THỊ TRƯỜNG

Chọn giải pháp nhằm bình ổn thị trường phân bón

Ngày đăng: 21 | 03 | 2011

Đến thời điểm hiện tại, tổng sản lượng phân bón hóa học trong nước đạt khoảng 6,2 triệu tấn và đáp ứng 68% nhu cầu. Cả nước vẫn phải nhập khẩu tới khoảng 2,6 triệu tấn để bù đắp cho lượng thiếu hụt.

Thông tin trên được Vụ thị trường trong nước Bộ Công Thương công bố trong báo cáo đưa ra tại hội thảo "Bình ổn thị trường phân đạm và nâng cao hiệu quả phân phối đạm Phú Mỹ" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 18/3 tại tỉnh Nam Định.
Do phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài, trong thời gian qua giá phân bón trong nước đã chịu những tác động lớn từ thị trường thế giới. Ngoài ra, thị trường trong nước còn bị biến động mạnh bắt nguồn từ việc mất cân đối cung cầu cục bộ; chi phí sản xuất tăng do sự điều chỉnh của các yếu tố đầu vào cơ bản như điện, than, xăng dầu, nhân công... tỷ giá ngoại tệ/Việt Nam đồng tăng và khó tiếp cận theo giá niêm yết trên thị trường chính thức. 
Nhà nước đã đưa phân bón vào trong danh mục các mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá. Tuy nhiên, việc này chủ yếu để "đối phó" và mang nặng tính mệnh lệnh hành chính nên mặc dù đã được áp dụng khá lâu nhưng không mấy hiệu quả. 
Do vậy, để chủ động hơn trong việc kiểm soát sự biến động của giá bán lẻ phân bón và phù hợp hơn với cơ chế thị trường, giải pháp bình ổn thông qua việc điều tiết cân đối cung cầu có nhiều ưu thế hơn và hiệu quả hơn. 
Giải pháp này bao gồm những biện pháp cụ thể, trong đó có việc chủ động dự trữ phân bón để sẵn sàng cung ứng khi thị trường biến động lớn hoặc mất cân đối cung cầu. Theo đó, Bộ Công thương sẽ trình Chính phủ ban hành quy định yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phân bón phải duy trì một lượng hàng dự trữ bắt buộc. Các doanh nghiệp này sẽ nhận được những hỗ trợ từ Nhà nước thông qua các ưu đãi về tín dụng, thuế, đầu tư kho bãi, tiếp cận nguồn cung ngoại tệ... 
Biện pháp thứ hai là tăng cường khả năng cung ứng từ nguồn sản xuất trong nước bằng việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư sản xuất như dự án Nhà máy đạm Cà Mau, Ninh Bình, mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc, Nhà máy DAP số 2 tại Lào Cai...
Bên cạnh đó là những biện pháp khác như việc điều tiết cung cầu theo từng thời điểm qua các chính sách thuế và xuất nhập khẩu; tăng cường năng lực của hệ thống phân phối để đảm bảo mặt hàng phân bón được lưu thông thông suốt từ khâu sản xuất, nhập khẩu đến người nông dân, tránh sự chồng chéo và giảm bớt những chi phí trung gian không cần thiết. 
Theo các chuyên gia, những biện pháp mang tính lâu dài trên cũng nên kết hợp với những biện pháp trước mắt như khuyến khích các doanh nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện các chương trình bình ổn thị trường thông qua các đợt bán hành trực tiếp tới tận tay người nông dân với giá hợp lý. 
Tại buổi hội thảo, đại diện của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đã nhấn mạnh vai trò của Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo) trong việc bình ổn thị trường phân bón trong nước. Theo đó, ngoài việc nhập khẩu khoảng 130-200.000 tấn/năm và duy trì mức hàng dự trữ tối thiểu 70.000 tấn/năm, từ năm 2004 đến nay, Nhà máy đạm Phú Mỹ của PVFCCo đã cung cấp gần 5 triệu tấn phân đạm chất lượng cao ra thị trường, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu của cả nước./. 

AGROINFO – Theo TTXVN

Nguồn:http://www.vietnamplus.vn/Home/Chon-giai-phap-nham-binh-on-thi-truong-phan-bon/20113/82105.vnplus

NỘI DUNG KHÁC

Thiếu tôm giống ở vùng "vựa tôm"

18-3-2011

Vùng đất được ví như “vựa tôm” sú của ĐBSCL - Cà Mau hiện đang đối mặt trước tình trạng khan hiếm nguồn tôm giống. Thời gian canh tác thuận lợi nhất trong năm sắp trôi qua, nhưng không ít nông dân đành bất lực vì tìm mua không được nguồn tôm giống thả nối...

