HỘI THẢO

Trách nhiệm của các cán bộ tài chính

Ngày đăng: 19 | 12 | 2008

Vấn đề quan trọng là các cán bộ tài chính hiểu rõ được các chức năng chính của họ. Các chức năng này bao gồm:

· Thiết lập và vận hành các hệ thống tài chính;

· Chủ động hỗ trợ các đơn vị khác (các hợp phần/tỉnh) trong Chương trình;

· Giúp các bên hưởng lợi, các ban quản lý và các nhà tài trợ nắm được các vấn đề về quản lý tài chính; và

· Hỗ trợ công tác kiểm toán và thực hiện các yêu cầu của pháp luật.

Cụ thể, việc thiết lập và vận hành hệ thống tài chính bao gồm:

· Lưu giữ tài liệu kế toán, bao gồm cả các chứng từ và sổ sách ghi chép (theo dõi các nguồn vốn nhận từ từng nhà tài trợ);

· Hỗ trợ ban quản lý lập ngân sách;

· Lập các báo cáo tài chính thích hợp;

· Xây dựng và triển khai một hệ thống kiểm soát thích hợp nhất đối với các nhân viên của Chương trình; và

· Thực hiện toàn bộ các thủ tục tài chính cụ thể khác, như theo dõi biến động tiền, chi trả lương, nộp thuế và thanh toán cho nhà cung cấp.

Nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ này, các yêu cầu sau cần được đáp ứng:

· Cán bộ tài chính phải có trình độ chuyên môn;

· Công việc được phân công hợp lý giữa các nhân viên; và

· Công tác kế toán được giám sát chặt chẽ trong phạm vi từng tỉnh hoặc hợp phần.

Mô tả chi tiết về các vai trò và trách nhiệm cần được thống nhất; vai trò được phân theo cấp bậc và kinh nghiệm. Ví dụ:

STT

Mô tả công việc

Cấp chịu trách nhiệm

Tần suất

1

- Lập giấy đề nghị tạm ứng cho các chi phí hoạt động theo hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước, xin phê duyệt của người có thẩm quyền, và chuyển sang Kho bạc Nhà nước.

- Đến kho bạc Nhà nước rút tiền, cất vào két sắt.

Kế toán

Thủ quỹ

Hàng ngày

2

Lập phiếu chi đối với các khoản chi cho nhà cung cấp/nhân viên bằng tiền mặt, xin phê duyệt của người có thẩm quyền, thực hiện việc chi trả.

Thủ quỹ/ kế toán

Hàng ngày

3

Thu thập các chứng từ liên quan và lập bản kê quyết toán tạm ứng, gửi lên Kho bạc Nhà nước để rút ngân sách sau khi được chấp thuận bởi người có thẩm quyền.

Kế toán

Hàng ngày

4

Lập bảng kê rút ngân sách để trả cho nhà cung cấp và nhân viên theo hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước, gửi tới Kho bạc Nhà nước để chuyển khoản thanh toán.

Lưu giữ giấy tờ kế toán trong tủ

Kế toán

Hàng ngày

5

Cập nhật các khoản thu, chi vào sổ tiền mặt.

Thực hiện việc kiểm kê tiền mặt hàng ngày và đối chiếu số dư tiền mặt trong hệ thống kế toán với sổ tiền mặt.

Thủ quỹ/Kế toán

Hàng ngày

6

Kiểm tra các mẫu đề nghị tạm ứng cho nhân viên với các tính toán & tài liệu có liên quan và trình đề nghị tạm ứng lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Kế toán

Hàng ngày

7

Dựa trên phiếu chi tạm ứng, cập nhật sổ theo dõi tạm ứng.

Theo dõi các khoản tạm ứng chưa quyết toán và yêu cầu quyết toán đối với các khoản tạm ứng tồn đọng lâu.

Kế toán

Hàng ngày

8

Ghi nhận những giao dịch hàng ngày vào hệ thống kế toán

Kế toán

Hàng ngày

9

Cập nhật sổ TSCĐ trong trường hợp mua mới, kết chuyển, thanh lý và đảm bảo rằng việc kiểm kê TSCĐ được thực hiện ít nhất 1 lần/năm.

Tính chi phí hao mòn TSCĐ.

Kế toán/Kế toán trưởng

Hàng tuần/Hàng tháng

10

Thực hiện đối chiếu hàng tháng:

Đối chiếu tổng số dư trên sổ tiền mặt với biên bản kiểm kê tiền mặt.

Đối chiếu tổng chi phí TSCĐ trong năm với tổng TS mua sắm mới được ghi nhận trong sổ TSCĐ; và

Đối chiếu tổng các khoản tạm ứng theo sổ theo dõi tạm ứng với danh sách các khoản tạm ứng riêng lẻ.

Kế toán/Kế toán trưởng

Hàng tháng

11

Thực hiện đối chiếu theo quý:

Đối chiếu các khoản rút ngân sách, tạm ứng từ Kho bạc Nhà nước và số ngân sách còn lại với Kho bạc Nhà nước.

Kế toán/Kế toán trưởng

Hàng quý

12

Phân tích chi phí thực tế so với ngân sách

Kế toán/Kế toán trưởng

Hàng quý

13

Lập kế hoạch dòng tiền cho tháng tiếp theo.

