rét ở Yên Bái: Bán tín, bán nghi

29-3-2011

Có người bảo, cây cao su ở Yên Bái đã chết về cơ bản. Người khác lại cho rằng, cây vẫn sống, chẳng qua là đang trong thời gian cao su... ngủ. Trước những thông tin khác nhau này, PV NNVN đã đi tìm hiểu tại những vùng cao su trọng điểm ở Yên Bái.

Thủy sản Bình Định: Tổ chức lại sản xuất để giảm chi phí

29-3-2011

Gần đây, nhiều tàu đánh bắt xa bờ phải hạn chế ra khơi vì giá xăng dầu tăng cao.

Để phát triển cây cao su bền vững

29-3-2011

Giá mủ cao su đang ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây khiến không ít nông dân ra sức “bóc lột” cây cao su triệt để. Cao su được giá cũng đã đẩy diện tích cao su mở rộng một cách chóng mặt ở Bình Phước và nhiều địa phương trong cả nước.

Sẽ tăng 100.000ha lúa thu đông

29-3-2011

Đó là chỉ đạo mà Bộ NNPTNT đưa ra cho các tỉnh phía nam tại Hội nghị Tổng kết vụ đông xuân 2010 - 2011; triển khai vụ hè thu và kế hoạch sản xuất lúa năm 2011 vừa tổ chức tại Cần Thơ.

Cty TNHH MTV Cao su Đăk Lăk: Điểm sáng Tây Nguyên

25-3-2011

Nhìn lại quá trình 27 năm xây dựng và trưởng thành, Cty Cao su Đăk Lăk (nay là Cty TNHH MTV Cao su Đăk Lăk) đã gặp không ít khó khăn, có lúc tưởng chừng không vượt qua nổi, đặc biệt là khi chuyển từ chế độ bao cấp sang cơ chế thị trường.

Bình ổn thế nào để cả 2 đều có lợi?

24-3-2011

Thông thường qui luật cung cầu chi phối giá cả và sản xuất, có thể xảy ra 3 trường hợp: (1) Hàng quá nhiều, thừa cung: Giá thấp nhà sản xuất lỗ - nhà sản xuất giảm qui mô sản xuất hoặc phá sản. (2) Cung cầu cân bằng: Giá cả phải chăng, nhà sản xuất và người tiêu dùng đều vui. (3) Nhu cầu cao, cung thiếu, giá cao: Nhà sản xuất lời to, người tiêu dùng kêu khổ.

Cao su Đông Bắc đồng loạt chết giấc: Bài học đắt giá cho sự nôn nóng

24-3-2011

NNVN hôm qua (23/3) đã có bài phản ánh phần lớn diện tích trong hơn một nghìn hecta cao su ở Hà Giang đã bị đợt rét đậm, rét hại đốn hạ. Hà Giang không phải là tỉnh duy nhất bị đợt rét tàn phá mà ở rất nhiều tỉnh phía Đông và Tây Bắc, những cánh rừng cao su cũng đồng loạt chết giấc, trơ những cành, ngọn khô khốc, khẳng khiu...

Hàng nghìn tấn muối tan thành nước

24-3-2011

Nỗi buồn giá muối thấp chưa nguôi ngoai thì cơn mưa trái mùa ập tới khiến hàng nghìn diêm dân Bạc Liêu trắng tay.

Nguy cơ lúa rớt giá

23-3-2011

Tại nhiều tỉnh vùng ĐBSCL, nông dân đang hăng hái gieo sạ lại loại giống IR 50404 bởi ngắn ngày, năng suất cao. Theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, đó sẽ là tác động xấu cho thị trường lúa gạo.

Mở cửa thị trường XK gạo: Xu hướng tất yếu

23-3-2011

Vì những bất cập trong cách điều hành xuất khẩu gạo và chính sách liên quan còn một số điểm hạn chế, nhiều người cho rằng, việc mở cửa thị trường xuất khẩu gạo sẽ là xu hướng tất yếu chứ không phải vì “cái hẹn“ WTO…