THỊ TRƯỜNG

Nguồn cung dồi dào, giá đường vẫn không giảm

Ngày đăng: 01 | 04 | 2011

Theo báo cáo của Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến trung tuần tháng 3, cả nước đã có 6/38 nhà máy mía đường kết thúc niên vụ sản xuất 2010/2011. Các nhà máy đã ép được 9,7 triệu tấn mía và sản xuất được 860.000 tấn đường. Sản lượng này cao hơn so với cùng kỳ năm trước là 70.300 tấn.

 
Từ 15/4, thuế nhập khẩu đường vào nước ta sẽ giảm mạnh.
Lượng tồn kho tại các nhà máy tính đến 15/3 là khoảng 418.900 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 97.900 tấn.
Hiện giá đường trắng loại 1 đã có VAT bán tại kho của các nhà máy có giá từ 18.000- 18.500 đồng/kg, thậm chí đang có xu hướng giảm dưới 18.000 đồng/kg.
Giá bán đường giảm khiến các nhà máy cũng phải điều chỉnh giảm giá thu mua mía nguyên liệu xuống khoảng 50.000 đồng/tấn. Giá mua mía 10 chữ đường tại ruộng ở đồng bằng sông Cửu Long đang được mua vào ở mức 1.050.000- 1.150.000 đồng/tấn.
Báo cáo của các nhà máy cho thấy, ước tính niên vụ này lượng đường toàn ngành sản xuất được là khoảng 1.079.000 tấn, cao hơn so với vụ trước là khoảng 190.000 tấn.
Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định rằng, việc Bộ Công Thương cấp phép nhập khẩu dự phòng 50.000 tấn (trong tổng số 250.000 tấn được cấp phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan) ngay từ đầu năm sẽ khiến các nhà máy gặp khó khăn trong việc tiêu thụ trong thời gian tới.
Đồng tình với nhận định trên, ông Hà Hữu Phái, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam còn cho hay, vụ thu hoạch mía đường tại Thái Lan năm nay cũng được dự báo là “thắng lớn” khiến nguồn cung của nước này tăng mạnh.
Điều này sẽ khiến cho lượng đường nhập lậu từ quốc gia này vào nước ta trong thời gian tới sẽ tăng lên. Các doanh nghiệp trong nước sẽ càng gặp khó trong việc bán sản phẩm.
Thêm vào đó, từ 15/4, thuế nhập khẩu ưu đãi đối với sản phẩm đường sẽ giảm mạnh xuống chỉ còn 15%, sẽ khiến cho các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu do trên thế giới hiện nay giá đường ở mức không cao.
Tuy nhiên, theo khảo sát, tại thị trường Hà Nội, hiện giá đường kính trắng vẫn đang được các tiểu thương bán ra ở mức 22.000 đồng/kg, không hề giảm so với trước đó.
AGROINFO – Theo 24h

NỘI DUNG KHÁC

Bạc mặt vì “vàng trắng”: Nông dân tự “chặt”... chân mình

1-4-2011

Rừng cao su đã 14 năm tuổi, nông dân vẫn không đủ mủ nộp cho công ty. Phá đi trồng mới thì họ bị rút hợp đồng sử dụng đất xuống còn 10 năm, thậm chí bị thu lại đất.

Ngành chăn nuôi trước những khó khăn kép

31-3-2011

Năm 2011, ngành chăn nuôi đặt mục tiêu giá trị sản xuất tăng 7,5-8% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 30-32% trong nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng cao, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, nguy cơ người chăn nuôi bỏ chuồng đang trở thành thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành.

Bạc mặt vì “vàng trắng” - Kỳ 1: Vừa đánh trống vừa la làng

30-3-2011

Sau 14 năm nhận đất trồng cao su cho Nông trường Lam Sơn (nay là Công ty TNHH Lam Sơn) với hy vọng và quyết tâm đổi đời, hàng trăm hộ nông dân ở Ngọc Lặc (Thanh Hoá) đang đứng trước nguy cơ trắng tay, khi hợp đồng thuê đất 50 năm bị đơn vị này rút xuống còn 10 năm.

Giá đường lao dốc

30-3-2011

Sau một thời gian dài đứng ở mức cao, trong những ngày qua, giá đường trong nước đang liên tục giảm.

DN nước ngoài thu mua cà phê trái luật: Nông dân chỉ được lợi trước mắt

29-3-2011

Các DN cà phê nước ngoài đã tận dụng tối đa cụm từ “cạnh tranh” hay giúp nông dân bán được giá cao hơn để giải thích cho hành động của mình trong việc thu mua trực tiếp cà phê tại VN. Sự thực có phải như vậy?

Hậu cao su chết rét ở Yên Bái: Bán tín, bán nghi

29-3-2011

Có người bảo, cây cao su ở Yên Bái đã chết về cơ bản. Người khác lại cho rằng, cây vẫn sống, chẳng qua là đang trong thời gian cao su... ngủ. Trước những thông tin khác nhau này, PV NNVN đã đi tìm hiểu tại những vùng cao su trọng điểm ở Yên Bái.

Thủy sản Bình Định: Tổ chức lại sản xuất để giảm chi phí

29-3-2011

Gần đây, nhiều tàu đánh bắt xa bờ phải hạn chế ra khơi vì giá xăng dầu tăng cao.

Để phát triển cây cao su bền vững

29-3-2011

Giá mủ cao su đang ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây khiến không ít nông dân ra sức “bóc lột” cây cao su triệt để. Cao su được giá cũng đã đẩy diện tích cao su mở rộng một cách chóng mặt ở Bình Phước và nhiều địa phương trong cả nước.

Sẽ tăng 100.000ha lúa thu đông

29-3-2011

Đó là chỉ đạo mà Bộ NNPTNT đưa ra cho các tỉnh phía nam tại Hội nghị Tổng kết vụ đông xuân 2010 - 2011; triển khai vụ hè thu và kế hoạch sản xuất lúa năm 2011 vừa tổ chức tại Cần Thơ.

Cty TNHH MTV Cao su Đăk Lăk: Điểm sáng Tây Nguyên

25-3-2011

Nhìn lại quá trình 27 năm xây dựng và trưởng thành, Cty Cao su Đăk Lăk (nay là Cty TNHH MTV Cao su Đăk Lăk) đã gặp không ít khó khăn, có lúc tưởng chừng không vượt qua nổi, đặc biệt là khi chuyển từ chế độ bao cấp sang cơ chế thị trường.

Bình ổn thế nào để cả 2 đều có lợi?

24-3-2011

Thông thường qui luật cung cầu chi phối giá cả và sản xuất, có thể xảy ra 3 trường hợp: (1) Hàng quá nhiều, thừa cung: Giá thấp nhà sản xuất lỗ - nhà sản xuất giảm qui mô sản xuất hoặc phá sản. (2) Cung cầu cân bằng: Giá cả phải chăng, nhà sản xuất và người tiêu dùng đều vui. (3) Nhu cầu cao, cung thiếu, giá cao: Nhà sản xuất lời to, người tiêu dùng kêu khổ.

Cao su Đông Bắc đồng loạt chết giấc: Bài học đắt giá cho sự nôn nóng

24-3-2011

NNVN hôm qua (23/3) đã có bài phản ánh phần lớn diện tích trong hơn một nghìn hecta cao su ở Hà Giang đã bị đợt rét đậm, rét hại đốn hạ. Hà Giang không phải là tỉnh duy nhất bị đợt rét tàn phá mà ở rất nhiều tỉnh phía Đông và Tây Bắc, những cánh rừng cao su cũng đồng loạt chết giấc, trơ những cành, ngọn khô khốc, khẳng khiu...