Kế toán trưởng

Hàng tháng

14

Kiểm tra và phê duyệt các khoản giao dịch kế toán

Lập báo cáo tài chính theo tháng

Kế toán/Kế toán trưởng

Hàng tháng

Toàn bộ các cán bộ tài chính cần được tham dự các khóa đào tạo thích hợp nhằm mục đích cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn của họ; các cán bộ tài chính cần được đào tạo đầy đủ để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

(Nguồn: trích Dự thảo sổ tay tài chính)

NỘI DUNG KHÁC

Quản lý Tài chính và Tài sản

19-12-2008

Tất cả các tài sản cố định mà Chương trình nắm giữ phải được dán nhãn với một mã số nhận dạng riêng do Chương trình quy định và được ghi nhận vào Sổ tài sản cố định (mẫu số C53-HO, Quyết định 19/2006-QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính) ngay sau khi được mua về. Sổ tài sản cố định tối thiểu phải có các thông tin về tên tài sản, mô tả tóm tắt về tài sản, mã tài sản, ngày mua, giá mua, nơi sử dụng, người chịu trách nhiệm và tình trạng.

Hạch toán kế toán

19-12-2008

Văn bản hướng dẫn chính về hạch toán kế toán cho các đơn vị hành chính sự nghiệp là Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính, về việc Ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Phần dưới đây trình bày các nghiệp vụ kế toán chủ yếu cần tuân thủ.

Thanh toán Tài chính trong chương trình ARD SPS

19-12-2008

Các khoản thanh toán cần được thực hiện theo các điều khoản hợp đồng. Nếu các điều khoản hợp đồng không quy định cụ thể thời gian thanh toán, các khoản thanh toán nên được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hóa đơn và các chứng từ khác đối với các khoản chi phí hợp lệ, tùy thuộc vào sự kiểm tra của Kho bạc Nhà nước.

Dòng luân chuyển vốn

17-12-2008

Đại sứ quán Đan Mạch sẽ chuyển vốn bằng Đồng Việt Nam vào Kho bạc Nhà nước Trung ương hai lần một năm. Kho bạc Nhà nước Trung ương phải gửi giấy xác nhận cho Đại sứ quán Đan Mạch. Sau đó, vốn của Chương trình được chuyển cho các đơn vị thực hiện thông qua Kho bạc Nhà nước.

Định mức chi phí

17-12-2008

Trong quá trình lập ngân sách, Chương trình sẽ áp dụng các định mức chi phí mới nhất do Chính phủ Việt Nam ban hành. Phụ lục 2 trình bày tóm tắt các định mức chi phí được quy định trong các thông tư hiện hành. Ban Quản lý Chương trình chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về các định mức chi phí này và đảm bảo các định mức chi phí mới nhất được áp dụng.

Lập ngân sách tại cấp tỉnh

17-12-2008

Việc lập ngân sách cho các hoạt động tại cấp tỉnh phải tuân theo quy trình được nêu trong Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003, và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính. Ngoài ra, ngân sách phải được Ban chỉ đạo cấp tỉnh liên quan phê duyệt, như sơ đồ sau:

Quy trình ngân sách liên quan đến các yêu cầu cấp vốn bổ sung

17-12-2008

Trong giai đoạn khởi động, ngân sách Chương trình sẽ không được phê duyệt theo quy trình phê duyệt ngân sách thông thường. Do đó, cần sử dụng quy trình phê duyệt ngân sách bổ sung đối với ngân sách Chương trình cho giai đoạn này (đó là ngân sách được phê duyệt ngoài quy trình phê duyệt ngân sách thông thường) như sau:

Tăng cường chất lượng đào tạo cán bộ xã thôn: Tại sao và làm thế nào?

15-12-2008

Có thể khẳng định rằng việc chính sách hỗ trợ, chính sách phát triển có xuống được thực tế người dân nông thôn hay không phụ thuộc lớn vào năng lực và tổ chức thể chế cấu trúc vận hành cấp xã, thôn. (Viện dân tộc học)

Chính sách đầu tư phát triển thương mại và khoa học công nghệ cho phát triển nông nghiệp miền núi

25-12-2008

Các doanh nghiệp nhiều, nhưng DN đầu tư cho nông nghiệp chưa nhiều, cần chính sách thu hút đầu tư của DN, vào miền núi. Trong khi đó nhìn sang Trung Quốc: Trung Quốc có chính sách cho dân góp đất, góp sổ đỏ cho doanh nghiệp, doanh nghiệp trả tiền cho trả cho dân 2000 tệ/năm/ 660 m2.

Rà soát và hệ thống hóa lại chính sách phát triển miền núi.

11-12-2008

Hiện nay, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi có quá nhiều chính sách, cán bộ quản lý, người dân khó có thể biết được chính sách còn hiệu lực, hết hiệu lực… Trong quá trình thực hiện chính sách thực tế cho thấy, có quá nhiều chính sách ban hành ra, nhưng chồng chéo, bất hợp lý, khiến việc triển khai gặp nhiều khó khăn. Nếu có thể thì rà soát lại, và tập hợp lại theo 1 số chính sách chính (Ban Dân tộc Thái Nguyên)

Lập ngân sách tại cấp quốc gia

17-12-2008

Ngân sách phải được tách biệt giữa Nguồn vốn của nhà tài trợ và nguồn vốn đối ứng theo Văn kiện Chương trình. Ngoài ra, ngân sách phải được Ban chỉ đạo cấp quốc gia phê duyệt. Quy trình phê duyệt được thể hiện bằng sơ đồ dưới đây.

Lập ngân sách

17-12-2008

Ngân sách được nêu trong Hiệp định Chính phủ ký giữa Đan Mạch và Việt Nam về tài trợ vốn cho chương trình là bằng VNĐ. Mặc dù tổng ngân sách cho phần chương trình do Đại sứ quán tài trợ không thể vượt quá giá trị cam kết bằng Cu-ron Đan Mạch (“DKK”), Đại sứ quán, chứ không phải chương trình, chịu trách nhiệm giám sát giá trị cam kết bằng DKK.