THỊ TRƯỜNG

Đẩy mạnh các giải pháp bình ổn giá lúa gạo

Ngày đăng: 23 | 03 | 2011

Giá sàn xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay liên tục được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) điều chỉnh. Riêng trong tháng 3/2011, giá sàn xuất khẩu gạo đã có 2 lần được điều chỉnh vào ngày 9/3, ngày 17/3. Việc giá lúa lên xuống thất thường đang khiến nhiều người dân lo lắng bởi giá lúa thấp khó có tích lũy để tái đầu tư.

Sau lần điều chỉnh giá sàn xuất khẩu gạo vào ngày 9/3, ngày 17/3 vừa qua, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) lại tiếp tục hạ giá sàn đối với các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, giá sàn xuất khẩu đối với gạo 5% tấm là 480 USD/tấn, còn gạo 25% tấm là 460 USD/tấn, cùng giảm 20 USD/tấn. Giá mới này sẽ chính thức được áp dụng từ 20/3.
Như vậy, từ đầu năm 2011 đến nay, VFA đã có 6 lần điều chỉnh giá sàn xuất khẩu gạo và điều chỉnh giảm giá. Duy nhất là vào ngày 21/2, giá xuất khẩu gạo được điều chỉnh tăng. Theo một số chuyên gia việc điều chỉnh này là để hỗ trợ xuất khẩu. Bởi lẽ hiện nay, Việt Nam đang bước vào vụ thu hoạch lúa đông xuân, theo ước tính lượng gạo hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu sẽ ở mức 3 triệu tấn, cộng với hơn 1 triệu tấn tồn kho từ năm ngoái chuyển sang cần tiêu thụ, trong khi sức mua trên thị trường thế giới không cao.
Hiện giá lúa gạp xuất khẩu đang ở mức thấp loại 5% tấm ở mức 450-460USD/tấn, 25% tấm ở mức 410-430USD/tấn. Các chuyên gia dự báo, từ nay cho tới hết tháng 3, thậm chí sang tháng 4 nhu cầu gạo Việt Nam của thị trường còn tiếp tục trầm lắng.
Mặc dù giá xuất khẩu gạo bấp bênh, song theo báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam, dự kiến xuất khẩu gạo trong tháng 3/2011 khoảng 650.000 tấn, đưa xuất khẩu cả quý I/2011 đạt mức cao nhất kể từ khi Việt Nam xuất khẩu gạo. Cụ thể, đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo tính đến ngày 28/02/2011 là 2,3 triệu tấn, tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo xuất khẩu trong quý II/2011 sẽ đạt thấp do số lượng hợp đồng còn lại chờ giao hàng từ tháng 4/2011 trở đi còn ít trong khi tình hình thị trường thế giới đang bất ổn và nhu cầu yếu đi.
Tại thị trường trong nước từ đầu tháng 3.2011, giá lúa giảm mạnh từ 5.700-5.900đ/kg xuống 5.300 - 5.400đ/kg đối với loại lúa thường. Loại lúa dài giảm mạnh hơn, từ 6.200đ/kg xuống 5.500đ/kg.
Trước thực tế này theo TS Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, cho rằng đây là thời điểm cần có sự can thiệp của Nhà nước để ổn định giá lúa gạo trong nước. Ông Bảnh cho biết: Giá lúa giảm vì nguồn cung quá lớn trong khi doanh nghiệp lừng chừng trong mua tạm trữ. Vụ đông xuân năm nay ĐBSCL tiếp tục trúng mùa. Với diện tích trên 1,54 triệu ha, năng suất trung bình 6,5-6,6 tấn/ha thì sản lượng lúa toàn vùng đạt trên 10 triệu tấn, tương đương 6,5 triệu tấn gạo các loại.
Để tiếp tục đẩy mạnh việc thu mua lúa tạm trữ trong dân, góp phần bình ổn giá lúa, cũng theo TS Bảnh biện pháp quan trọng nhất vẫn là triển khai mua tạm trữ để giảm nguồn lúa gạo trong dân trước. Thực tế những năm qua cho thấy mua tạm trữ là chủ trương đúng.
Cùng với đó, cần có sự chỉ đạo sâu sát của các cơ quan chức năng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp mua tạm trữ. Phải có quy định cụ thể từng thời điểm doanh nghiệp phải mua. Ngoài ra, cần phải tăng lượng mua tạm trữ, có thể nâng mức mua tạm trữ lên 4 triệu tấn lúa (2 triệu tấn gạo) tức khoảng 60% tổng lượng lúa gạo hàng hóa của vụ đông xuân, như thế sẽ điều hòa được thị trường, giá cả.
Cùng với các biện pháp trên, Nhà nước cũng nên có chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp. Có sự hỗ trợ của Chính phủ, doanh nghiệp sẽ mạnh dạn mua tạm trữ, đẩy mạnh tiêu thụ và từ đó sẽ hỗ trợ giá lúa gạo trong nước tăng cao. Song song với đó, Nhà nước cần đẩy mạnh hỗ trợ khai thông thị trường xuất khẩu gạo, đưa thông tin đầy đủ hơn nữa về giá cả và thị trường xuất khẩu đến với doanh nghiệp và nông dân.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=451296

