HỘI THẢO

Đặc điểm chung về Lai Châu

Ngày đăng: 24 | 12 | 2008

Lai châu là tỉnh miền núi Tây bắc Việt Nam có địa hình phức tạp và ngăn cách bởi nhiều dải núi cao với nhiều sườn dốc nghiêng. Hơn 60% diện tích của tỉnh nằm trên độ cao 1000m so với mặt nước biển, hơn 90% diện tích có độ dốc trên 250.

Đan xen giữa các dải núi cao là các thung lũng bằng phẳng như: Mường So huyện Phong Thổ, Bình Lư huyện tam Đường, Mường Than huyện Than Uyên... Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 911.232 ha trong đó diện tích đất Nông Lâm nghiệp chiếm 47,96% diện tích. Đất dùng cho sản xuất Nông nghiệp chiếm 8,49% diện tích, đất chưa sử dụng chiếm 50,18% diện tích.

Dân số toàn tỉnh 336.936 người với khoảng 20 nhóm dân tộc anh em như: Thái, Mông, Kinh, Dao Hà Nhì, La Hủ, Si La, Lào,... cùng sinh sống trong đó dân tộc Thái chiếm khoảng 35%, Mông 22%, Kinh 13%, Dao 12%... Toàn tỉnh có 05 dân tộc đặc biệt khó khăn và 02 dân tộc là La Hủ và Mảng chỉ có ở Lai Châu.

Tỷ lệ đói nghèo năm 2007 của tỉnh theo chuẩn mới ước chiếm 39,89%, trong đó tập trung chủ yếu vào các huyện Sìn Hồ 50,31%, Mường Tè 47,38%, Than Uyên 42,97%, Phong Thổ 40,47%, Tam Đường 33,41%. Trình độ dân trí thấp, sản xuất chủ yếu còn tự cung tự cấp.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư có hiệu quả của Đảng, Nhà nước, của các cấp, ngành từ Trung ương đến cơ sở, sự giúp đỡ nhiệt tình của các tổ chức, dự án trong và ngoài nước, tỉnh Lai Châu đã và đang tập trung mọi nguồn lực để phát triển toàn diện, ngoài việc phát triển nền kinh tế bền vững, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực nhất là công tác đào tạo nghề cho nông dân, nâng cao năng lực cho nông dân. Đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, viên chức nhà nước để đảm bảo có đủ năng lực cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần đưa Lai Châu sớm thoát nghèo và hoà nhập vào nền kinh tế trong cả nước, phát triển Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp & PTNT của tỉnh. Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp & PTNT do Chính phủ Đan mạch tài trợ thông qua Bộ nông nghiệp & PTNT nhằm giúp cho các địa phương cải thiện các vấn đề trên là phù hợp, có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hỗ trợ, giúp đỡ, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế xã hội các tỉnh nghèo trong đó có tỉnh Lai Châu là cần thiết.

(Trích: Báo cáo hoạt động chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Lai Châu)

NỘI DUNG KHÁC

Thông tin chung về dự án: "Chương trình phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (ARD SPS ) giai đoạn 2007- 2012" Hợp phần tỉnh Lai châu.

24-12-2008

Mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ nhóm nông dân tham gia phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trong quá trình thực hiện chương trình, người dân được tham gia và tiếp xúc với những phương pháp tiếp cận mới, cải tiến trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn qua đó từng bước thay đổi phương pháp sản xuất nhằm cải thiện an ninh lương thực và mức sống của người dân nghèo miền núi, đặc biệt là các dân tộc thiểu số và các hộ gia định do phụ nữ làm chủ thông qua việc cải thiện quản lý nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp miền núi.

Báo cáo tài chính

19-12-2008

Các báo cáo tài chính phải phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động tài chính của từng hợp phần và phải thể hiện cả vốn nhận từ nhà tài trợ và vốn nhận từ chính phủ Việt Nam. Các báo cáo phải trình bày hợp lý và chính xác tất cả các giao dịch phát sinh trong kỳ tài chính liên quan.

