HỘI THẢO

Thanh toán Tài chính trong chương trình ARD SPS

Ngày đăng: 19 | 12 | 2008

Các khoản thanh toán cần được thực hiện theo các điều khoản hợp đồng. Nếu các điều khoản hợp đồng không quy định cụ thể thời gian thanh toán, các khoản thanh toán nên được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hóa đơn và các chứng từ khác đối với các khoản chi phí hợp lệ, tùy thuộc vào sự kiểm tra của Kho bạc Nhà nước.

Hướng dẫn chung

Mặc dù không có quy định hay thông tư cụ thể nào của chính phủ về thực hiện thanh toán cho các nhà cung cấp, các đơn vị thực hiện Chương trình cần tuân theo các thông lệ tiên tiến được chấp nhận chung bất cứ khi nào có thể.

Các khoản thanh toán cần được thực hiện theo các điều khoản hợp đồng. Nếu các điều khoản hợp đồng không quy định cụ thể thời gian thanh toán, các khoản thanh toán nên được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hóa đơn và các chứng từ khác đối với các khoản chi phí hợp lệ, tùy thuộc vào sự kiểm tra của Kho bạc Nhà nước.

Toàn bộ hàng hóa cần được kiểm tra trước khi được chấp nhận và được thanh toán.

Các báo cáo tư vấn hay kết quả đầu ra của các dịch vụ khác phải được Chương trình phê duyệt trước khi việc thanh toán được thực hiện.

Chi phí hợp lệ

Trước khi phê duyệt thanh toán, yêu cầu tối thiểu đối với Ban Quản lý Chương trình là phải kiểm tra đảm bảo rằng:

• Chi phí liên quan đến các mục đích và hoạt động của Chương trình;

• Hoạt động đã được Ban Quản lý Chương trình phê duyệt (ví dụ, trong kế hoạch hoạt động thường niên);

• Chi phí được ký duyệt bởi người có thẩm quyền của đơn vị và việc ký duyệt đó thuộc đúng thẩm quyền của người đó;

• Các chi phí phục vụ cho các mục tiêu của Chương trình;

• Giá trị và giải trình của chi phí hợp lý;

• Chi phí có trong các kế hoạch hoạt động và ngân sách;

• Có đủ chứng từ chứng minh cho khoản thanh toán; và

• Giá trị thanh toán phù hợp với định mức chi phí liên quan (xem Mục 3.3).

ARD SPS sẽ chi trả cho các chi phí sau như một phần của kế hoạch công tác hàng năm:

• Chi phí ô tô cho cố vấn, bao gồm chi phí bảo dưỡng, bảo hiểm & xăng ;

• Chi phí kiểm toán tài chính và kiểm toán “đáng giá đồng tiền”

Nguồn vốn tài trợ mà không sử dụng cho các hoạt động theo như ngân sách Chương trình đã được phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa Ban quản lý Chương trình và Chính phủ Đan Mạch phải được trả lại cho Chính phủ Đan Mạch. Ban Điều phối sẽ quyết định có cần hoàn trả hay không và thời điểm hoàn trả.

Việc phân bổ và sử dụng các nguồn vốn chưa phân bổ chỉ thích hợp khi đã được Ban Giám sát phê duyệt trước bằng văn bản. Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo có thể phê duyệt việc sử dụng các khoản dự phòng.

Thanh toán

Ban Quản lý Chương trình chịu trách nhiệm nộp các tài liệu sau cho Kho bạc Nhà nước để kiểm tra và thanh toán cho các nhà cung cấp:

• Đề xuất chi tiết về hoạt động được Ban chỉ đạo phê duyệt;

• Hợp đồng ký với các nhà cung cấp;

• Biên bản nghiệm thu/bàn giao được ký bởi các bên liên quan; và

• Đề nghị thanh toán theo mẫu của Kho bạc Nhà nước.

Tổng giá trị thanh toán không được vượt quá giá trị ước tính được duyệt.

Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm hoàn tất công tác kiểm tra trong vòng năm ngày làm việc và thực hiện các khoản thanh toán theo Luật Ngân sách Nhà nước.

Lương và chi phí nhân viên

Cần có một hệ thống chấm công theo dõi thời gian làm việc làm cơ sở để tính lương cho nhân viên và phí phải trả cho các chuyên gia tư vấn. Bảng lương, trong đó nêu rõ cách tính lương cũng như các khoản khấu trừ khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân, cần được cấp quản lý thích hợp kiểm tra và phê duyệt.

(Nguồn: trích Dự thảo sổ tay tài chính)

NỘI DUNG KHÁC

Dòng luân chuyển vốn

17-12-2008

Đại sứ quán Đan Mạch sẽ chuyển vốn bằng Đồng Việt Nam vào Kho bạc Nhà nước Trung ương hai lần một năm. Kho bạc Nhà nước Trung ương phải gửi giấy xác nhận cho Đại sứ quán Đan Mạch. Sau đó, vốn của Chương trình được chuyển cho các đơn vị thực hiện thông qua Kho bạc Nhà nước.

