THỊ TRƯỜNG

Rau cải mẫn cảm với phân bón

Ngày đăng: 01 | 04 | 2011

Rau ăn lá nói chung cũng như rau cải nói riêng rất mẫn cảm với phân bón. Khi trồng, bà con nên lưu ý để tránh những tác hại do chính phân bón gây ra.

Cải sinh trưởng rất nhanh. Trong một thời gian ngắn mà nó đã đạt năng suất rất cao. Vì vậy, phân bón đối với chúng rất cần thiết.
Để đạt hiệu quả cao, việc bón phân cho cải phải đủ và đúng quy trình
 
Trước hết phải kể tới phân đạm. Đạm là nhân tố thúc cây sinh trưởng nhanh, lá lớn và tươi tốt. Thiếu đạm là biết ngay, lá vàng, yếu ớt, năng suất và chất lượng giảm trông thấy. Tuy nhiên, nếu bón lạm dụng phân đạm quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng dư thừa nitrat trong cây, gây độc cho người. Vì vậy, phải bón cân đối cùng với phân lân và kali.
Nhưng đối với rau cải, tốt nhất vẫn là phân hữu cơ. Phân hữu cơ được ủ từ phân chuồng, phân xanh, phân rác… Trong phân động vật và thân lá của cây cối đã có đủ các loại dưỡng chất mà cây cần. Ta ủ cho hoai để chúng phân giải và tiêu diệt bớt các loại vi sinh vật có hại rồi bón cho rau là tuyệt vời. Ngày xưa làm gì đã có phân vô cơ, ông cha ta trồng rau toàn dùng phân chuồng, rau vẫn rất tốt.
Tôi nhớ trong chiến tranh, đơn vị chúng tôi sơ tán lên miền núi. Chúng tôi cử nhau đi cắt cành cây cỏ lào (hay còn gọi là cây phân xanh) và đem về ủ dưới một hố nước. Chờ khoảng một tuần là nó hoai hết, nước đen sì. Lấy nước đó tưới cho rau cải. Cả làng kéo đến xem vì cây cải to như con ngỗng, xanh mơn mởn. Thế rồi, cả làng làm theo. Trong lá loại cây đó có tới 2,6% là đạm. Nhưng đó là áp dụng cho phạm vi tăng gia trong gia đình. Còn khi sản xuất lớn, ta vẫn phải sử dụng hài hòa cả phân hữu cơ với phân vô cơ.
Các nhà khoa học cho biết, với 1ha rau cải, ta nên bón từ 13 – 15 tấn phân hữu cơ hoai mục, 130 – 200kg urê, 300kg supe phốt-phát và 160kg Kcl (hay 200kg sunphat kali). Toàn bộ phân chuồng, phân lân và 1/3 phân kali ta bón lót. Còn toàn bộ phân đạm và 2/3 phân kali ta sẽ dùng để bón thúc cho cây.
Cũng có thể dùng phân NPK của các nhà máy có uy tín để bón cho rau. Cách bón họ đã viết trên bao bì rồi.
Các cụ xưa đã nói: “Của rẻ là của ôi!”. Vì vậy, chớ ham rẻ mà mua phải phân rởm. Bà con cứ chọn các nhà máy lớn như: Đạm Phú Mỹ, Đầu Trâu hay Con Cò… mà mua.
Nhưng trồng rau phải hết sức chú ý tới sâu bệnh. Ruộng rau nõn nà của chúng ta là thứ mồi ngon mà sâu nào cũng muốn xơi. Phải thực hiện nghiêm túc phương pháp IPM, hạn chế sử dụng thuốc hóa học.
Nhà nhà nên bắt tay vào trồng rau cải!
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://www.danviet.vn/37816p1c34/rau-cai-man-camvoi-phan-bon.htm

NỘI DUNG KHÁC

Nguồn cung dồi dào, giá đường vẫn không giảm

1-4-2011

Theo báo cáo của Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến trung tuần tháng 3, cả nước đã có 6/38 nhà máy mía đường kết thúc niên vụ sản xuất 2010/2011. Các nhà máy đã ép được 9,7 triệu tấn mía và sản xuất được 860.000 tấn đường. Sản lượng này cao hơn so với cùng kỳ năm trước là 70.300 tấn.

