HỘI THẢO

Cơ sở lập sổ tay

Ngày đăng: 16 | 12 | 2008

Sổ tay quản lý tài chính và kế toán (“Sổ tay”) tóm lược những nội dung chính của quy trình quản lý tài chính do Chương trình “Hỗ trợ Chương trình Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” (“Chương trình”) thực hiện.

Sổ tay này được soạn thảo dựa trên kết quả rà soát các văn bản pháp quy hướng dẫn về công tác quản lý tài chính nhằm sử dụng các nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước và kết quả thảo luận với đại diện của Bộ Tài chính (“MOF”), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (“MPI”) và các Đơn vị Thực hiện. Phụ lục 1 liệt kê các tài liệu tham khảo được sử dụng trong quá trình lập Sổ tay.

Sổ tay này nên được coi là công cụ tham khảo để hỗ trợ quá trình quản lý tài chính tại các đơn vị thực hiện theo Chương trình “Hỗ trợ Chương trình Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”. Trong mọi trường hợp, các hướng dẫn của chính phủ về công tác quản lý ngân sách nhà nước cần được tuân thủ.

Phạm vi điều chỉnh của Sổ tay

Sổ tay này được soạn thảo nhằm cung cấp các hướng dẫn về các vấn đề tài chính tại các đơn vị thực hiện Chương trình tại cấp quốc gia, tại các tỉnh, huyện, xã và thôn bản.

Các vấn đề về mua sắm không thuộc phạm vi điều chỉnh của sổ tay này vì Chương trình sẽ thực hiện theo Luật Đấu thầu của Việt Nam (và các hướng dẫn liên quan) trên mọi phương diện.

Đối tượng sử dụng Sổ tay này bao gồm:

• Các Ban Quản lý Chương trình và các đơn vị tương đương tại cấp quốc gia/các cấp tỉnh, huyện, xã và thôn bản;

• Các tổ chức chính quyền tại tất cả các cấp tham gia vào Chương trình;

• Các cán bộ và chuyên gia Đan Mạch tham gia nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến Chương trình;

• Các chuyên gia tư vấn, nhân viên và đơn vị kiểm toán được thuê cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của Chương trình; và

• Các bên có lợi ích liên quan, các cá nhân và tổ chức khác liên quan đến Chương trình.

Mô tả Chương trình

Mục tiêu tổng thể của Chương trình là:

“Giảm nghèo nông thôn, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số, thông qua phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững tập trung vào các vùng cao”.

Chương trình bao gồm một Hợp phần Trung ương và một Hợp phần cấp tỉnh. Hợp phần cấp tỉnh hỗ trợ các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, và Lai Châu tại miền Bắc Việt Nam và các tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông tại Tây Nguyên.

Cơ cấu Hợp phần Chương trình

Cơ cấu Chương trình tại cấp trung ương và cấp tỉnh được trình bày tại Phụ lục 4.

Các cơ quan chịu trách nhiệm giám sát các hợp phần của Chương trình “Hỗ trợ Chương trình Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” tại cấp trung ương bao gồm:

• Bộ Tài chính

• Vụ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

• Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (“DST”)

• Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (“IPSARD”)

Các cơ quan chịu trách nhiệm giám sát các hợp phần Hỗ trợ Chương trình Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại cấp tỉnh bao gồm:

• Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu,

• Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai,

• Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắc Lắc,

• Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên, và

• Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắc Nông.

Sửa đổi Sổ tay

Sổ tay này có thể được sửa đổi với sự chấp thuận của Ban Giám sát.

Hàng năm, Ban Giám sát sẽ thực hiện việc rà soát Sổ tay và, khi cần thiết, sẽ cập nhật vào Sổ tay những thay đổi đối với các quy định của Chính phủ hay các hướng dẫn từ các bên liên quan như Đại sứ quán Đan Mạch. Ngoài ra, bất kỳ bên có lợi ích liên quan nào trong Chương trình tại bất kỳ cấp nào đều có thể đề xuất những sửa đổi hoặc thay đổi nhằm cải thiện các thủ tục quản lý tài chính được nêu trong Sổ tay.

Đơn vị Điều phối Trung ương chịu trách nhiệm đảm bảo các bên có lợi ích liên quan tương ứng nhận được công văn nêu rõ các thay đổi đã được chấp thuận.

Do thực tế luôn thay đổi theo thời gian, và không phải tất cả các trường hợp đều có thể dự kiến trước được, nên Sổ tay này không thể đưa ra hướng dẫn đầy đủ về tất cả các tình huống sẽ phát sinh trong tương lai. Ngoài ra vào từng thời điểm Chương trình có thể yêu cầu có những hướng dẫn kịp thời để giải quyết những tình huống cụ thể. Do đó, các quy trình sau cần được áp dụng:

• Trước hết, Chương trình cần tuân thủ các hướng dẫn của Chính phủ liên quan đến công tác quản lý Ngân sách Nhà nước. Các hướng dẫn mới nhất cần được áp dụng trong tất cả các trường hợp. Nếu một thông tư hay quyết định được dẫn chiếu trong Sổ tay này được thay thế, ban hành lại hay thu hồi, thì bản sửa đổi sẽ được áp dụng.

• Ban chỉ đạo cần được thông báo về mọi trường hợp mà các hướng dẫn trong sổ tay này hoặc các hướng dẫn khác của Chính phủ không rõ ràng. Ban chỉ đạo cũng cần được thông báo về biện pháp xử lý mà Ban Quản lý Chương trình dự định thực hiện.