Định mức chi phí

17-12-2008

Trong quá trình lập ngân sách, Chương trình sẽ áp dụng các định mức chi phí mới nhất do Chính phủ Việt Nam ban hành. Phụ lục 2 trình bày tóm tắt các định mức chi phí được quy định trong các thông tư hiện hành. Ban Quản lý Chương trình chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về các định mức chi phí này và đảm bảo các định mức chi phí mới nhất được áp dụng.

Lập ngân sách tại cấp tỉnh

17-12-2008

Việc lập ngân sách cho các hoạt động tại cấp tỉnh phải tuân theo quy trình được nêu trong Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003, và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính. Ngoài ra, ngân sách phải được Ban chỉ đạo cấp tỉnh liên quan phê duyệt, như sơ đồ sau:

Quy trình ngân sách liên quan đến các yêu cầu cấp vốn bổ sung

17-12-2008

Trong giai đoạn khởi động, ngân sách Chương trình sẽ không được phê duyệt theo quy trình phê duyệt ngân sách thông thường. Do đó, cần sử dụng quy trình phê duyệt ngân sách bổ sung đối với ngân sách Chương trình cho giai đoạn này (đó là ngân sách được phê duyệt ngoài quy trình phê duyệt ngân sách thông thường) như sau:

Tăng cường chất lượng đào tạo cán bộ xã thôn: Tại sao và làm thế nào?

15-12-2008

Có thể khẳng định rằng việc chính sách hỗ trợ, chính sách phát triển có xuống được thực tế người dân nông thôn hay không phụ thuộc lớn vào năng lực và tổ chức thể chế cấu trúc vận hành cấp xã, thôn. (Viện dân tộc học)

Chính sách đầu tư phát triển thương mại và khoa học công nghệ cho phát triển nông nghiệp miền núi

25-12-2008

Các doanh nghiệp nhiều, nhưng DN đầu tư cho nông nghiệp chưa nhiều, cần chính sách thu hút đầu tư của DN, vào miền núi. Trong khi đó nhìn sang Trung Quốc: Trung Quốc có chính sách cho dân góp đất, góp sổ đỏ cho doanh nghiệp, doanh nghiệp trả tiền cho trả cho dân 2000 tệ/năm/ 660 m2.

Rà soát và hệ thống hóa lại chính sách phát triển miền núi.

11-12-2008

Hiện nay, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi có quá nhiều chính sách, cán bộ quản lý, người dân khó có thể biết được chính sách còn hiệu lực, hết hiệu lực… Trong quá trình thực hiện chính sách thực tế cho thấy, có quá nhiều chính sách ban hành ra, nhưng chồng chéo, bất hợp lý, khiến việc triển khai gặp nhiều khó khăn. Nếu có thể thì rà soát lại, và tập hợp lại theo 1 số chính sách chính (Ban Dân tộc Thái Nguyên)

Lập ngân sách tại cấp quốc gia

17-12-2008

Ngân sách phải được tách biệt giữa Nguồn vốn của nhà tài trợ và nguồn vốn đối ứng theo Văn kiện Chương trình. Ngoài ra, ngân sách phải được Ban chỉ đạo cấp quốc gia phê duyệt. Quy trình phê duyệt được thể hiện bằng sơ đồ dưới đây.

Lập ngân sách

17-12-2008

Ngân sách được nêu trong Hiệp định Chính phủ ký giữa Đan Mạch và Việt Nam về tài trợ vốn cho chương trình là bằng VNĐ. Mặc dù tổng ngân sách cho phần chương trình do Đại sứ quán tài trợ không thể vượt quá giá trị cam kết bằng Cu-ron Đan Mạch (“DKK”), Đại sứ quán, chứ không phải chương trình, chịu trách nhiệm giám sát giá trị cam kết bằng DKK.

Quản trị và Quản lý Tài chính

16-12-2008

Tất cả các vấn đề về quản lý sẽ được quyết định ở cấp hợp phần và Ban Giám sát chỉ chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ chung của toàn Chương trình, phân bổ các nguồn vốn chưa phân bổ và thực hiện một số thay đổi thiết yếu. Các thay đổi này có thể gồm việc phân bổ lại ngân sách giữa các hợp phần hay giữa các tỉnh do tiến độ thực hiện có sự cách biệt lớn. Tuy nhiên chỉ tiến hành phân bổ lại giữa các hợp phần hay giữa các tỉnh trong những trường hợp thực sự cần thiết.

Cơ sở lập sổ tay

16-12-2008

Sổ tay quản lý tài chính và kế toán (“Sổ tay”) tóm lược những nội dung chính của quy trình quản lý tài chính do Chương trình “Hỗ trợ Chương trình Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” (“Chương trình”) thực hiện.

Dự thảo sổ tay tài chính

16-12-2008

Đại sứ quán Đan Mạch và Công ty kiểm toán KPMG đã hoàn thiện xong bản dự thảo sổ tay tài chính kế toán của chương trình.