Bạc mặt vì “vàng trắng”: Nông dân tự “chặt”... chân mình

1-4-2011

Rừng cao su đã 14 năm tuổi, nông dân vẫn không đủ mủ nộp cho công ty. Phá đi trồng mới thì họ bị rút hợp đồng sử dụng đất xuống còn 10 năm, thậm chí bị thu lại đất.

Ngành chăn nuôi trước những khó khăn kép

31-3-2011

Năm 2011, ngành chăn nuôi đặt mục tiêu giá trị sản xuất tăng 7,5-8% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 30-32% trong nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng cao, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, nguy cơ người chăn nuôi bỏ chuồng đang trở thành thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành.

Bạc mặt vì “vàng trắng” - Kỳ 1: Vừa đánh trống vừa la làng

30-3-2011

Sau 14 năm nhận đất trồng cao su cho Nông trường Lam Sơn (nay là Công ty TNHH Lam Sơn) với hy vọng và quyết tâm đổi đời, hàng trăm hộ nông dân ở Ngọc Lặc (Thanh Hoá) đang đứng trước nguy cơ trắng tay, khi hợp đồng thuê đất 50 năm bị đơn vị này rút xuống còn 10 năm.

Giá đường lao dốc

30-3-2011

Sau một thời gian dài đứng ở mức cao, trong những ngày qua, giá đường trong nước đang liên tục giảm.

DN nước ngoài thu mua cà phê trái luật: Nông dân chỉ được lợi trước mắt

29-3-2011

Các DN cà phê nước ngoài đã tận dụng tối đa cụm từ “cạnh tranh” hay giúp nông dân bán được giá cao hơn để giải thích cho hành động của mình trong việc thu mua trực tiếp cà phê tại VN. Sự thực có phải như vậy?

Hậu cao su chết rét ở Yên Bái: Bán tín, bán nghi

29-3-2011

Có người bảo, cây cao su ở Yên Bái đã chết về cơ bản. Người khác lại cho rằng, cây vẫn sống, chẳng qua là đang trong thời gian cao su... ngủ. Trước những thông tin khác nhau này, PV NNVN đã đi tìm hiểu tại những vùng cao su trọng điểm ở Yên Bái.

Thủy sản Bình Định: Tổ chức lại sản xuất để giảm chi phí

29-3-2011

Gần đây, nhiều tàu đánh bắt xa bờ phải hạn chế ra khơi vì giá xăng dầu tăng cao.

Để phát triển cây cao su bền vững

29-3-2011

Giá mủ cao su đang ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây khiến không ít nông dân ra sức “bóc lột” cây cao su triệt để. Cao su được giá cũng đã đẩy diện tích cao su mở rộng một cách chóng mặt ở Bình Phước và nhiều địa phương trong cả nước.

Sẽ tăng 100.000ha lúa thu đông

29-3-2011

Đó là chỉ đạo mà Bộ NNPTNT đưa ra cho các tỉnh phía nam tại Hội nghị Tổng kết vụ đông xuân 2010 - 2011; triển khai vụ hè thu và kế hoạch sản xuất lúa năm 2011 vừa tổ chức tại Cần Thơ.

Cty TNHH MTV Cao su Đăk Lăk: Điểm sáng Tây Nguyên

25-3-2011

Nhìn lại quá trình 27 năm xây dựng và trưởng thành, Cty Cao su Đăk Lăk (nay là Cty TNHH MTV Cao su Đăk Lăk) đã gặp không ít khó khăn, có lúc tưởng chừng không vượt qua nổi, đặc biệt là khi chuyển từ chế độ bao cấp sang cơ chế thị trường.

Bình ổn thế nào để cả 2 đều có lợi?

24-3-2011

Thông thường qui luật cung cầu chi phối giá cả và sản xuất, có thể xảy ra 3 trường hợp: (1) Hàng quá nhiều, thừa cung: Giá thấp nhà sản xuất lỗ - nhà sản xuất giảm qui mô sản xuất hoặc phá sản. (2) Cung cầu cân bằng: Giá cả phải chăng, nhà sản xuất và người tiêu dùng đều vui. (3) Nhu cầu cao, cung thiếu, giá cao: Nhà sản xuất lời to, người tiêu dùng kêu khổ.