Trách nhiệm của các cán bộ tài chính

19-12-2008

Vấn đề quan trọng là các cán bộ tài chính hiểu rõ được các chức năng chính của họ. Các chức năng này bao gồm:

Quản lý Tài chính và Tài sản

19-12-2008

Tất cả các tài sản cố định mà Chương trình nắm giữ phải được dán nhãn với một mã số nhận dạng riêng do Chương trình quy định và được ghi nhận vào Sổ tài sản cố định (mẫu số C53-HO, Quyết định 19/2006-QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính) ngay sau khi được mua về. Sổ tài sản cố định tối thiểu phải có các thông tin về tên tài sản, mô tả tóm tắt về tài sản, mã tài sản, ngày mua, giá mua, nơi sử dụng, người chịu trách nhiệm và tình trạng.

Hạch toán kế toán

19-12-2008

Văn bản hướng dẫn chính về hạch toán kế toán cho các đơn vị hành chính sự nghiệp là Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính, về việc Ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Phần dưới đây trình bày các nghiệp vụ kế toán chủ yếu cần tuân thủ.

Thanh toán Tài chính trong chương trình ARD SPS

19-12-2008

Các khoản thanh toán cần được thực hiện theo các điều khoản hợp đồng. Nếu các điều khoản hợp đồng không quy định cụ thể thời gian thanh toán, các khoản thanh toán nên được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hóa đơn và các chứng từ khác đối với các khoản chi phí hợp lệ, tùy thuộc vào sự kiểm tra của Kho bạc Nhà nước.

Dòng luân chuyển vốn

17-12-2008

Đại sứ quán Đan Mạch sẽ chuyển vốn bằng Đồng Việt Nam vào Kho bạc Nhà nước Trung ương hai lần một năm. Kho bạc Nhà nước Trung ương phải gửi giấy xác nhận cho Đại sứ quán Đan Mạch. Sau đó, vốn của Chương trình được chuyển cho các đơn vị thực hiện thông qua Kho bạc Nhà nước.

Định mức chi phí

17-12-2008

Trong quá trình lập ngân sách, Chương trình sẽ áp dụng các định mức chi phí mới nhất do Chính phủ Việt Nam ban hành. Phụ lục 2 trình bày tóm tắt các định mức chi phí được quy định trong các thông tư hiện hành. Ban Quản lý Chương trình chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về các định mức chi phí này và đảm bảo các định mức chi phí mới nhất được áp dụng.

Lập ngân sách tại cấp tỉnh

17-12-2008

Việc lập ngân sách cho các hoạt động tại cấp tỉnh phải tuân theo quy trình được nêu trong Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003, và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính. Ngoài ra, ngân sách phải được Ban chỉ đạo cấp tỉnh liên quan phê duyệt, như sơ đồ sau:

Quy trình ngân sách liên quan đến các yêu cầu cấp vốn bổ sung

17-12-2008

Trong giai đoạn khởi động, ngân sách Chương trình sẽ không được phê duyệt theo quy trình phê duyệt ngân sách thông thường. Do đó, cần sử dụng quy trình phê duyệt ngân sách bổ sung đối với ngân sách Chương trình cho giai đoạn này (đó là ngân sách được phê duyệt ngoài quy trình phê duyệt ngân sách thông thường) như sau:

Tăng cường chất lượng đào tạo cán bộ xã thôn: Tại sao và làm thế nào?

15-12-2008

Có thể khẳng định rằng việc chính sách hỗ trợ, chính sách phát triển có xuống được thực tế người dân nông thôn hay không phụ thuộc lớn vào năng lực và tổ chức thể chế cấu trúc vận hành cấp xã, thôn. (Viện dân tộc học)

Chính sách đầu tư phát triển thương mại và khoa học công nghệ cho phát triển nông nghiệp miền núi

25-12-2008

Các doanh nghiệp nhiều, nhưng DN đầu tư cho nông nghiệp chưa nhiều, cần chính sách thu hút đầu tư của DN, vào miền núi. Trong khi đó nhìn sang Trung Quốc: Trung Quốc có chính sách cho dân góp đất, góp sổ đỏ cho doanh nghiệp, doanh nghiệp trả tiền cho trả cho dân 2000 tệ/năm/ 660 m2.