ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Sáng kiến truyền thông và thông tin Tam Nông tương lai

Ngày đăng: 06 | 11 | 2009

AGROINFO – Trong tác phẩm Truyền thông nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Thạc sỹ Phạm Hoàng Ngân đã đưa ra những sáng kiến hữu ích cho hoạt động truyền thông trong lĩnh vực này…

Xã hội Việt Nam đang có những biến chuyển sâu sắc, bản thân truyền thông đang có những chuyển biến mang tính cách mạng và sự cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường. Các kênh TV hiện nay tăng trưởng nhanh chóng, báo in cũng đang diễn ra những thay đổi trước cơn bão khủng hoảng tài chính và áp lực cạnh tranh từ phía internet và báo điện tử. Các nhà đài đang phải vật lộn với công cuộc đổi mới phát triển, đổ dồn vào các chương trình giải trí, hay tin tức tài chính kinh tế chủ yếu thu hút độc giả ở thành thị. Trong cơn bão này, vị trí của người nông dân sẽ ra sao trong thế giới truyền thông?

Trong một tương lai rất gần, chắc rằng nhu cầu thông tin của khu vực nông thôn sẽ bùng nổ. Còn nhớ, cách đây khoảng 5 năm thì PC, internet, mobile là những đồ dùng khá xa xỉ ở các đô thị của Việt Nam. Chắc cũng chỉ khoảng từng đó thời gian nữa thôi, nó trở thành hơi thở và cuộc sống của phần lớn tầng lớp nông thôn. Lúc này, một thị trường hẫp dẫn với sự tham gia của cả các tổ chức truyền thông nhà nước và tư nhân sẽ trở thành thương trường khốc liệt.

Có lẽ điều quan trọng nhất là Nhà nước cần định hình một chiến lược truyền thông tin riêng cho nông nghiệp-nông dân-nông thôn để thúc đẩy sự tham gia chủ động của người nông dân trong một môi trường truyền thông đang nhiều biến chuyển, giúp cho họ hưởng lợi một cách chính đáng và lành mạnh.

Kênh truyền hình Nông thôn

Khi Việt Nam triệt để thực hiện các cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới các điều khoản liên quan tới nông nghiệp, mở cửa thị trường nông sản, thì người nông dân và sản phẩm của họ sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong khi đó, thì các kênh hỗ trợ về thuế quan và vốn, bảo hộ về sản xuất sẽ phải loại bỏ, thay vào đó là hỗ trợ về công nghệ, về khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông thông tin nông nghiệp nông thôn nông dân và xây dựng năng lực tư vấn đào tạo nông dân cho tương lai là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết để nâng cao vị thế của người nông dân trong bối cảnh mới.

 
 Chuyên gia Phạm Hoàng Ngân (ngoài cùng bên trái) cùng INFO TV đối thoại với các chuyên gia nước ngoài về An ninh lương thực

Hiện nay, các chương trình truyền hình ở Đài Truyền hình Trung ương và các Đài địa phương cũng có một số chương trình dành cho nông dân, nông nghiệp. Tuy nhiên, các chương trình này phát sóng phân tán, không có hệ thống, nội dung chưa thể hiện được những vấn đề đang đặt ra đối với yêu cầu phát triển các mặt của nông nghiệp, nông thôn và nông dân; chưa có điều kiện để đi sâu vào những vấn đề mang tính thời sự đặt ra thực tế cuộc sống; chưa có điều kiện để tạo ra một địa chỉ truyền thông trên truyền hình trong phạm vi toàn quốc của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn để có thể truyền tải và gắn kết thông tin về các mặt của 03 vấn đề: sản xuất nông nghiệp với đời sống người nông dân và xã hội nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cùng với việc ra đời kênh truyền hình làm nền tảng, hạ tầng phát sóng là công nghệ truyền hình số vệ tinh có tính ưu việt phủ sóng tới nhiều vùng đồng bào dân tộc giúp cho bà con vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với truyền hình, tiếp sau đó sẽ là Internet, đảm bảo mục tiêu công bằng xã hội trong tiếp cận thông tin của người nông dân, từ đó thực hiện mục tiêu lớn hơn, giúp cân bằng phát triển giữa thành thị, nông thôn, giữa miền xuôi với miền núi.

