THỊ TRƯỜNG

Tăng năng suất, chữ đường cho mía

Ngày đăng: 06 | 04 | 2011

Trồng và chăm sóc mía được chia thành hai phần: Phần trồng, chăm sóc mía tơ và phần chăm sóc mía gốc.

Chăm sóc mía tơ
Sau khi đã hoàn thành công đoạn làm đất, cần tiến hành bón phân lót cho mía tơ. Bón lót: Phân hữu cơ (các loại phân chuồng, phân hữu cơ chế biến) + phân lân (lân super, lân nung chảy, DAP) + vôi cải tạo đất (có thể sử dụng vôi nung, CaC03, Dolomite) + thuốc trừ kiến và mối. Cần bón 500-1.000kg vôi trước khi bừa xới đất lần cuối cùng. Phân chuồng (hữu cơ tự ủ) bón từ 5 - 10 tấn/ha. Phân hữu cơ chế biến bón từ 1 - 3 tấn/ha (tùy theo chất lượng phân) và 400 - 600kg phân lân nội địa (đất chua thì bón lân nung chảy, đất khác bón super). Bón lót 30% tổng lượng đạm cần bón tương đương với 120kg ure/ha; bón lót 30% tổng lượng phân kali cần bón tương đương với 75kg KCl/ha. Lưu ý phân hữu cơ trộn lẫn với 100% phân lân rồi bón cùng một lúc.
Cây mía rất cần dinh dưỡng để phát huy hết tiềm năng đẻ nhánh.
 
Bón thúc lần thứ nhất khi mía có 5 - 7 lá (sau đặt hom 4 - 6 tuần, tùy giống). Đợt bón phân này quyết định tổng số cây thu hoạch trên đơn vị diện tích, vì giai đoạn này mía bắt đầu đẻ nhánh. Cây rất cần dinh dưỡng để phát huy hết tiềm năng đẻ nhánh của giống (số cây trên đơn vị diện tích là một yếu tố cấu thành năng suất). Bón 35% tổng lượng đạm cần bón tương đương với 135kg ure/ha; Bón 30% tổng lượng kali cần bón tương đương với 75kg KCl/ha.
Bón thúc lần thứ hai khi cây mía bắt đầu vươn lóng (sau trồng 2,5 - 3 tháng tùy giống) mía có 9 - 12 lá. Giai đoạn này rất cần dinh dưỡng để vươn cao và tăng đường kính thân, đồng thời cũng là giai đoạn tăng chữ đường. Bón 35% tổng lượng đạm cần bón tương đương với 135kg ure/ha; bón 40% tổng lượng kali cần bón tương đương với 100kg KCl/ha.
Bón phân mía gốc
Để mía gốc có lợi về kinh tế, giảm khoảng 30% chi phí sản xuất so với trồng mới (không phải cày bừa đất, hom giống…). Giống mía để gốc phải có khả năng tái sinh và đẻ nhánh mạnh. Những ruộng bị sâu bệnh hại nặng không nên để vụ gốc. Khi thu hoạch xong, ruộng mía để lưu gốc phải tiến hành xử lý ngay.
Dùng trâu bò hay phương tiện cơ giới cày xả 2 bên hàng mía theo chiều dài của hàng mía để làm đứt các rễ già và những cây mía mọc quá ra ngoài hàng. Sau đó bón phân hữu cơ, vô cơ theo hàng rồi cày lấp lại và tưới đủ ẩm để mía tái sinh.
Nếu không có nước tưới phải chờ mùa mưa có 2 - 3 cây mới cày xả 2 bên hàng, rồi bón phân hữu cơ, vô cơ vào rãnh cày rồi lấp đất lại để mía tái sinh thuận lợi. Áp dụng bón lót và bón thúc như mía tơ. Chú ý: Lượng phân vô cơ bón cho mía gốc phải tăng thêm 15 - 20% so với bón mía tơ.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://www.danviet.vn/38321p1c34/tang-nang-suat-chu-duong-cho-mia.htm

NỘI DUNG KHÁC

ĐBSCL khan hiếm tôm sú giống

6-4-2011

Hiện nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bước vào chính vụ nuôi tôm năm 2011. Do người nuôi tôm thả giống đồng loạt, cộng thêm thời tiết bất lợi, mưa trái mùa diễn ra liên tục, kèo dài, nên nhiều địa phương rơi vào tình trạng khan hiếm tôm giống.

