THỊ TRƯỜNG

Cần có chiến lược phát triển cao su bền vững

Ngày đăng: 05 | 04 | 2011

Cao su là một trong những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, không những giúp nông dân vươn lên làm giàu mà còn mang lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá cao su lên xuống thất thường, diện tích trồng tự phát trong dân khó kiểm soát... là những trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của ngành.

 
Chế biến sản phẩm cao su.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, năm 2010, cả nước có khoảng 740.000ha cao su, trong đó có 478.500ha (chiếm 51%) đang cho khai thác, sản lượng 754.500 tấn, năng suất bình quân 1.721 kg/ha. Cao su được trồng tập trung ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số địa phương miền Trung. Hiện, cây cao su đang phát triển tương đối nhanh ở vùng Tây Bắc với diện tích 10.730ha (năm 2010).
Nước ta là quốc gia xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ tư thế giới, thị phần chiếm 9,9%, chỉ sau Thái Lan (34%), Indonesia (30,2%) và Malaysia (15,95%). Tính đến hết năm 2010, cao su Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch đạt 2,388 tỉ USD.
Việc phát triển cây cao su đã tạo việc làm ổn định và cải thiện thu nhập cho hơn 130.000 lao động tại các nông trường, doanh nghiệp và hơn 143.000 nông dân. Với mức giá 120 triệu đồng/tấn như hiện nay, người trồng cao su có thể thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha/năm. Vì thế, cao su đã và đang là cây trồng chủ lực, hấp dẫn đối với nhiều nông dân và các tỉnh thành trong cả nước.
Chính vì lợi nhuận của loài cây công nghiệp này mà ở nhiều vùng, bà con trồng cao su một cách ồ ạt, bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng. Nhất là vào thời điểm giá cao su tăng mạnh, nông dân đua nhau chặt bỏ càphê, điều... để đầu tư cho cao su. Hậu quả là ngành cao su gặp phải nhiều bất cập như: năng suất chưa cân xứng giữa các vùng, miền, giữa đại điền và tiểu điền; sâu bệnh xuất hiện ngày càng nhiều.
Theo TS. Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, muốn phát triển ngành cao su theo hướng bền vững tiến đến gia tăng giá trị, chúng ta cần thực hiện những giải pháp sau: đẩy mạnh quy hoạch vùng trồng cao su và mạng lưới sơ chế cao su ở từng địa phương để đảm bảo vùng nguyên liệu cho các nhà máy; hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý chất lượng cao su thiên nhiên sơ chế tại Việt Nam, tiến đến các lô hàng sản xuất và xuất khẩu phải đính kèm giấy chứng nhận kiểm phẩm; sản xuất các chủng loại cao su theo nhu cầu của thị trường, tăng xuất khẩu chính ngạch và đa dạng hóa thị trường, đồng thời phát triển thị trường trong nước, tiến tới xây dựng thương hiệu cho cao su Việt Nam.
Bà Hoa cũng cho rằng, cần cung cấp thông tin kịp thời về thị trường cao su để giúp hiệp hội ngành hàng và cơ quan quản lý có cơ sở phân tích xu hướng phát triển thị trường và sản phẩm, từ đó khuyến cáo các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất, xuất khẩu phù hợp.
Ông Phan Văn Đon, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước cho biết, cao su là cây trồng dài ngày, vì thế để ngành cao su phát triển bền vững, chúng ta cần đưa những loại giống có trữ lượng mủ cao, chất lượng tốt vào trồng tại những vùng mới, tư vấn hỗ trợ cho bà con nông dân, doanh nghiệp về cách bón phân, xử lý sâu bệnh, tránh tình trạng khai thác khi cao su chưa đến tuổi, đồng thời sớm đưa ra chiến lược ổn định giá cho cây cao su.
Ông Phan Văn Tình, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng: Hiệu quả kinh tế mà cây cao su mang lại là rất lớn, chính vì vậy mà chúng ta cần có một chiến lược dài hạn với những giải pháp hợp lý để phát triển bền vững.
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/4/27759.html

NỘI DUNG KHÁC

ĐBSCL: Tìm giải pháp phục hồi nghề nuôi cá tra

4-4-2011

Theo phản ánh của các doanh nghiệp ở khu vực ĐBSCL, hiện các nhà máy chế biến cá tra, đang thiếu nguyên liệu trầm trọng, trong khi đó, chi phí đầu vào tăng, lãi suất ngân hàng đang ở mức cao, nông dân vẫn treo ao, vì không còn vốn đầu tư và lo lỗ... Theo nhận định các chuyên gia, tình trạng thiếu nguyên liệu có thể còn kéo dài, nếu không có giải pháp tích cực và căn cơ để phục hồi lại vùng nuôi, thì kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2011 khó đạt kế hoạch đề ra.

