ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Truyền thông và nông dân – ai cần ai hơn?

Ngày đăng: 04 | 11 | 2009

AGROINFO - Thực tế của ngày hôm qua và ngày mai đều đi đến nhận định nông nghiệp-nông dân-nông thôn là một thị trường khổng lồ của ngành công nghiệp truyền thông theo cái nghĩa của vị thế quan trọng và tiềm năng phát triển của nó…

1. Hơn 20 năm đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế vừa qua, những người nông dân Việt Nam chân lấm tay bùn song có sự sáng tạo và bản lĩnh tuyệt vời để giúp cho một nền nông nghiệp từ thiếu đói trở thành một nền nông nghiệp thị trường với nhiều ngành hàng nông sản có vị thế lớn trên thương trường quốc tế. Có câu nói rất sinh động về người nông dân nông nghiệp Việt Nam đó là “không có nước nào làm được chuyện mua từng thúng gạo để xuất khẩu hàng triệu tấn gạo”. Thành công của công cuộc đổi mới, của những thời khắc trở thành trụ đỡ vượt qua khủng hoảng 1997 và 2008 chính là nhờ vào phần lớn ở sự ổn định của nông nghiệp nông thôn, của bản lĩnh và sự nhẫn nại của người nông dân Việt Nam.

Truyền thông nông nghiệp - nông thôn - nông dân là cuốn sách đi tiên phong về lĩnh vực truyền thông hướng đến nhà nông, ghi nhận được nhiều ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, phóng viên báo chí và cả những trăn trở của người nông dân.

2. Trong những năm qua, hình ảnh của người nông dân Việt Nam luôn được truyền thông khắc họa một cách sinh động. Thực sự thì truyền thông đã góp phần to lớn để những người nông dân ở những vùng biên giới xa xôi hay những vùng sản xuất hàng hóa trù phú hội nhập vào nền kinh tế quốc gia và vươn ra toàn cầu. Sự phát triển của các kênh truyền hình, đài, báo giấy, báo điện tử, internet… cùng với thu nhập tăng giúp người nông dân có thêm các phương tiện để tiếp cận thông tin đã tạo nên một mối quan hệ ngày càng hữu cơ giữa người nông dân với truyền thông. Ngày trước, bạn của nhà nông là con trâu, cái cày, những tài sản nằm trong tay của nhà nông. Ngày nay bạn của nhà nông còn cần thêm những nhà khoa học, nhà kinh doanh, và rất cần nhà nước cũng như các nhà đài, những mối quan hệ mà đối với nhà nông không chỉ đơn thuần là đối tác mà cần một sự chia sẻ và tôn trọng những gì mà người nông dân Việt Nam đã đóng góp cho đất nước này trong suốt chiều dài lịch sử.

3. Nhưng xã hội Việt Nam đang có những biến chuyển sâu sắc, bản thân truyền thông đang có những chuyển biến mang tính cách mạng và sự cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường. Quá trình này đã tạo ra những trăn trở cho mối quan hệ giữa truyền thông và người nông dân Việt Nam. Các kênh TV hiện nay tăng trưởng nhanh chóng, báo in cũng đang diễn ra những thay đổi trước cơn bão khủng hoảng tài chính và áp lực cạnh tranh từ phía internet và báo điện tử. Các nhà đài đang phải vật lộn với công cuộc đổi mới phát triển, đổ dồn vào các chương trình giải trí, hay tin tức tài chính kinh tế chủ yếu thu hút độc giả ở thành thị. Trong cơn bão này, vị trí của người nông dân sẽ ra sao trong thế giới truyền thông? Xu hướng không thể đảo ngược đó là truyền thông sẽ bỏ rơi người nông dân?

4. Chắc chắn rằng lập luận trên không hợp lý. Những nhà đài nào đi theo xu hướng đó sẽ tự bị suy giảm trong công cuộc cạnh tranh, hoặc ít nhất, họ đang bỏ quên một mảnh đất màu mỡ. Thực tế của ngày hôm qua và ngày mai đều đi đến nhận định nông nghiệp-nông dân-nông thôn là một thị trường khổng lồ của ngành công nghiệp truyền thông theo cái nghĩa của vị thế quan trọng và tiềm năng phát triển của nó.

5. Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với trên 50% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam được thế giới biết đến không phải bởi các ngành công nghiệp bảo hộ cồng kềnh kém hiệu quả mà ở những mặt hàng nông sản nhiệt đới trên các thị trường xuất khẩu quốc tế. Trong số 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD 9 tháng đầu năm 2009 thì có đến 4 mặt hàng nông sản. Chắc hẳn rằng, thông tin về kinh doanh xuất khẩu nông sản có một vai trò quan trọng tương ứng với tỷ trọng kim ngạch mà nó đóng góp cho nền kinh tế.