Cần có chiến lược phát triển cao su bền vững

5-4-2011

Cao su là một trong những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, không những giúp nông dân vươn lên làm giàu mà còn mang lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá cao su lên xuống thất thường, diện tích trồng tự phát trong dân khó kiểm soát... là những trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của ngành.

ĐBSCL: Tìm giải pháp phục hồi nghề nuôi cá tra

4-4-2011

Theo phản ánh của các doanh nghiệp ở khu vực ĐBSCL, hiện các nhà máy chế biến cá tra, đang thiếu nguyên liệu trầm trọng, trong khi đó, chi phí đầu vào tăng, lãi suất ngân hàng đang ở mức cao, nông dân vẫn treo ao, vì không còn vốn đầu tư và lo lỗ... Theo nhận định các chuyên gia, tình trạng thiếu nguyên liệu có thể còn kéo dài, nếu không có giải pháp tích cực và căn cơ để phục hồi lại vùng nuôi, thì kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2011 khó đạt kế hoạch đề ra.

Tồn kho hơn 400.000 tấn đường: Bị vạ lây

4-4-2011

Chưa bao giờ các nhà máy đường rơi vào tình cảnh khốn khó như hiện nay. Đường sản xuất mới bán chẳng ai mua, lượng tồn kho cứ tăng từng ngày, giá liên tục giảm.

Rau cải mẫn cảm với phân bón

1-4-2011

Rau ăn lá nói chung cũng như rau cải nói riêng rất mẫn cảm với phân bón. Khi trồng, bà con nên lưu ý để tránh những tác hại do chính phân bón gây ra.

Nguồn cung dồi dào, giá đường vẫn không giảm

1-4-2011

Theo báo cáo của Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến trung tuần tháng 3, cả nước đã có 6/38 nhà máy mía đường kết thúc niên vụ sản xuất 2010/2011. Các nhà máy đã ép được 9,7 triệu tấn mía và sản xuất được 860.000 tấn đường. Sản lượng này cao hơn so với cùng kỳ năm trước là 70.300 tấn.

Bạc mặt vì “vàng trắng”: Nông dân tự “chặt”... chân mình

1-4-2011

Rừng cao su đã 14 năm tuổi, nông dân vẫn không đủ mủ nộp cho công ty. Phá đi trồng mới thì họ bị rút hợp đồng sử dụng đất xuống còn 10 năm, thậm chí bị thu lại đất.

Ngành chăn nuôi trước những khó khăn kép

31-3-2011

Năm 2011, ngành chăn nuôi đặt mục tiêu giá trị sản xuất tăng 7,5-8% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 30-32% trong nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng cao, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, nguy cơ người chăn nuôi bỏ chuồng đang trở thành thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành.

Bạc mặt vì “vàng trắng” - Kỳ 1: Vừa đánh trống vừa la làng

30-3-2011

Sau 14 năm nhận đất trồng cao su cho Nông trường Lam Sơn (nay là Công ty TNHH Lam Sơn) với hy vọng và quyết tâm đổi đời, hàng trăm hộ nông dân ở Ngọc Lặc (Thanh Hoá) đang đứng trước nguy cơ trắng tay, khi hợp đồng thuê đất 50 năm bị đơn vị này rút xuống còn 10 năm.

Giá đường lao dốc

30-3-2011

Sau một thời gian dài đứng ở mức cao, trong những ngày qua, giá đường trong nước đang liên tục giảm.

DN nước ngoài thu mua cà phê trái luật: Nông dân chỉ được lợi trước mắt

29-3-2011

Các DN cà phê nước ngoài đã tận dụng tối đa cụm từ “cạnh tranh” hay giúp nông dân bán được giá cao hơn để giải thích cho hành động của mình trong việc thu mua trực tiếp cà phê tại VN. Sự thực có phải như vậy?

Hậu cao su chết rét ở Yên Bái: Bán tín, bán nghi

29-3-2011

Có người bảo, cây cao su ở Yên Bái đã chết về cơ bản. Người khác lại cho rằng, cây vẫn sống, chẳng qua là đang trong thời gian cao su... ngủ. Trước những thông tin khác nhau này, PV NNVN đã đi tìm hiểu tại những vùng cao su trọng điểm ở Yên Bái.