THỊ TRƯỜNG

ĐBSCL khan hiếm tôm sú giống

Ngày đăng: 06 | 04 | 2011

Hiện nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bước vào chính vụ nuôi tôm năm 2011. Do người nuôi tôm thả giống đồng loạt, cộng thêm thời tiết bất lợi, mưa trái mùa diễn ra liên tục, kèo dài, nên nhiều địa phương rơi vào tình trạng khan hiếm tôm giống.

 
Một số nơi đã phải nhập giống từ Australia, Thái Lan. 
Tại tỉnh Cà Mau, năm 2010, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên 1.400 ha. Do triển khai mô hình nuôi tôm hiệu quả, năm 2010 toàn tỉnh đạt năng suất cao, tổng sản lượng đạt trên 7.000 tấn, doanh thu đạt trên 700 tỷ đồng.
Năm nay, Cà Mau mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, nâng tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp lên 2.800 ha. Trong những ngày qua, do người nuôi tôm thả giống cùng lúc nên không đủ lượng tôm giống cho diện tích nuôi tôm trên phạm vi toàn tỉnh. Hiện người nuôi mới nuôi thả được hơn một nửa diện tích.
Trước tình trạng trên, Sở NN&PTNT Cà Mau đã triển khai mua tôm giống bổ sung cho diện tích nuôi tôm còn lại. Ông Lê Dũng, Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau cho biết, việc khan hiếm tôm giống đã có lường trước. Sở đã chủ động liên hệ với các Sở NN&PTNT Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà, rà soát lại các cơ sở tôm giống của các tỉnh miền Trung đảm bảo chất lượng tôm giống khi nhập vào tỉnh Cà Mau; đồng thời triển khai các trại tôm giống trong tỉnh đảm bảo chất lượng, phục vụ nuôi tôm công nghiệp để người dân có tôm để thả.
Tại tỉnh Bạc Liêu, do giá tôm sú hiện nay đang tăng mạnh, nên bà con có tâm lý thả tôm giống sớm. Với hơn 11.000 ha tôm công nghiệp, tỉnh Bạc Liêu không thể cung ứng đủ lượng tôm giống cùng một lúc.
Mặc dù ngành chức năng đã thông báo cho bà con thời điểm thả tôm giống kéo dài từ tháng 3-6 nhưng hiện nay, toàn tỉnh đã thả được trên 3.800 ha.
Ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản tỉnh Bạc Liêu cho biết, tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu nhập ngoại, chủ yếu hỗ trợ về khâu thủ tục. Hiện một số trại đã nhập tôm giống ở Australia, Thái Lan. Nói chung, tình hình vẫn trong tầm kiểm soát.
Tình trạng khan hiếm tôm sú giống tại các tỉnh ĐBSCL vẫn chưa thể chấm dứt do khu vực này còn đang trong giai đoạn cao điểm của đợt thả giống tôm sú chính vụ. Các ngành chức năng khuyến cáo bà con nên chú ý đến chất lượng tôm giống cũng như kỹ thuật nuôi để phòng tránh bệnh trên tôm và không nên nuôi tôm theo phong trào. Có như vậy, năm 2011 ở ĐBSLC mới hứa hẹn một mùa tôm bội thu./.
AGROINFO – Theo Báo VOVNEWS

Nguồn: http://vovnews.vn/Home/DBSCL-khan-hiem-tom-su-giong/20114/171322.vov

NỘI DUNG KHÁC

Cần có chiến lược phát triển cao su bền vững

5-4-2011

Cao su là một trong những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, không những giúp nông dân vươn lên làm giàu mà còn mang lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá cao su lên xuống thất thường, diện tích trồng tự phát trong dân khó kiểm soát... là những trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của ngành.