6. Khi thị trường nước ngoài bị suy giảm bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam mới nghĩ đến thị trường nội địa, rồi bất chợt nhận ra sự thiếu vắng của chiến lược thâm nhập thị trường nông thôn trong kế hoạch kinh doanh của mình. Trở về nông thôn các doanh nghiệp Việt Nam có một cảm giác xa lạ, và cũng giật mình khi nhận ra mảnh đất này đã bị hàng Trung Quốc hay các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài xâm chiếm từ lâu lắm rồi. Thiếu thông tin về cầu, về phân phối…ở địa bàn nông thôn rộng lớn là cản trở lớn nhất và đầu tiên cho các doanh nghiệp Việt Nam cảm thấy khẩu hiệu “chiếm lĩnh thị trường nông thôn” trở nên bất khả thi.

7. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán với nhiều doanh nghiệp kinh doanh nông sản cho thấy một nhu cầu về thông tin đối với ngành hàng nông sản. Nhà đầu tư muốn biết triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp này cần phải tìm hiểu đến sự đặc thù và triển vọng phát triển của ngành chứ không chỉ ở sự lên xuống của giá cổ phiếu thất thường.

8. Trong một tương lai rất gần, chắc rằng nhu cầu thông tin của khu vực nông thôn sẽ bùng nổ. Còn nhớ, cách đây khoảng 5 năm thì PC, internet, mobile là những đồ dùng khá xa xỉ ở các đô thị của Việt Nam. Ngày nay nó trở thành hơi thở và cuộc sống của phần lớn tầng lớp dân cư chứ không chủ là dân văn phòng hay kinh doanh. Chắc cũng chỉ khoảng từng đó thời gian nữa thôi những vật dụng này cũng sẽ trở thành phổ biến ở nông thôn, với các tầng lớp dân cư trẻ có kỹ năng ngày càng chiếm vị trí áp đảo. Lúc này, một thị trường hẫp dẫn cho các nhà đài, công ty quảng cáo, tập đoàn kinh doanh tiêu dùng… sẽ trở thành thương trường khốc liệt.

Có lẽ điều quan trọng nhất là Nhà nước cần định hình một chiến lược truyền thông tin riêng cho nông nghiệp-nông dân-nông thôn để thúc đẩy sự tham gia chủ động của người nông dân trong một môi trường truyền thông đang nhiều biến chuyển, giúp cho họ hưởng lợi một cách chính đáng và lành mạnh trong một biển thông tin với không ít thông tin nhiễu và độc hại.

Biến động kinh tế, tài chính thế giới 2008 đã tác động đến nông nghiệp nói chung và nông nghiệp, thị trường nông sản Việt Nam nói riêng. Thông tin dự báo thị trường và ngành đang ngày càng nhận được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, trong đó tiêu biểu là nhóm các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các tổ chức tín dụng, bảo hiểm trong và ngoài nước. Thành lập từ năm 2005, Trung tâm Thông tin-Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (AGROINFO/IPSARD) đã nhanh chóng có thế đứng trên thị trường thông tin với thế mạnh sở hữu hệ thống gồm phần mềm và dữ liệu thương mại, giá nông sản, dữ liệu điều tra nhu cầu thị trường. Sản phẩm thông tin AGROINFO cung cấp ra thị trường gồm Bản tin phân tích và dự báo thị trường ngành hàng hàng tuần, Báo cáo phân tích thị trường và ngành hàng hàng quý và năm-“chuyên sâu” hơn về các biến số kinh tế vĩ mô và phân tích những biến động vĩ mô đến thị trường và ngành hàng cụ thể: gạo, cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều, thịt thực phẩm, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, phân bón, Báo cáo điều tra nhu cầu tiêu dùng và thị trường nông sản, cũng như loạt báo cáo tư vấn chuyên biệt theo vấn đề. Không chỉ dừng lại ở công việc phân tích và dự báo, AGROINFO đã kịp thời nắm bắt được xu hướng thiếu hụt của thị trường khi chưa có con số thống kê và dự đoán nhu cầu tiêu dùng và thị hiếu của người dân để kịp thời tổ chức nghiên cứu và lần lượt công bố Báo cáo điều tra tiêu dùng đối với các sản phẩm cụ thể như thực phẩm, sữa, sữa tươi, sữa chua; dầu thực vật; nước chấm; gia vị; để có được cái nhìn tận cảnh hơn với nhiều góc độ của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng.

Phạm Quang Diệu (Bài viết đã đăng trong tác phẩm “Truyền thông Nông nghiệp – Nông thôn – Nông dân)

NỘI DUNG KHÁC

Cần sự phân công rõ ràng hơn trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

4-11-2009

AGROINFO - Thời gian gần đây, sau rất nhiều vụ việc báo động về ATVSTP, đã có nhiều các văn bản quy phạm pháp luật về nội dung này được ban hành. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực này lại chưa hề giảm. Người dân đang trông chờ vào tính khả thi của Luật An toàn thực phẩm đang được trình lên Quốc hội để xem xét, thông qua trong thời gian sắp tới.