Với nội dung toàn diện, cập nhật, thông tin tập trung sẽ giúp cho công chúng được mắt thấy, tai nghe; người nông dân sẽ không còn thiếu thông tin, những chính sách của ngành nông nghiệp và của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp sẽ tới với mỗi gia đình người nông dân; các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, và các doanh nghiệp cũng sẽ tận mục sở thị về nông nghiệp, nông thôn, nông dân cả nước để từ đó có những đúc kết thực tế. Đặc biệt, những kiến thức, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, phòng chống dịch bệnh, thiên tai hạn hán, những nghề mới, cây, con mới sẽ được giới thiệu và hướng dẫn cụ thể cho nông dân, giúp nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao kỹ năng, trình độ sản xuất và định hướng chuyển đổi nghề nghiệp.

Cổng Thông tin & Truyền thông kiến thức Tam nông

Thực hiện chỉ đạo chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà tài trợ trong nước và quốc tế đã dành quyết tâm và nỗ lực đưa thông tin tới các vùng nông thôn, cung cấp phương tiện cho người nông dân tiếp cận kiến thức, chính sách, biến động kinh tế - xã hội và vận động thị trường. Trong những thành tựu đáng phấn khởi ban đầu, các chương trình và dự án đưa internet đến với người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa càng đặc biệt có ý nghĩa. Tuy vậy, hoạt động thực tiễn cũng đang đặt ra yêu cầu khách quan cần có nhiều hơn nguồn cung cấp thông tin hữu ích, đáng tin cậy, có giá trị thực tiễn cao với định hướng phục vụ sách lược nông nghiệp nông thôn nông dân.

Xuất phát từ nhu cầu của đời sống xã hội, dựa trên năng lực nghiên cứu khoa học ứng dụng, thiết kế và phát triển các hệ thống cổng thông tin phức hợp Công ty TNHH Dan Houtte, Vương và Đối tác triển khai dự án “Cổng thông tin điện tử kiến thức và truyền thông Tam Nông” tại địa chỉ internet www.agroviet.info từ tháng 8/2009. Theo kế hoạch, AgroViet.info bắt đầu vận hành thử nghiệm trong tháng 11/2009 và chính thức cung cấp nội dung từ tháng 1/2010.

Mạng lưới giám sát thông tin thị trường nông sản

Thông tin giá cả và thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, gắn kết giữa các bộ phận tham gia trong chuỗi giá trị ngành hàng (nông dân, thương lái, nhà kinh doanh, người tiêu dùng). Hiện nay ở Việt Nam, thông tin giá cả cũng đã được 1 số cơ quan Nhà nước cung cấp như Trung tâm thương mại của Bộ Công thương (giá xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam tại cảng), Trung tâm tin học Thống kê Bộ NN&PTNT (giá xuất khẩu 1 số nông sản như cà phê, cao su, gạo của Việt Nam và thế giới), giá bán lẻ nông sản vật tư tại các chợ, chợ đầu mối được cung cấp trên các Báo điện tử, Báo giấy, truyền hình… Có thể nói các thông tin này được thu thập và phản ánh theo chiều rộng, dàn trải, và tập trung ở hai loại giá: giá bán lẻ tại chợ và giá xuất khẩu.

Để khắc phục những khiếm khuyết trên về thông tin thị trường, Trung tâm thông tin-Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (AGROINFO) có sáng kiến tổ chức thiết kế và xây dựng 1 hệ thống thông tin thị trường ngành hàng hoàn chỉnh, phản ánh các biến động giá cả thị trường đầu ra dọc theo chuỗi giá trị của ngành hàng: từ người sản xuất bán ở ruộng/trang trại, đến người chế biến, kinh doanh trung gian và người tiêu dùng (trong nước và xuất khẩu), đồng thời phản ánh biến động giá đầu vào của các hoạt động sản xuất kinh doanh là phân bón và thức ăn chăn nuôi: từ chính người sản xuất, chăn nuôi và các đại lý kinh doanh các vật tư này trên địa bàn.

Trong năm 2009, sẽ triển khai mạng lưới thí điểm trên địa bàn 1 số tỉnh trọng điểm, là những tỉnh có thế mạnh trong sản xuất và thương mại một số ngành hàng nông thuỷ sản có ý nghĩa kinh tế quan trọng với Việt Nam: ngành hàng cà phê ở Daklak và Tp.HCM, ngành hàng gạo ở An Giang, ngành hàng chăn nuôi ở Đồng Nai và Tp.HCM, ngành hàng phân bón ở Hải Dương, An Giang, DakLak.