ĐBSCL: Tìm giải pháp phục hồi nghề nuôi cá tra

4-4-2011

Theo phản ánh của các doanh nghiệp ở khu vực ĐBSCL, hiện các nhà máy chế biến cá tra, đang thiếu nguyên liệu trầm trọng, trong khi đó, chi phí đầu vào tăng, lãi suất ngân hàng đang ở mức cao, nông dân vẫn treo ao, vì không còn vốn đầu tư và lo lỗ... Theo nhận định các chuyên gia, tình trạng thiếu nguyên liệu có thể còn kéo dài, nếu không có giải pháp tích cực và căn cơ để phục hồi lại vùng nuôi, thì kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2011 khó đạt kế hoạch đề ra.

Tồn kho hơn 400.000 tấn đường: Bị vạ lây

4-4-2011

Chưa bao giờ các nhà máy đường rơi vào tình cảnh khốn khó như hiện nay. Đường sản xuất mới bán chẳng ai mua, lượng tồn kho cứ tăng từng ngày, giá liên tục giảm.

Rau cải mẫn cảm với phân bón

1-4-2011

Rau ăn lá nói chung cũng như rau cải nói riêng rất mẫn cảm với phân bón. Khi trồng, bà con nên lưu ý để tránh những tác hại do chính phân bón gây ra.

Nguồn cung dồi dào, giá đường vẫn không giảm

1-4-2011

Theo báo cáo của Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến trung tuần tháng 3, cả nước đã có 6/38 nhà máy mía đường kết thúc niên vụ sản xuất 2010/2011. Các nhà máy đã ép được 9,7 triệu tấn mía và sản xuất được 860.000 tấn đường. Sản lượng này cao hơn so với cùng kỳ năm trước là 70.300 tấn.

Bạc mặt vì “vàng trắng”: Nông dân tự “chặt”... chân mình

1-4-2011

Rừng cao su đã 14 năm tuổi, nông dân vẫn không đủ mủ nộp cho công ty. Phá đi trồng mới thì họ bị rút hợp đồng sử dụng đất xuống còn 10 năm, thậm chí bị thu lại đất.

Ngành chăn nuôi trước những khó khăn kép

31-3-2011

Năm 2011, ngành chăn nuôi đặt mục tiêu giá trị sản xuất tăng 7,5-8% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 30-32% trong nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng cao, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, nguy cơ người chăn nuôi bỏ chuồng đang trở thành thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành.

Bạc mặt vì “vàng trắng” - Kỳ 1: Vừa đánh trống vừa la làng

30-3-2011

Sau 14 năm nhận đất trồng cao su cho Nông trường Lam Sơn (nay là Công ty TNHH Lam Sơn) với hy vọng và quyết tâm đổi đời, hàng trăm hộ nông dân ở Ngọc Lặc (Thanh Hoá) đang đứng trước nguy cơ trắng tay, khi hợp đồng thuê đất 50 năm bị đơn vị này rút xuống còn 10 năm.

Giá đường lao dốc

30-3-2011

Sau một thời gian dài đứng ở mức cao, trong những ngày qua, giá đường trong nước đang liên tục giảm.

DN nước ngoài thu mua cà phê trái luật: Nông dân chỉ được lợi trước mắt

29-3-2011

Các DN cà phê nước ngoài đã tận dụng tối đa cụm từ “cạnh tranh” hay giúp nông dân bán được giá cao hơn để giải thích cho hành động của mình trong việc thu mua trực tiếp cà phê tại VN. Sự thực có phải như vậy?

Hậu cao su chết rét ở Yên Bái: Bán tín, bán nghi

29-3-2011

Có người bảo, cây cao su ở Yên Bái đã chết về cơ bản. Người khác lại cho rằng, cây vẫn sống, chẳng qua là đang trong thời gian cao su... ngủ. Trước những thông tin khác nhau này, PV NNVN đã đi tìm hiểu tại những vùng cao su trọng điểm ở Yên Bái.

Thủy sản Bình Định: Tổ chức lại sản xuất để giảm chi phí

29-3-2011

Gần đây, nhiều tàu đánh bắt xa bờ phải hạn chế ra khơi vì giá xăng dầu tăng cao.