THỊ TRƯỜNG

Cty TNHH MTV Cao su Đăk Lăk: Điểm sáng Tây Nguyên

Ngày đăng: 25 | 03 | 2011

Nhìn lại quá trình 27 năm xây dựng và trưởng thành, Cty Cao su Đăk Lăk (nay là Cty TNHH MTV Cao su Đăk Lăk) đã gặp không ít khó khăn, có lúc tưởng chừng không vượt qua nổi, đặc biệt là khi chuyển từ chế độ bao cấp sang cơ chế thị trường.

"Lửa thử vàng, gian nan thử sức", chính trong những năm tháng khó khăn chồng chất đó, dưới sự cầm lái của người thuyền trưởng- Tiến sỹ Huỳnh Văn Khiết, đội ngũ cán bộ công nhân của Cty đã đoàn kết, chung sức chung lòng đưa đơn vị vượt qua thác ghềnh, trở thành một DN mạnh.
 
Từ chỗ ban đầu tiếp quản chỉ có 2.700ha cao su đến nay Cty đã có trên 24.675 ha với gần 5.000 lao động. Sản lượng mủ khai thác, chế biến không ngừng tăng lên. Năng suất từ 700 kg/ha, đến năm 2010 lên đến 1.390 kg/ha. Năm 1984 sản lượng mủ chỉ đạt 976 tấn, đến năm 2010 sản lượng đã tăng lên 15.879 tấn, gấp 16 lần và đạt 103,3% kế hoạch năm. Doanh thu năm 1984 mới chỉ đạt 28 triệu đồng, năm 2010 đạt 902 tỷ đồng. Lợi nhuận năm 1989 đạt 3 triệu đồng thì đến năm 2010 đã là 150 tỷ đồng, bằng 150% kế hoạch năm, nộp ngân sách Nhà nước 62,7 tỷ đồng, đạt 125% kế hoạch năm.
Sản xuất phát triển, kinh doanh đạt lợi nhuận cao, đời sống, thu nhập của người công nhân theo đó không ngừng cải thiện. Năm 2000 bình quân thu nhập người lao động ở Cty mới đạt 600.000 đồng/người/tháng thì năm 2005 tăng lên 1.800.000 đồng/người/tháng, và năm 2010 tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên tăng đến 6.870.000 đồng/người/tháng, đạt 196% kế hoạch năm.
 Bên cạnh phát triển cây cao su quốc doanh, từ những năm 1990, Cty còn mở rộng các mô hình liên doanh, liên kết. Đặc biệt là mô hình liên kết trồng cao su tiểu điền với bà còn vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo việc làm cho người dân trong vùng quy hoạch. Đến nay Cty đã phát triển được trên 4.000 ha, trong đó bà con dân tộc quản lý 2.456 ha. Cuộc sống khó khăn, đói rét đang được đẩy lùi. Trường học, trạm xá được xây dựng khang trang, đường sá mở rộng sạch đẹp. Những ngôi nhà mới mọc lên từng ngày. Nhiều hộ gia đình công nhân đã mua sắm được các tiện nghi phục vụ sản xuất và đời sống như: máy cày, xe máy, tivi, tủ lạnh...
Về thăm Cty Cao su Đăk Lăk hôm nay, tôi lại bắt gặp những người dân đến vay – trả tiền ở Quỹ tín dụng cao su. Đây là sáng kiến của Giám đốc Huỳnh Văn Khiết. Quỹ tín dụng này thực sự là bà đỡ cho người dân Nông trường cao su, cà phê… Được biết, đến năm 2010, Quỹ tín dụng cao su đã có 355 thành viên mới, nâng tổng số thành viên lên 6.004, vốn huy động tiền gửi tiết kiệm đạt 130 tỷ đồng, vốn cho vay 165 tỷ đồng.
Không chỉ phát triển các dự án trồng cao su trong nước, Cty còn mở rộng địa bàn sang Lào và Campuchia. Tại Lào, đến nay Cty đã trồng được 10.077 ha cây công nghiệp, trong đó cây cao su gần 9.000 ha. Tại Vương quốc Campuchia, sau khi được Chính phủ nước này chấp thuận cho thuê 4.162 ha đất, Cty đã tiến hành trồng được 1.265 ha cao su.
Với phương châm đa ngành nghề, đa hình thức sở hữu, Cty đã thành lập nhiều Cty CP như: Cty CP Chế biến gỗ Cao su Đăk Lăk, Cty CP Cao su DAKNORUCO, Cty CP Kỹ thuật cao su, Cty cổ phần Chỉ thun; đầu tư khu nghỉ dưỡng sinh thái và Spa Bản Đôn, cụm dịch vụ khách sạn DAKRUCO...tất cả đã đi vào hoạt động, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bằng kinh nghiệm và những nỗ lực không ngừng, tin rằng, Cty Cao su Đăk sẽ vượt qua mọi khó khăn và tiếp tục trưởng thành mạnh mẽ, khẳng định mình trong cơ chế thị trường.
+ Đến nay Công ty đã có 24.675 ha cao su trong đó có trên 12.430 ha cao su kinh doanh. Diện tích vườn cây của Công ty trải dài trên 8 huyện, thành phố thuộc ba tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, KonTum và hai nước Lào, Campuchia.
+ Trong những năm qua, Cty đã đầu tư gần 30 tỷ đồng xây dựng các công trình hạ tầng ở địa phương. Cty đã xây dựng 12 ngôi nhà tình nghĩa, tặng trên 300 sổ tiết kiệm; nhận phụng dưỡng suốt đời Mẹ Việt Nam Anh hùng; ủng hộ đồng bào vùng bị lũ lụt thiên tai, quỹ vì người nghèo lên đến hàng tỷ đồng…Riêng năm 2010, Cty đã ủng hộ các quỹ xã hội từ thiện, quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa với số tiền trên 6,8 tỷ đồng.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Bình ổn thế nào để cả 2 đều có lợi?