Ưu điểm nổi trội của mạng lưới này, có hơn các thông tin hiện nay cung cấp Thông tin thu được từ hệ thống này sẽ giúp cung cấp thông tin về những thay đổi thị trường đến toàn bộ các tác nhân trong cả sản xuất, và kinh doanh, thu thập thống nhất tại cùng 1 thời điểm, 1 địa bàn làm căn cứ so sánh đối chứng chính xác. Thông tin thu được từ hệ thống này sẽ cho phép phân tích nhanh bức tranh biến động thị trường đầu vào-đầu ra nông sản, cho phép so sánh biến động tương quan chi phí-doanh thu trong sản xuất kinh doanh nông sản, từ đó cung cấp các thông tin thị trường cập nhật và khoa học về hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh nông sản tại 1 số vùng sản xuất trọng điểm nông sản của Việt Nam.

Những thông tin này sẽ giúp cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư (cá nhân và pháp nhấtt) trong việc ra quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh và giúp cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách ban hành các quyết định quản lý thị trường ngành hàng.

Mạng lưới giám sát thông tin từ nông hộ

Hiện nay nhiều nguồn dữ liệu về sản xuất của hộ đã được thu thập, nhưng các nguồn thông tin này hoặc là quá tổng hợp hoặc là chỉ tập trung vào 1 lĩnh vực riêng biệt nên khó sử dụng trong xây dựng các mô hình dự báo ảnh hưởng của chính sách đến sản xuất của hộ. Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn ARD SPS giai đoạn 2008-2012”, Trung tâm Phát triển nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (RUDEC/IPSARD) đã xây dựng và triển khai thử nghiệm một hệ thống giám sát nông hộ, thu thập theo chu kỳ hàng tháng thông tin về hoạt động kinh tế của hộ nông thôn, đại diện những hệ thống canh tác cơ bản gắn với từng tiểu vùng sinh thái tại địa bàn điều tra (Đăk Lăk và Lào Cai).

Các thông tin này được sử dụng và cung cấp cho Trung tâm Tư vấn Chính sách, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (CAP/IPSARD) phục vụ là dữ liệu đầu vào của mô hình mô phỏng kinh tế nông hộ phục vụ cho phân tích chính sách, đánh giá tác động của chính sách lên hoạt động kinh tế của nông hộ.. Nguyên tắc chính của phương pháp này của CAP dựa trên đánh giá ảnh hưởng của chính sách giá đến chi phí và lợi nhuận thu được trong sản xuất nông nghiệp, việc phân tích số liệu hạch toán ngân sách của cây trồng vật nuôi để tìm ra đâu là nguồn gốc chính sách tạo nên sự biến động trong lợi nhuận của hộ nông dân.

Phạm Hoàng Ngân

NỘI DUNG KHÁC

Rau an toàn - triển vọng phát triển

5-11-2009

AGROINFO - Bắt đầu từ ngày 10/11, Hà Nội sẽ kiểm tra rau an toàn bán trong các siêu thị trên địa bàn thành phố. Theo Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội, công tác kiểm tra sẽ do chi cục phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện. Nếu phát hiện các loại rau này không đủ tiêu chuẩn theo quy định sẽ rút giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh rau an toàn của cơ sở kinh doanh.

Truyền thông và nông dân – ai cần ai hơn?

4-11-2009

AGROINFO - Thực tế của ngày hôm qua và ngày mai đều đi đến nhận định nông nghiệp-nông dân-nông thôn là một thị trường khổng lồ của ngành công nghiệp truyền thông theo cái nghĩa của vị thế quan trọng và tiềm năng phát triển của nó…

Cần sự phân công rõ ràng hơn trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

4-11-2009

AGROINFO - Thời gian gần đây, sau rất nhiều vụ việc báo động về ATVSTP, đã có nhiều các văn bản quy phạm pháp luật về nội dung này được ban hành. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực này lại chưa hề giảm. Người dân đang trông chờ vào tính khả thi của Luật An toàn thực phẩm đang được trình lên Quốc hội để xem xét, thông qua trong thời gian sắp tới.

