HỘI THẢO

Xoá đói giảm nghèo ở vùng cao cần những chính sách phù hợp

Ngày đăng: 15 | 12 | 2008

Trạm Tấu và Mù Cang Chải là 2 huyện nằm trong 61 huyện khó khăn nhất của cả nước. Những năm qua với nhiều chương trình như: 134, 135, cho vay hộ nghèo... đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi.

Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện đời sống của người dân vùng cao vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người tính đến năm 2007 chỉ đạt gần 3 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 60%; cơ sở hạ tầng gồm điện-đường-trường-trạm yếu kém; việc xoá nhà tạm dột nát chỉ mới bằng nhà tạm là chính, chưa kiên cố được.

Ngoài những nguyên nhân khách quan như: khí hậu khắc nghiệt, địa hình đồi núi, chia cắt mạnh diện tích đất sản xuất ít và khó canh tác... thì có nhiều nguyên nhân chủ quan khác dẫn đến công tác xóa đói giảm nghèo (XĐGN) chưa hiệu quả, trong đó có nhiều chính sách XĐGN chưa phù hợp.

Cụ thể như chính sách khoán bảo vệ rừng, với mức 28 nghìn đồng/ ha/năm như hiện nay không thể khuyến khích người dân bảo vệ tốt được, trong khi đặc thù của Trạm Tấu, Mù Cang Chải chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng sản xuất rất ít, người dân ở cạnh rừng nhưng lại không sống được từ rừng. Hay như chính sách khai hoang ruộng nước, làm thuỷ lợi, được đầu tư nhiều nhưng người hưởng lợi thì lại là những người có mức sống từ khá trở lên. Do tình trạng bao chiếm đất đai, khi được hỗ trợ khai hoang người nghèo lại không có đất để khai hoang.

Một trong những yếu tố làm nền móng để xoá đói giảm nghèo ở các huyện vùng cao là nguồn vốn vay hộ nghèo, nhưng thực tế nguồn vốn này đến được với hộ nghèo với tỷ lệ rất thấp.

Theo một điều tra của Sở LĐ-TB & XH tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn ở một số xã vùng thấp của huyện Văn Chấn, Lục Yên chỉ đạt 17%. Tỷ lệ này ở vùng cao còn thấp hơn nhiều lần, đơn cử như một xã ở Trạm Tấu có 157 hộ nghèo thì chỉ có 5 hộ được vay vốn theo Nghị định 32 của Chính phủ. Một nguyên nhân khác là việc thực hiện các chính sách, các chương trình, dự án liên quan đến giảm nghèo còn chồng chéo, thiếu đồng bộ. Một điều rất dễ nhận thấy khi lên vùng cao là mù chữ, nghe nói tiếng Kinh của đồng bào còn hạn chế nhưng cán bộ lại không biết tiếng dân tộc nếu có thì rất ít.

Từ đó, việc truyền đạt kiến thức, khoa học kỹ thuật cũng như sự tiếp cận với khoa học từ phía người dân rất chậm. Dân cư không tập trung dẫn đến việc đầu tư hạ tầng cơ sở không hiệu quả, lãng phí, kết quả giảm nghèo chưa có tính bền vững, số hộ tái nghèo hàng năm còn cao. Riêng huyện Trạm Tấu hộ nghèo phát sinh hàng năm tăng 6,6 %/ năm tương đương với 500 hộ.

Mỗi địa phương có điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán khác nhau, do đó các chính sách cũng phải thay đổi để phù hợp, như vậy mới có thể phát huy tối đa hiệu quả. Cần có thêm các chính sách phù hợp với thực tế của từng địa phương, đó là ý kiến của nhiều địa phương xuất phát từ thực tế qua nhiều năm thực hiện các chính sách XĐGN. Chính sách khoán bảo vệ rừng cần thiết phải tăng mức khoán lên 300.000 đồng/ha để đảm bảo một phần thu nhập cho người dân sống cạnh rừng. Có chính sách sắp xếp lại khu dân cư, để tăng hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng; việc hỗ trợ khai khoang ruộng nước cần đảm bảo người nghèo được hưởng lợi có đất sản xuất... Bên cạnh đó, mỗi cấp uỷ phải là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị, đưa chính sách đi vào cuộc sống.

Xem tin gốc tại đây:

http://www.nongthon.net/apm/modules.php?name=News&file=save&sid=6793

NỘI DUNG KHÁC

Xây dựng chương trình và ưu tiên nghiên cứu 2009 cho Quỹ nghiên cứu - Tiểu hợp phần 1 - Hợp phần Trung ương - Dự án ARD SPS

12-12-2008

Ngày 12/12/2008, tại Thành phố Thái Nguyên, Ban Quản lý tiểu hợp phần 1 Hợp phần trung ương, dự án ARD SPS đã tổ chức hội thảo "Xây dựng chương trình và ưu tiên nghiên cứu 2009 cho Quỹ nghiên cứu - Tiểu hợp phần 1 - Hợp phần Trung ương - Dự án ARD SPS"

Hội thảo “Khởi động dự án Hỗ trợ Chương trình Phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2007 - 2012”

21-8-2008

AGROINFO - Để chính thức khởi động Dự án Hỗ trợ Chương trình Phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007 - 2012”, ngày 21/ 02/2008 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - Ban quản lý hợp phần Trung ương đã tổ chức hội thảo “Khởi động dự án Hỗ trợ Chương trình Phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2007 - 2012” tại Hà Nội. Tham dự hội thảo có đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ ngành liên quan, các tổ chức quốc tế, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức phủ Chính phủ, các viện nghiên cứu, trường đại học, các báo đài trong nước....