24-3-2011

Thông thường qui luật cung cầu chi phối giá cả và sản xuất, có thể xảy ra 3 trường hợp: (1) Hàng quá nhiều, thừa cung: Giá thấp nhà sản xuất lỗ - nhà sản xuất giảm qui mô sản xuất hoặc phá sản. (2) Cung cầu cân bằng: Giá cả phải chăng, nhà sản xuất và người tiêu dùng đều vui. (3) Nhu cầu cao, cung thiếu, giá cao: Nhà sản xuất lời to, người tiêu dùng kêu khổ.

Cao su Đông Bắc đồng loạt chết giấc: Bài học đắt giá cho sự nôn nóng

24-3-2011

NNVN hôm qua (23/3) đã có bài phản ánh phần lớn diện tích trong hơn một nghìn hecta cao su ở Hà Giang đã bị đợt rét đậm, rét hại đốn hạ. Hà Giang không phải là tỉnh duy nhất bị đợt rét tàn phá mà ở rất nhiều tỉnh phía Đông và Tây Bắc, những cánh rừng cao su cũng đồng loạt chết giấc, trơ những cành, ngọn khô khốc, khẳng khiu...

Hàng nghìn tấn muối tan thành nước

24-3-2011

Nỗi buồn giá muối thấp chưa nguôi ngoai thì cơn mưa trái mùa ập tới khiến hàng nghìn diêm dân Bạc Liêu trắng tay.

Nguy cơ lúa rớt giá

23-3-2011

Tại nhiều tỉnh vùng ĐBSCL, nông dân đang hăng hái gieo sạ lại loại giống IR 50404 bởi ngắn ngày, năng suất cao. Theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, đó sẽ là tác động xấu cho thị trường lúa gạo.

Mở cửa thị trường XK gạo: Xu hướng tất yếu

23-3-2011

Vì những bất cập trong cách điều hành xuất khẩu gạo và chính sách liên quan còn một số điểm hạn chế, nhiều người cho rằng, việc mở cửa thị trường xuất khẩu gạo sẽ là xu hướng tất yếu chứ không phải vì “cái hẹn“ WTO…

Đẩy mạnh các giải pháp bình ổn giá lúa gạo

23-3-2011

Giá sàn xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay liên tục được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) điều chỉnh. Riêng trong tháng 3/2011, giá sàn xuất khẩu gạo đã có 2 lần được điều chỉnh vào ngày 9/3, ngày 17/3. Việc giá lúa lên xuống thất thường đang khiến nhiều người dân lo lắng bởi giá lúa thấp khó có tích lũy để tái đầu tư.

Phập phồng giá lúa, nông dân bất an

21-3-2011

Nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa đông xuân với năng suất khá cao. Hiện, các doanh nghiệp đang triển khai thu mua lúa tạm trữ theo chỉ đạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhằm giữ giá lúa. Tuy nhiên, những ngày qua thị trường lúa gạo đã có những diễn biến theo xu hướng giảm khiến nông dân lo lắng, bất an.

Lúa ế vì... lục bình!

21-3-2011

Giá lúa tiếp tục xuống thấp khiến nhà nông mất vui. Đã vậy, tại một số vùng ở Long An, nông dân càng thêm thấp thỏm bởi lục bình đang "bóp nghẹt" kênh rạch, ngăn đường đưa ghe vào mua lúa.

Vẫn chưa có cách giải bài toán giá lúa!

21-3-2011

Giới kinh doanh lúa gạo dự báo sau những hợp đồng xuất khẩu gạo giá cao sang Indonesia, cuối tháng 3.2011 giá lúa sẽ hạ khi cả vùng ĐBSCL thu hoạch rộ lúa Đông – Xuân.

Cá tra Việt Nam: Niềm vui nhân đôi

21-3-2011

Niềm vui đang đến với con cá tra Việt Nam và người nuôi cá khi giá cá tra xuất khẩu liên tục tăng cao. Thêm vào đó, mới đây Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức công bố giảm thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam.

Xuất khẩu trái cây tươi gặp khó

21-3-2011

Từ đầu năm 2011, nhiều nước châu Âu đã tạm ngưng nhập khẩu trái cây tươi không đạt tiêu chuẩn Global GAP (tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng, an toàn và truy nguyên được nguồn gốc). Tình trạng trên đã khiến giá một số loại trái cây giảm mạnh.

Chọn giải pháp nhằm bình ổn thị trường phân bón

21-3-2011

Đến thời điểm hiện tại, tổng sản lượng phân bón hóa học trong nước đạt khoảng 6,2 triệu tấn và đáp ứng 68% nhu cầu. Cả nước vẫn phải nhập khẩu tới khoảng 2,6 triệu tấn để bù đắp cho lượng thiếu hụt.