NỘI DUNG KHÁC

Phập phồng giá lúa, nông dân bất an

21-3-2011

Nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa đông xuân với năng suất khá cao. Hiện, các doanh nghiệp đang triển khai thu mua lúa tạm trữ theo chỉ đạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhằm giữ giá lúa. Tuy nhiên, những ngày qua thị trường lúa gạo đã có những diễn biến theo xu hướng giảm khiến nông dân lo lắng, bất an.

Lúa ế vì... lục bình!

21-3-2011

Giá lúa tiếp tục xuống thấp khiến nhà nông mất vui. Đã vậy, tại một số vùng ở Long An, nông dân càng thêm thấp thỏm bởi lục bình đang "bóp nghẹt" kênh rạch, ngăn đường đưa ghe vào mua lúa.

Vẫn chưa có cách giải bài toán giá lúa!

21-3-2011

Giới kinh doanh lúa gạo dự báo sau những hợp đồng xuất khẩu gạo giá cao sang Indonesia, cuối tháng 3.2011 giá lúa sẽ hạ khi cả vùng ĐBSCL thu hoạch rộ lúa Đông – Xuân.

Cá tra Việt Nam: Niềm vui nhân đôi

21-3-2011

Niềm vui đang đến với con cá tra Việt Nam và người nuôi cá khi giá cá tra xuất khẩu liên tục tăng cao. Thêm vào đó, mới đây Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức công bố giảm thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam.

Xuất khẩu trái cây tươi gặp khó

21-3-2011

Từ đầu năm 2011, nhiều nước châu Âu đã tạm ngưng nhập khẩu trái cây tươi không đạt tiêu chuẩn Global GAP (tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng, an toàn và truy nguyên được nguồn gốc). Tình trạng trên đã khiến giá một số loại trái cây giảm mạnh.

Chọn giải pháp nhằm bình ổn thị trường phân bón

21-3-2011

Đến thời điểm hiện tại, tổng sản lượng phân bón hóa học trong nước đạt khoảng 6,2 triệu tấn và đáp ứng 68% nhu cầu. Cả nước vẫn phải nhập khẩu tới khoảng 2,6 triệu tấn để bù đắp cho lượng thiếu hụt.

Thiếu tôm giống ở vùng "vựa tôm"

18-3-2011

Vùng đất được ví như “vựa tôm” sú của ĐBSCL - Cà Mau hiện đang đối mặt trước tình trạng khan hiếm nguồn tôm giống. Thời gian canh tác thuận lợi nhất trong năm sắp trôi qua, nhưng không ít nông dân đành bất lực vì tìm mua không được nguồn tôm giống thả nối...

Bấp bênh giá gạo

18-3-2011

VFA giảm giá sàn xuất khẩu gạo làm trầm trọng thêm tình cảnh khó khăn của người trồng lúa

Mua bán lúa giống

18-3-2011

Người đồng bằng có câu nói cửa miệng: “Tin (ai đó) chỉ có bán lúa giống” để biểu lộ sự thiếu tin cậy đối với đối tượng muốn ám chỉ. Ngày nay lúa giống trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu trong quy trình sản xuất lúa hàng hóa. Người nông dân phải thật tin (cá nhân hoặc đơn vị) mới dám mua lúa giống về gieo trồng.

Khoảng trống thị trường cà phê trong nước

18-3-2011

Thế giới biết tới Việt Nam như nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Brazil. Trong xu hướng cà phê nhân lên giá trong vài năm trở lại, các doanh nghiệp mải mê với xuất khẩu mà để quên thị trường nội địa sau lưng.

Xuất khẩu tôm sẽ tăng mạnh trong năm 2011

16-3-2011

Năm 2010 khép lại với những thành công đáng ghi nhận trong lĩnh vực xuất khẩu tôm. Bước sang năm 2011, xuất khẩu tôm của Việt Nam đang báo hiệu những bứt phá mới.

Xuất khẩu gạo có thể gặp khó

15-3-2011

Mặc dù xuất khẩu (XK) gạo của VN trong 2 tháng đầu năm khá thuận lợi cả về lượng và giá, song Bộ Công Thương vẫn dự báo, XK gạo của ta thời gian tới sẽ gặp không ít khó khăn.