Tồn kho hơn 400.000 tấn đường: Bị vạ lây

4-4-2011

Chưa bao giờ các nhà máy đường rơi vào tình cảnh khốn khó như hiện nay. Đường sản xuất mới bán chẳng ai mua, lượng tồn kho cứ tăng từng ngày, giá liên tục giảm.

Rau cải mẫn cảm với phân bón

1-4-2011

Rau ăn lá nói chung cũng như rau cải nói riêng rất mẫn cảm với phân bón. Khi trồng, bà con nên lưu ý để tránh những tác hại do chính phân bón gây ra.

Nguồn cung dồi dào, giá đường vẫn không giảm

1-4-2011

Theo báo cáo của Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến trung tuần tháng 3, cả nước đã có 6/38 nhà máy mía đường kết thúc niên vụ sản xuất 2010/2011. Các nhà máy đã ép được 9,7 triệu tấn mía và sản xuất được 860.000 tấn đường. Sản lượng này cao hơn so với cùng kỳ năm trước là 70.300 tấn.

Bạc mặt vì “vàng trắng”: Nông dân tự “chặt”... chân mình

1-4-2011

Rừng cao su đã 14 năm tuổi, nông dân vẫn không đủ mủ nộp cho công ty. Phá đi trồng mới thì họ bị rút hợp đồng sử dụng đất xuống còn 10 năm, thậm chí bị thu lại đất.

Ngành chăn nuôi trước những khó khăn kép

31-3-2011

Năm 2011, ngành chăn nuôi đặt mục tiêu giá trị sản xuất tăng 7,5-8% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 30-32% trong nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng cao, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, nguy cơ người chăn nuôi bỏ chuồng đang trở thành thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành.

Bạc mặt vì “vàng trắng” - Kỳ 1: Vừa đánh trống vừa la làng

30-3-2011

Sau 14 năm nhận đất trồng cao su cho Nông trường Lam Sơn (nay là Công ty TNHH Lam Sơn) với hy vọng và quyết tâm đổi đời, hàng trăm hộ nông dân ở Ngọc Lặc (Thanh Hoá) đang đứng trước nguy cơ trắng tay, khi hợp đồng thuê đất 50 năm bị đơn vị này rút xuống còn 10 năm.

Giá đường lao dốc

30-3-2011

Sau một thời gian dài đứng ở mức cao, trong những ngày qua, giá đường trong nước đang liên tục giảm.

DN nước ngoài thu mua cà phê trái luật: Nông dân chỉ được lợi trước mắt

29-3-2011

Các DN cà phê nước ngoài đã tận dụng tối đa cụm từ “cạnh tranh” hay giúp nông dân bán được giá cao hơn để giải thích cho hành động của mình trong việc thu mua trực tiếp cà phê tại VN. Sự thực có phải như vậy?

Hậu cao su chết rét ở Yên Bái: Bán tín, bán nghi

29-3-2011

Có người bảo, cây cao su ở Yên Bái đã chết về cơ bản. Người khác lại cho rằng, cây vẫn sống, chẳng qua là đang trong thời gian cao su... ngủ. Trước những thông tin khác nhau này, PV NNVN đã đi tìm hiểu tại những vùng cao su trọng điểm ở Yên Bái.

Thủy sản Bình Định: Tổ chức lại sản xuất để giảm chi phí

29-3-2011

Gần đây, nhiều tàu đánh bắt xa bờ phải hạn chế ra khơi vì giá xăng dầu tăng cao.

Để phát triển cây cao su bền vững

29-3-2011

Giá mủ cao su đang ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây khiến không ít nông dân ra sức “bóc lột” cây cao su triệt để. Cao su được giá cũng đã đẩy diện tích cao su mở rộng một cách chóng mặt ở Bình Phước và nhiều địa phương trong cả nước.