THỊ TRƯỜNG

Cá tra Việt Nam: Niềm vui nhân đôi

Ngày đăng: 21 | 03 | 2011

Niềm vui đang đến với con cá tra Việt Nam và người nuôi cá khi giá cá tra xuất khẩu liên tục tăng cao. Thêm vào đó, mới đây Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức công bố giảm thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam.

Cụ thể, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính lần 6, giai đoạn từ 1.8.2008 đến 31.7.2009, thuế chống bán phá giá cá tra nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường này. Theo đó, các công ty đều có mức thuế thấp hơn so với thuế suất trong kết quả sơ bộ công bố hồi tháng 9 năm 2010.
 
Dựa trên việc xem xét hồ sơ, bằng chứng do phía Việt Nam cung cấp, DOC đã quyết định lựa chọn Bangladesh (chứ không phải Philippines trong kết quả sơ bộ) là quốc gia thay thế làm giá trị để tính toán biên độ phá giá đối với cá tra Việt Nam trong quyết định cuối cùng lần này. Vì vậy, các doanh nghiệp đều có thuế suất thấp hơn so với mức thuế trong kết quả sơ bộ. Cụ thể: có 6 bị đơn bắt buộc được giảm thuế, gồm công ty Vĩnh Hoàn từ mức thuế sơ bộ công bố tháng 9.2010 là 4,22 USD/kg , nay giảm còn 0 USD; công ty Vinh Quang từ 2,44 USD/kg giảm còn 0 USD; Agifish An Giang từ 4,22 USD còn 0,02 USD; ESS LLC từ 4,22 USD còn 0,02 USD; South Vina từ 4,22 USD còn 0,02 USD và CL-Fish còn 0USD.
 
Các doanh nghiệp trên sẽ được Hải quan Mỹ hoàn lại toàn bộ số tiền nộp thuế chống bán giá cho các lô hàng cá tra đông lạnh nhập cảnh vào Mỹ trong giai đoạn từ ngày 1/8/2008 đến 31/7/2009. 
 
Đây là các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đã theo đuổi vụ kiện chống bán giá phá (nằm trong danh sách bị đơn bắt buộc và tự nguyện) cung cấp đầy đủ hồ sơ để chứng minh việc không bán phá giá. 
 
Trước sự kiện này, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã hoan nghênh quyết định cuối cùng lần thứ sáu thuế chống bán phá giá (CBPG) cá tra Việt Nam của Bộ Thương mại Mỹ (DOC).
 
Ông Trương Đình Hòe cũng cho biết, với quyết định này thì các công ty Việt Nam xuất khẩu cá tra vào Mỹ đều có mức thuế gần bằng 0%, thấp hơn so với thuế suất trong kết quả sơ bộ công bố hồi tháng 9-2010.
 
Được biết, hiện số lượng cá tra xuất khẩu sang Mỹ chiếm tỷ trọng khoảng 10% trong tổng lượng xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
 
Cùng với việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả về thuế chống bán phá giá cá tra nhập khẩu từ Việt Nam. Bộ NN&PTNT cũng cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2011 kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt khoảng 270 triệu USD.
 
Điều đáng nói là giá xuất khẩu được cải thiện cộng thêm lợi thế từ việc điều chỉnh tỷ giá sẽ khiến các doanh nghiệp chi mạnh tay hơn trong việc thu mua nguyên liệu. Trong 2 tháng đầu năm, sản lượng khai thác từ nuôi trồng đạt 348 ngàn tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, sản lượng cá tra ước gần 112.000 tấn.
 
Nửa đầu tháng 3/2011, giá cá nguyên liệu tại thị trường nội địa tăng từ 46,6% - 48,8%. Theo các chuyên gia nông nghiệp, sở dĩ giá cá tăng đột biến là do diện tích nuôi cá tra giảm đáng kể, hiện tại có khoảng 40% diện tích phải “treo ao” hay chuyển sang nuôi loại khác. Vì thế, nhiều nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu cũng phải tạm thời ngừng hoạt động hoặc giảm công suất do không mua được nguyên liệu.
 
Nhằm nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản đã hướng dẫn các biện pháp chống rét trong nuôi trồng thủy sản; chỉ đạo thu hoạch các sản phẩm nuôi trồng có khả năng chịu lạnh kém. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở sản xuất giống chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, nguồn giống bố mẹ; hướng dẫn các địa phương, cơ sở thực hiện các biện pháp kỹ thuật gia cố, sữa chữa, cải tiến kỹ thuật hệ thống ao đầm nuôi.
 