(Trích nguồn: Dự thảo sổ tay tài chính)

NỘI DUNG KHÁC

Dự thảo sổ tay tài chính

16-12-2008

Đại sứ quán Đan Mạch và Công ty kiểm toán KPMG đã hoàn thiện xong bản dự thảo sổ tay tài chính kế toán của chương trình.

Cơ chế & Vấn đề trao quyền cho cơ sở

15-12-2008

Cơ chế tài chính hiện nay không hỗ trợ cho việc trao quyền, phân quyền cho cơ sở. Để được giao chủ đầu tư các công trình cấp xã, xã phải có đủ năng lực đọc bản vẽ thiết kế,… chính vì vậy nếu đi thuê tư vấn làm thẩm định, thiết kế, kiểm tra, giám sát, thì phần kinh phí đã mất đi 50% phần kinh phí đầu tư, nên số vốn còn lại cho chủ đầu tư xã mất đi 50%, vì vậy nên đa số huyện vẫn phải làm chủ đầu tư.

Quỹ Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách vùng cao: Sáng kiến IPSARD vì sự phát triển NNNTND miền núi

15-12-2008

Ngày 12 tháng 12 năm 2008, tại Thái Nguyên, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT phối hợp với Đại học Thái Nguyên tổ chức Hội thảo Quỹ Nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn nông dân miền núi phía Bắc. Hội thảo thu hút được sự tham gia của các đại biểu cơ quan làm công tác quản lý dân tộc: Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, các cán bộ nghiên cứu trong ngành của Đại học Thái Nguyên, Đại học Tây Bắc, Viện Dân tộc học, cùng đại diện các nhà quản lý ngành nông nghiệp ở Thái Nguyên, Điện Biên, Lai Châu. TS.Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược PTNNNT chủ trì Hội thảo.

Xoá đói giảm nghèo ở vùng cao cần những chính sách phù hợp

15-12-2008

Trạm Tấu và Mù Cang Chải là 2 huyện nằm trong 61 huyện khó khăn nhất của cả nước. Những năm qua với nhiều chương trình như: 134, 135, cho vay hộ nghèo... đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi.

Xây dựng chương trình và ưu tiên nghiên cứu 2009 cho Quỹ nghiên cứu - Tiểu hợp phần 1 - Hợp phần Trung ương - Dự án ARD SPS

12-12-2008

Ngày 12/12/2008, tại Thành phố Thái Nguyên, Ban Quản lý tiểu hợp phần 1 Hợp phần trung ương, dự án ARD SPS đã tổ chức hội thảo "Xây dựng chương trình và ưu tiên nghiên cứu 2009 cho Quỹ nghiên cứu - Tiểu hợp phần 1 - Hợp phần Trung ương - Dự án ARD SPS"

Hội thảo “Khởi động dự án Hỗ trợ Chương trình Phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2007 - 2012”

21-8-2008

AGROINFO - Để chính thức khởi động Dự án Hỗ trợ Chương trình Phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007 - 2012”, ngày 21/ 02/2008 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - Ban quản lý hợp phần Trung ương đã tổ chức hội thảo “Khởi động dự án Hỗ trợ Chương trình Phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2007 - 2012” tại Hà Nội. Tham dự hội thảo có đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ ngành liên quan, các tổ chức quốc tế, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức phủ Chính phủ, các viện nghiên cứu, trường đại học, các báo đài trong nước....

Họp Ban chỉ đạo - Hợp phần Trung ương lần 02/2008 dự án Danida giai đoạn 2007 - 2012

14-9-2008

Chiều ngày 12/09/2008, tại phòng họp số A2 - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban chỉ đạo - Hợp phần trung ương Dự án :"Hỗ trợ Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007 - 2012" đã tiến hành họp báo cáo tiến độ.

Các thủ tục giải ngân dự án, kêu gọi tiếp tục đầu tư

5-12-2008

Các thủ tục giải ngân theo dòng ngân sách nhà nước, kinh phí đã chuyển đến Tài khoản của chương trình, nhưng làm thế nào để tiêu được tiền cho các hợp phần?

Cần hướng dẫn cụ thể về quy trình triển khai dự án

5-12-2008

Trong quá trình triển khai dự án, có rất nhiều việc phát sinh và trong cuộc họp Hợp phần địa phương có những thắc mắc sau cần được giải thích:

Cần ban hành Sổ tay tài chính, và Cẩm nang thực hiện Dự án.

5-12-2008

Trong khuôn khổ dự án Chuơng trình hỗ trợ Nông nghiệp Nông thôn (2007-2012), cuộc họp Hợp phần địa phương tại Tây Nguyên, Đại biểu tỉnh Lai Châu có thắc mắc như sau:

Khai thác lợi thế kinh tế và bài toán thị trường một số nông sản miền núi Phía Bắc

15-12-2008

Hiện nay, ở miền núi phía bắc đang nảy sinh vấn đề nóng bỏng cây cao su: chỉ phù hợp khi mang lại hiệu quả lợi ích cho người dân, Vân Nam TQ đã rất thành công trong trồng cây cao su. Cần có câu trả lời nhanh đối với vấn đề cây cao su với Tây Bắc (có hiệu quả không? Lợi ích thế nào?)

Các tỉnh Tây Bắc khai thác tiềm năng, lợi thế từng bước xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững

2-12-2008

Phó Thủ tướng Chính phủ-Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc Trương Vĩnh Trọng chỉ đạo "các tỉnh Tây Bắc cần khai thác tiềm năng, lợi thế từng bước xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại"tại Hội nghị chuyên đề Phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc tổ chức ngày 12/10 tại Lai Châu.