THỊ TRƯỜNG

Phập phồng giá lúa, nông dân bất an

Ngày đăng: 21 | 03 | 2011

Nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa đông xuân với năng suất khá cao. Hiện, các doanh nghiệp đang triển khai thu mua lúa tạm trữ theo chỉ đạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhằm giữ giá lúa. Tuy nhiên, những ngày qua thị trường lúa gạo đã có những diễn biến theo xu hướng giảm khiến nông dân lo lắng, bất an.

Những ngày này, đi dọc theo tuyến quốc lộ 80 từ huyện Tân Hiệp về Hòn Đất, Kiên Lương (Kiên Giang) đâu đâu cũng thấy nông dân thu hoạch lúa. Cái cảnh nông dân “nhàn hạ” ngồi trong bóng mát ở gốc cây bên bờ ruộng chờ máy GĐLH thu hoạch xong là có thương lái vào tận nơi thu mua lúa tươi những ngày này không còn nữa. Chính vì vậy, những nông dân có điều kiện thì chở hẳn về nhà phơi sấy, còn không có thì phải tận dụng bờ đê, mặt ruộng làm sân phơi. Lúa khô thì chất thành cây trùm bạt nhựa chờ có thương lái vào để bán.
 
Vừa cùng mấy người con cào đảo sân lúa hơn 300 giạ bước vào, ông Nguyễn Văn Hiếu, ở xã Sơn Kiên, huyện Hòn Đất vội gỡ chiếc nón lá trên đầu phe phẩy quạt nói: Tính bán lúa tươi ở ruộng cho nó nhàn, ai ngờ đúng ngày thu hoạch thì giá lúa lại giảm, thương lái không đi mua nữa đành mang về phơi trữ lại, chờ thời. Máy bữa nay nghe nói giá lúa giảm, cha con tôi thấy lo quá. Khi nào cầm được tiền trong tay mới chắc ăn, chứ lúa chất đống trong nhà vẫn chưa yên tâm. Anh thấy đấy, mấy bữa trước, lúa tươi còn giá 5.000 đồng/kg, lúa khô 6.000 – 6.200 đồng/kg. Vậy mà chỉ sau thu hoạch có mấy ngày đã giảm 400 – 500 đồng/kg. Mỗi héc-ta thu hơn 7 tấn lúa, tính ra 3 ha gia đình tôi mất gần chục triệu chỉ trong mấy ngày.
 
Những ngày qua, diễn biến thị trường lúa gạo ở vựa lúa ĐBSCL đổi chiều lên xuống bất thường. Ngay những thương lái có ghe buôn chuyến nhỏ lẻ, về đậu kết bè trên kinh xáng Xà No ở chợ Một Ngàn, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) cũng chỉ chờ chứ chưa vội mua lúa. Các chủ ghe cầm điện thoại kè kè bên mình, chốc chốc lại gọi điện hỏi thăm giá cả…
 
Điểm lại từ đầu vụ đông xuân tới nay, giá lúa tăng liên tục, nông dân ai cũng vui mừng. Giới kinh doanh lúa gạo dự báo thị trường lúa gạo đông xuân năm nay sẽ khác năm ngoái. Thông tin sau những hợp đồng xuất khẩu gạo được giá cao sang Indonesia, giá lúa trong nước tăng theo vùn vụt. Trước thời điểm cuối tháng 3/2011, nhiều thương lái và chủ DNXK gạo dự đoán giá lúa ở ĐBSCL sẽ hạ nhiệt. Bởi lúc này là thời điểm lúa đông xuân trong vùng đang thu hoạch rộ.
 
Thực tê đến sớm hơn dự đoán. Từ đầu tháng 3 khi nhiều vùng bước vào thu hoạch lúa đôgn xuân và nông dân thấy lúa được giá, bán nhiều thì giá lúa gạo lại đảo chiều mạnh. Chỏ sau một tuần đầu tháng ba, giá lúa thường từ 5.700 – 5.900 đồng/kg giảm xuống 5.300 – 5.400 đồng/kg, giảm 400 – 500 đồng/kg. Tại Đồng Tháp có lúc thương lái ra giá mua lúa thường ở mức 5.000 – 5.200 đồng/kg. Trước tình thế này, nông dân đang gặt lúa bắt đầu thấy lo, sợ lặp lại giống vụ lúa đông xuân năm ngoái. Thế nhưng từ giữa tháng 3 tới nay, lúa gạo ở ĐBSCL có xu hướng tăng nhẹ trở lại. Anh Hiền, một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo ở Cần Thơ, sáng ngày 16/03 cho biết, hiện nay giá lúa thường phơi khô 5.600 – 5.850 đồng/kg, tăng thêm 100 – 200 đồng/kg; gạo lứt các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu tại Thốt Nốt 7.200 – 7.400 đồng/kg; gạo lứt nguyên liệu hạt dài lên 7.400 – 7.600 đồng/kg. Với giá này, dù cho có nhiều kho mở cửa thu mua , lượng gạo nhập kho vẫn không nhiều.
 
ThS Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang cho biết, đến nay toàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng 70% trong tổng số 287.383 ha lúa đông xuân, năng suất lúa bình quân đạt 6,57 tấn/ha. Mấy ngày nay giá lúa có xu hướng giảm nhẹ, hiện lúa các doanh nghiệp mua tại kho đang ở mức 5.800 đồng/kg. Tuy nhiên, nông dân thường bán lúa tại nhà cho thương lái nên giá thấp hơn giá này. Nhưng với mức giá trên 5.000 đồng/kg thì vẫn đảm bảo nông dân có lãi.
 