Bấp bênh giá gạo

18-3-2011

VFA giảm giá sàn xuất khẩu gạo làm trầm trọng thêm tình cảnh khó khăn của người trồng lúa

Mua bán lúa giống

18-3-2011

Người đồng bằng có câu nói cửa miệng: “Tin (ai đó) chỉ có bán lúa giống” để biểu lộ sự thiếu tin cậy đối với đối tượng muốn ám chỉ. Ngày nay lúa giống trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu trong quy trình sản xuất lúa hàng hóa. Người nông dân phải thật tin (cá nhân hoặc đơn vị) mới dám mua lúa giống về gieo trồng.

Khoảng trống thị trường cà phê trong nước

18-3-2011

Thế giới biết tới Việt Nam như nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Brazil. Trong xu hướng cà phê nhân lên giá trong vài năm trở lại, các doanh nghiệp mải mê với xuất khẩu mà để quên thị trường nội địa sau lưng.

Xuất khẩu tôm sẽ tăng mạnh trong năm 2011

16-3-2011

Năm 2010 khép lại với những thành công đáng ghi nhận trong lĩnh vực xuất khẩu tôm. Bước sang năm 2011, xuất khẩu tôm của Việt Nam đang báo hiệu những bứt phá mới.

Xuất khẩu gạo có thể gặp khó

15-3-2011

Mặc dù xuất khẩu (XK) gạo của VN trong 2 tháng đầu năm khá thuận lợi cả về lượng và giá, song Bộ Công Thương vẫn dự báo, XK gạo của ta thời gian tới sẽ gặp không ít khó khăn.

Giải bài toán giá nông sản: Làm sao cho nông dân có lợi?

14-3-2011

Hiện giá nhiều loại nông sản ở mức cao nhưng làm thế nào để nông dân được hưởng lợi vẫn là câu hỏi khó. Bởi trên thực tế, việc sản xuất manh mún, giá vật tư đầu vào tăng cao đang khiến lợi nhuận của bà con bị thu hẹp.

Giá lúa gạo chỉ giảm trong ngắn hạn?

14-3-2011

Từ đầu tháng 3 đến nay, khi các tỉnh ĐBSCL bước vào đợt cao điểm thu hoạch vụ đông xuân, bà con nông dân cần bán nhiều thì giá lúa gạo lại quay đầu giảm khá mạnh. So với đầu tuần trước (ngày 7.3), giá lúa thường giảm khoảng 8%, tương đương 400-500 đồng/kg (hiện giá còn 5.300 - 5.400 đồng/kg); lúa hạt dài giảm mạnh hơn với khoảng 11%, từ trên 6.200 đồng xuống còn 5.500 đồng/kg.

Nên sớm lập quỹ bảo vệ người trồng café

14-3-2011

Chiếm khoảng 2% GDP, ngành café đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, là nguồn sống chủ yếu của hơn 2 triệu lao động, nhưng từ khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu, café luôn tiềm ẩn những bất ổn.

Giá lương thực thế giới tăng: Việt Nam làm gì?

14-3-2011

Đây là thời điểm thuận lợi cho những nhà làm chính sách của Việt Nam hướng tới mục tiêu xa hơn. Hội thảo “Tác động của việc tăng giá lương thực đến nền kinh tế và đời sống nông dân Việt Nam” vừa diễn ra do Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn (Ipsard) tổ chức.

Cá tra giống thiếu về lượng - bất ổn về chất

10-3-2011

Việc kiểm soát chất lượng con giống còn thả nổi trong khi thị trường cá tra giống đang “nóng” và con giống có dấu hiệu suy thoái.

Vào mùa thu hoạch nhưng giá lúa gạo rục rịch tăng

8-3-2011

Ngay sau khi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) triển khai kế hoạch thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, Công ty Lương thực Tiền Giang đã tiến hành thu mua 25 ngàn tấn gạo theo chỉ tiêu phân bố của VFA. Theo đó, giá lúa gạo trên thị trường Tiền Giang đã “nhích” lên so với tháng trước.