Quản lý chất lượng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc - vấn đề còn nhiều bất cập

30-10-2009

AGROINFO - Hiện nay, lượng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc vào nước ta đang ngày càng nhiều. Tuy nhiên, kiểm soát chất lượng của nguồn hàng này đang là vấn đề khó khăn cho các cấp quản lý. Chúng tôi đã có trao đổi với Thạc sỹ Vũ Thị Kim Mão, chủ nhiệm đề tài khoa học: "Nghiên cứu thực trạng về quản lý chất lượng, công tác vệ sinh an toàn một số nông sản nhập khẩu chính từ Trung Quốc" về vấn đề này.

ĐBSCL: Nông dân bỏ lồng, nuôi cá không có lãi

29-10-2009

AGROINFO - Sản xuất thuỷ sản được các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xác định là một trong những ngành mũi nhọn để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp – nông thôn và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ĐBSCL. Tuy nhiên, trong thởi điểm hiện nay, ở một số tỉnh ĐBSCL như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…, tình trạng bỏ lồng, bỏ ao đang gia tăng do người nuôi không có lãi.

Chưa theo kịp cơ giới hóa nông nghiệp

29-10-2009

AGROINFO - Ngày 17/04/2009, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký, thông qua quyết định 497 về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Sau hơn 4 tháng triển khai, thực tế cho thấy ngành cơ khí trong nước vẫn chưa theo kịp để cơ giới hoá nông nghiệp nước nhà.

Cơ giới hóa để giảm tổn thất sau thu hoạch lúa gạo ở ĐBSCL

29-10-2009

AGROINFO - Theo Viện Lúa ĐBSCL, tổn thất sau thu hoạch của lúa gạo ở khu vực này là 12 – 15%. Với tỷ lệ tổn thất này, ước tính ĐBSCL mất từ 2,4 - 3,15 triệu tấn lúa/năm, tương đương 9.120-1.260 tỷ đồng (với giá lúa hiện nay khoảng 3.800-4.000 đồng/kg)

Phân bổ và sử dụng hợp lý đất rừng, phải tiếp cận từ lợi ích

28-10-2009

AGROINFO – Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả đất rừng có ý nghĩa quan trọng trong chính sách phát triển nông – lâm nghiệp của Việt Nam hiện nay. Đó cũng chính là mục tiêu mà “Nghiên cứu đề xuất chính sách quản lý và sử dụng hợp lý đất rừng sản xuất tại 4 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Đăk Nông và Đăk Lăk” đang hướng tới.

Cơ giới hóa nông nghiệp - nhu cầu bức xúc ở ĐBSCL

28-10-2009

AGROINFO - Cơ giới hóa nông nghiệp sẽ góp phần đưa giá trị hàng hóa nông sản đạt chất lượng giá thành sản phẩm sản xuất sẽ có tính cạnh tranh cao

Cơ giới hoá trên vựa lúa ĐBSCL chỉ đạt vài phần trăm

28-10-2009

AGROINFO - Ở ĐBSCL, vụ đông xuân có đến 1,5 triệu ha lúa được gieo sạ nhưng máy móc cơ giới hóa chỉ đáp ứng được trên 200.000ha. Trên nhiều cánh đồng, không tìm đâu ra người để thuê cắt lúa. Trong khi, bài toán cơ giới hóa thì còn bỏ ngỏ... TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL trao đổi với phóng viên VNN xung quanh vấn đề này.

Giám sát nông hộ: Thiếu vốn, thiếu chủ động nên nông dân thiệt thòi

26-10-2009

AGROINFO - Trong Hệ thống giám sát nông hộ được RUDEC/IPSARD thực hiện, các cán bộ nghiên cứu sẽ định kỳ thực hiện việc giám sát và thu thập số liệu từ các nông hộ. Chuyên gia Nguyễn Đình Chính (Bộ môn Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách) vừa thực hiện chuyến thực địa tại Đăk Lắk đã có buổi đối thoại cùng AGROINFO xung quanh chuyến đi này.

Chính sách lâm nghiệp “treo” và vấn đề định mức

23-10-2009

AGROINFO – “Định mức trồng rừng phòng hộ 10 triệu/ha là quá thấp, dân không đủ khả năng tham gia được”, ông Tạ Xuân Trường nhận định.

Trăn trở nông thôn miền núi

20-10-2009

AGROINFO – Ý kiến phát biểu của ông Phạm Đức Hiển, GĐ Sở NN &PTNT Điện Biên tại Hội thảo “Xác định các ưu tiên nghiên cứu kinh tế chính sách năm 2010 tại vùng núi phía bắc”

Lao động nhập cư: thiếu việc làm, giảm thu nhập

19-10-2009

AGROINFO - Khảo sát nhanh này cho thấy người lao động nhập cư đang đối mặt với tình trạng giảm thu nhập, nhiều người lao động nhập cư tại các làng nghề và khu công nghiệp được khảo sát đang quay lại quê nhà.