Mong rằng với niềm vui về giá và quyết định vừa qua của Mỹ cùng với sự nỗ lực của ngành thủy sản, người nuôi sẽ mặn mà hơn với việc đầu tư nuôi lại con cá tra, góp phần tăng sản lượng và thúc đẩy thương hiệu con cá tra trên thị trường quốc tế
 
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

 Nguồn: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=450589

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu trái cây tươi gặp khó

21-3-2011

Từ đầu năm 2011, nhiều nước châu Âu đã tạm ngưng nhập khẩu trái cây tươi không đạt tiêu chuẩn Global GAP (tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng, an toàn và truy nguyên được nguồn gốc). Tình trạng trên đã khiến giá một số loại trái cây giảm mạnh.

Chọn giải pháp nhằm bình ổn thị trường phân bón

21-3-2011

Đến thời điểm hiện tại, tổng sản lượng phân bón hóa học trong nước đạt khoảng 6,2 triệu tấn và đáp ứng 68% nhu cầu. Cả nước vẫn phải nhập khẩu tới khoảng 2,6 triệu tấn để bù đắp cho lượng thiếu hụt.

Thiếu tôm giống ở vùng "vựa tôm"

18-3-2011

Vùng đất được ví như “vựa tôm” sú của ĐBSCL - Cà Mau hiện đang đối mặt trước tình trạng khan hiếm nguồn tôm giống. Thời gian canh tác thuận lợi nhất trong năm sắp trôi qua, nhưng không ít nông dân đành bất lực vì tìm mua không được nguồn tôm giống thả nối...

Bấp bênh giá gạo

18-3-2011

VFA giảm giá sàn xuất khẩu gạo làm trầm trọng thêm tình cảnh khó khăn của người trồng lúa

Mua bán lúa giống

18-3-2011

Người đồng bằng có câu nói cửa miệng: “Tin (ai đó) chỉ có bán lúa giống” để biểu lộ sự thiếu tin cậy đối với đối tượng muốn ám chỉ. Ngày nay lúa giống trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu trong quy trình sản xuất lúa hàng hóa. Người nông dân phải thật tin (cá nhân hoặc đơn vị) mới dám mua lúa giống về gieo trồng.

Khoảng trống thị trường cà phê trong nước

18-3-2011

Thế giới biết tới Việt Nam như nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Brazil. Trong xu hướng cà phê nhân lên giá trong vài năm trở lại, các doanh nghiệp mải mê với xuất khẩu mà để quên thị trường nội địa sau lưng.

Xuất khẩu tôm sẽ tăng mạnh trong năm 2011

16-3-2011

Năm 2010 khép lại với những thành công đáng ghi nhận trong lĩnh vực xuất khẩu tôm. Bước sang năm 2011, xuất khẩu tôm của Việt Nam đang báo hiệu những bứt phá mới.

Xuất khẩu gạo có thể gặp khó

15-3-2011

Mặc dù xuất khẩu (XK) gạo của VN trong 2 tháng đầu năm khá thuận lợi cả về lượng và giá, song Bộ Công Thương vẫn dự báo, XK gạo của ta thời gian tới sẽ gặp không ít khó khăn.

Giải bài toán giá nông sản: Làm sao cho nông dân có lợi?

14-3-2011

Hiện giá nhiều loại nông sản ở mức cao nhưng làm thế nào để nông dân được hưởng lợi vẫn là câu hỏi khó. Bởi trên thực tế, việc sản xuất manh mún, giá vật tư đầu vào tăng cao đang khiến lợi nhuận của bà con bị thu hẹp.

Giá lúa gạo chỉ giảm trong ngắn hạn?

14-3-2011

Từ đầu tháng 3 đến nay, khi các tỉnh ĐBSCL bước vào đợt cao điểm thu hoạch vụ đông xuân, bà con nông dân cần bán nhiều thì giá lúa gạo lại quay đầu giảm khá mạnh. So với đầu tuần trước (ngày 7.3), giá lúa thường giảm khoảng 8%, tương đương 400-500 đồng/kg (hiện giá còn 5.300 - 5.400 đồng/kg); lúa hạt dài giảm mạnh hơn với khoảng 11%, từ trên 6.200 đồng xuống còn 5.500 đồng/kg.

Nên sớm lập quỹ bảo vệ người trồng café

14-3-2011

Chiếm khoảng 2% GDP, ngành café đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, là nguồn sống chủ yếu của hơn 2 triệu lao động, nhưng từ khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu, café luôn tiềm ẩn những bất ổn.

Giá lương thực thế giới tăng: Việt Nam làm gì?

14-3-2011

Đây là thời điểm thuận lợi cho những nhà làm chính sách của Việt Nam hướng tới mục tiêu xa hơn. Hội thảo “Tác động của việc tăng giá lương thực đến nền kinh tế và đời sống nông dân Việt Nam” vừa diễn ra do Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn (Ipsard) tổ chức.