Trong khi những hộ dân đang có lúa thu hoạch kém vui vì giá giảm thì những nông dân gieo sạ lúa trễ lại đang lo lắng do bị đội chi phí lên khac cao. Nguyên nhân là do nước lũ năm nay rút chậm, mưa cuối mùa nhiều, trong khi đó Hậu Giang lại là tỉnh nằm trong vùng trũng thấp, tiếp giáp giữa vùng mặn ngọt nên gặp khó khăn trong việc nước rút gieo sạ. Hiện diện tích lúa này vẫn đang trong giai đoạn làm đòng và trỗ chín. Trong khi đó, giá phân bón, xăng, dầu , điện… đã kéo chi phí đầu vào tăng cao. Theo tính toán của các nông dân, chi phí lúa gieo sạ trễ đội thêm lên ít nhất từ 2 – 3 triệu đồng/ha. Ông Tám Oánh (Trần Phước Oánh) ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang tính toán: “Vì gieo sạ trễ hơn mọi năm nên còn ít nhất 1 tháng nữa 3 ha lúa đông xuân của gia đình tôi mới được thu hoạch. Trong khi đó, giá phân bón, giá xăng dầu đã tăng cả tháng nay. Ở những vùng làm sớm, chi phí cho vụ này vhir ở mức 15 – 17 triệu đồng/ha nhưng sạ trễ, chi phí đội lên 18 – 20 triệu đồng/ha. Giờ giá lúa giảm lại càng khiến nông dân thấp thỏm, bất an”.
 
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam số 56 ngày 21/03/2011.

NỘI DUNG KHÁC

Lúa ế vì... lục bình!

21-3-2011

Giá lúa tiếp tục xuống thấp khiến nhà nông mất vui. Đã vậy, tại một số vùng ở Long An, nông dân càng thêm thấp thỏm bởi lục bình đang "bóp nghẹt" kênh rạch, ngăn đường đưa ghe vào mua lúa.

Vẫn chưa có cách giải bài toán giá lúa!

21-3-2011

Giới kinh doanh lúa gạo dự báo sau những hợp đồng xuất khẩu gạo giá cao sang Indonesia, cuối tháng 3.2011 giá lúa sẽ hạ khi cả vùng ĐBSCL thu hoạch rộ lúa Đông – Xuân.

Cá tra Việt Nam: Niềm vui nhân đôi

21-3-2011

Niềm vui đang đến với con cá tra Việt Nam và người nuôi cá khi giá cá tra xuất khẩu liên tục tăng cao. Thêm vào đó, mới đây Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức công bố giảm thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam.

Xuất khẩu trái cây tươi gặp khó

21-3-2011

Từ đầu năm 2011, nhiều nước châu Âu đã tạm ngưng nhập khẩu trái cây tươi không đạt tiêu chuẩn Global GAP (tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng, an toàn và truy nguyên được nguồn gốc). Tình trạng trên đã khiến giá một số loại trái cây giảm mạnh.

Chọn giải pháp nhằm bình ổn thị trường phân bón

21-3-2011

Đến thời điểm hiện tại, tổng sản lượng phân bón hóa học trong nước đạt khoảng 6,2 triệu tấn và đáp ứng 68% nhu cầu. Cả nước vẫn phải nhập khẩu tới khoảng 2,6 triệu tấn để bù đắp cho lượng thiếu hụt.

Thiếu tôm giống ở vùng "vựa tôm"

18-3-2011

Vùng đất được ví như “vựa tôm” sú của ĐBSCL - Cà Mau hiện đang đối mặt trước tình trạng khan hiếm nguồn tôm giống. Thời gian canh tác thuận lợi nhất trong năm sắp trôi qua, nhưng không ít nông dân đành bất lực vì tìm mua không được nguồn tôm giống thả nối...

Bấp bênh giá gạo

18-3-2011

VFA giảm giá sàn xuất khẩu gạo làm trầm trọng thêm tình cảnh khó khăn của người trồng lúa

Mua bán lúa giống

18-3-2011

Người đồng bằng có câu nói cửa miệng: “Tin (ai đó) chỉ có bán lúa giống” để biểu lộ sự thiếu tin cậy đối với đối tượng muốn ám chỉ. Ngày nay lúa giống trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu trong quy trình sản xuất lúa hàng hóa. Người nông dân phải thật tin (cá nhân hoặc đơn vị) mới dám mua lúa giống về gieo trồng.

Khoảng trống thị trường cà phê trong nước

18-3-2011

Thế giới biết tới Việt Nam như nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Brazil. Trong xu hướng cà phê nhân lên giá trong vài năm trở lại, các doanh nghiệp mải mê với xuất khẩu mà để quên thị trường nội địa sau lưng.

Xuất khẩu tôm sẽ tăng mạnh trong năm 2011

16-3-2011

Năm 2010 khép lại với những thành công đáng ghi nhận trong lĩnh vực xuất khẩu tôm. Bước sang năm 2011, xuất khẩu tôm của Việt Nam đang báo hiệu những bứt phá mới.

Xuất khẩu gạo có thể gặp khó

15-3-2011

Mặc dù xuất khẩu (XK) gạo của VN trong 2 tháng đầu năm khá thuận lợi cả về lượng và giá, song Bộ Công Thương vẫn dự báo, XK gạo của ta thời gian tới sẽ gặp không ít khó khăn.

Giải bài toán giá nông sản: Làm sao cho nông dân có lợi?

14-3-2011

Hiện giá nhiều loại nông sản ở mức cao nhưng làm thế nào để nông dân được hưởng lợi vẫn là câu hỏi khó. Bởi trên thực tế, việc sản xuất manh mún, giá vật tư đầu vào tăng cao đang khiến lợi nhuận của bà con bị thu hẹp.