Họp Ban chỉ đạo - Hợp phần Trung ương lần 02/2008 dự án Danida giai đoạn 2007 - 2012

14-9-2008

Chiều ngày 12/09/2008, tại phòng họp số A2 - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban chỉ đạo - Hợp phần trung ương Dự án :"Hỗ trợ Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007 - 2012" đã tiến hành họp báo cáo tiến độ.

Các thủ tục giải ngân dự án, kêu gọi tiếp tục đầu tư

5-12-2008

Các thủ tục giải ngân theo dòng ngân sách nhà nước, kinh phí đã chuyển đến Tài khoản của chương trình, nhưng làm thế nào để tiêu được tiền cho các hợp phần?

Cần hướng dẫn cụ thể về quy trình triển khai dự án

5-12-2008

Trong quá trình triển khai dự án, có rất nhiều việc phát sinh và trong cuộc họp Hợp phần địa phương có những thắc mắc sau cần được giải thích:

Cần ban hành Sổ tay tài chính, và Cẩm nang thực hiện Dự án.

5-12-2008

Trong khuôn khổ dự án Chuơng trình hỗ trợ Nông nghiệp Nông thôn (2007-2012), cuộc họp Hợp phần địa phương tại Tây Nguyên, Đại biểu tỉnh Lai Châu có thắc mắc như sau:

Khai thác lợi thế kinh tế và bài toán thị trường một số nông sản miền núi Phía Bắc

15-12-2008

Hiện nay, ở miền núi phía bắc đang nảy sinh vấn đề nóng bỏng cây cao su: chỉ phù hợp khi mang lại hiệu quả lợi ích cho người dân, Vân Nam TQ đã rất thành công trong trồng cây cao su. Cần có câu trả lời nhanh đối với vấn đề cây cao su với Tây Bắc (có hiệu quả không? Lợi ích thế nào?)

Các tỉnh Tây Bắc khai thác tiềm năng, lợi thế từng bước xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững

2-12-2008

Phó Thủ tướng Chính phủ-Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc Trương Vĩnh Trọng chỉ đạo "các tỉnh Tây Bắc cần khai thác tiềm năng, lợi thế từng bước xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại"tại Hội nghị chuyên đề Phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc tổ chức ngày 12/10 tại Lai Châu.

Khung hoạt động chiến lược của Chương trình ARD SPS

14-1-2009

Tầm nhìn cho Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (ARD SPS), 2007-2012, là hỗ trợ Việt Nam trong các nỗ lực giảm nghèo và cải thiện các điều kiện sống của người dân nông thôn, trong đó tập trung vào những nhóm người nghèo dễ bị tổn thương ở miền núi như các dân tộc thiểu số và các hộ với chủ hộ là nữ.

Chương trình Hỗ trợ ngành nông nghiệp ASPS 2007-2012

2-12-2008

Việt Nam và Đan Mạch đã hợp tác trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ đầu những năm 1990. Phương pháp tiếp cận theo chương trình cho sự hợp tác này đã được bắt đầu triển khai từ năm 2000 với Chương trình Hỗ trợ ngành nông nghiệp (ASPS) có tổng vốn là 450 triệu Curon Đan Mạch trong giai đoạn 5 năm. Chương trình sau này đã được kéo dài tới giữa năm 2007.

Kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

1-12-2008

Sẽ có một giai đoạn tiền khởi động để giải quyết một số vấn đề tồn tại nhằm giúp giai đoạn khới động thực sự có thể tập trung vào các vấn đề thực sự như: xây dựng hướng dẫn, thủ tục hành chính chi tiết và kế hoạch thực hiện cụ thể.

Theo dõi, báo cáo, sơ kết và đánh giá chương trình Hỗ trợ ngành nông nghiệp ASPS 2007-2012

1-12-2008

Công tác theo dõi các mục tiêu đã xác định của Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đồng thời là các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thông sẽ được thực hiện và phối hợp với hệ thống theo dõi và đánh giá quốc gia của các Kế hoạch phát triển kinh kế xã hội và Mục tiêu phát triển của Việt Nam. Các cuộc điều tra theo định kỳ hai năm một lần sẽ giúp theo dõi tác động và kết quả đầu ra trên cơ sở đợt khảo sát hiện trạng đầu kỳ được triển khai vào năm 2006 trong khuôn khổ điều tra về hộ gia đình trong Chương trình hỗ trợ kinh doanh.