Quản lý chất lượng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc - vấn đề còn nhiều bất cập

30-10-2009

AGROINFO - Hiện nay, lượng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc vào nước ta đang ngày càng nhiều. Tuy nhiên, kiểm soát chất lượng của nguồn hàng này đang là vấn đề khó khăn cho các cấp quản lý. Chúng tôi đã có trao đổi với Thạc sỹ Vũ Thị Kim Mão, chủ nhiệm đề tài khoa học: "Nghiên cứu thực trạng về quản lý chất lượng, công tác vệ sinh an toàn một số nông sản nhập khẩu chính từ Trung Quốc" về vấn đề này.

ĐBSCL: Nông dân bỏ lồng, nuôi cá không có lãi

29-10-2009

AGROINFO - Sản xuất thuỷ sản được các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xác định là một trong những ngành mũi nhọn để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp – nông thôn và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ĐBSCL. Tuy nhiên, trong thởi điểm hiện nay, ở một số tỉnh ĐBSCL như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…, tình trạng bỏ lồng, bỏ ao đang gia tăng do người nuôi không có lãi.

Chưa theo kịp cơ giới hóa nông nghiệp

29-10-2009

AGROINFO - Ngày 17/04/2009, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký, thông qua quyết định 497 về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Sau hơn 4 tháng triển khai, thực tế cho thấy ngành cơ khí trong nước vẫn chưa theo kịp để cơ giới hoá nông nghiệp nước nhà.

Cơ giới hóa để giảm tổn thất sau thu hoạch lúa gạo ở ĐBSCL

29-10-2009

AGROINFO - Theo Viện Lúa ĐBSCL, tổn thất sau thu hoạch của lúa gạo ở khu vực này là 12 – 15%. Với tỷ lệ tổn thất này, ước tính ĐBSCL mất từ 2,4 - 3,15 triệu tấn lúa/năm, tương đương 9.120-1.260 tỷ đồng (với giá lúa hiện nay khoảng 3.800-4.000 đồng/kg)

Phân bổ và sử dụng hợp lý đất rừng, phải tiếp cận từ lợi ích

28-10-2009

AGROINFO – Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả đất rừng có ý nghĩa quan trọng trong chính sách phát triển nông – lâm nghiệp của Việt Nam hiện nay. Đó cũng chính là mục tiêu mà “Nghiên cứu đề xuất chính sách quản lý và sử dụng hợp lý đất rừng sản xuất tại 4 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Đăk Nông và Đăk Lăk” đang hướng tới.

Cơ giới hóa nông nghiệp - nhu cầu bức xúc ở ĐBSCL

28-10-2009

AGROINFO - Cơ giới hóa nông nghiệp sẽ góp phần đưa giá trị hàng hóa nông sản đạt chất lượng giá thành sản phẩm sản xuất sẽ có tính cạnh tranh cao

Cơ giới hoá trên vựa lúa ĐBSCL chỉ đạt vài phần trăm

28-10-2009

AGROINFO - Ở ĐBSCL, vụ đông xuân có đến 1,5 triệu ha lúa được gieo sạ nhưng máy móc cơ giới hóa chỉ đáp ứng được trên 200.000ha. Trên nhiều cánh đồng, không tìm đâu ra người để thuê cắt lúa. Trong khi, bài toán cơ giới hóa thì còn bỏ ngỏ... TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL trao đổi với phóng viên VNN xung quanh vấn đề này.

Giám sát nông hộ: Thiếu vốn, thiếu chủ động nên nông dân thiệt thòi

26-10-2009

AGROINFO - Trong Hệ thống giám sát nông hộ được RUDEC/IPSARD thực hiện, các cán bộ nghiên cứu sẽ định kỳ thực hiện việc giám sát và thu thập số liệu từ các nông hộ. Chuyên gia Nguyễn Đình Chính (Bộ môn Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách) vừa thực hiện chuyến thực địa tại Đăk Lắk đã có buổi đối thoại cùng AGROINFO xung quanh chuyến đi này.

Chính sách lâm nghiệp “treo” và vấn đề định mức

23-10-2009

AGROINFO – “Định mức trồng rừng phòng hộ 10 triệu/ha là quá thấp, dân không đủ khả năng tham gia được”, ông Tạ Xuân Trường nhận định.