HỘI THẢO

Kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày đăng: 01 | 12 | 2008

Sẽ có một giai đoạn tiền khởi động để giải quyết một số vấn đề tồn tại nhằm giúp giai đoạn khới động thực sự có thể tập trung vào các vấn đề thực sự như: xây dựng hướng dẫn, thủ tục hành chính chi tiết và kế hoạch thực hiện cụ thể.

Giai đoạn tiền khởi động

Trong giai đoạn tiền khởi động sẽ tiến hành một số hoạt động để hỗ trợ khởi động Hợp phần tỉnh. Cụ thể là thông qua Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp hiện thời, Đại sứ quán Đan Mạch sẽ hỗ trợ việc chuẩn bị các hướng dẫn và thủ tục quản lý và hành chính.

Các hoạt động cấp thiết nhất sẽ được thực hiện trong nửa năm sau của năm 2006 và đầu năm 2007 là:

• Các quy trình cấp vốn chi tiết ở cấp chương trình và cấp tỉnh.

• Dự thảo hướng dẫn tài chính và Cẩm nang tài chính.

• Dự thảo hướng dẫn quản lý bao gồm trách nhiệm cụ thể, quy trình công tác ... của Ban Điều phối huyện.

• Tiếp tục hoàn thiện các chỉ số và hệ thống Theo dõi và đánh giá trong quá trình thực hiện khảo sát hiện trạng đầu kỳ.

• Xác định các đơn vị cung cấp dịch vụ có thể hoạt động tại các tỉnh.

• Tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông thực hiện nghiên cứu cách gắn kết những người nhập cư từ các dân tộc thiểu số phía Bắc tham gia vào các hoạt động của chương trình.

• Đánh giá nhu cầu đào tạo của cán bộ hành chính tại các tổ chức địa phương và xác định các cơ sở đào tạo đã có. Hoạt động này đặc biệt cần thiết cho các cán bộ kế toán cấp tỉnh và huyện và sẽ phải bao gồm cả đào tạo đánh giá năng lực mua sắm trên cơ sở phối hợp với Đại lý mua sắm do Danida chỉ định.

• Dự thảo mẫu quy chế, quy định cho quỹ phát triển xã và thôn bản giúp triển khai nhanh chóng và có hiệu quả (trong khi Quy chế thực sự sẽ được xây dựng và thông qua trước khi hình thành quỹ phát triển thôn bản).

• Xây dựng cẩm nang và hướng dẫn cho:

- Công tác hỗ trợ các nhóm nông dân sở thích

- Các phương pháp và cách thức tiếp cận trong tập huấn

- Sử dụng tri thức địa phương

• Nghiên cứu để hình thành các nhóm nghiên cứu liên ngành về nghiên cứu sáng tạo cho miền núi theo chủ đề.

• Nếu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu, sẽ có một tư vấn về xây dựng các đề cương cho công tác phát triển chính sách, đặt trọng tâm vào các khu vực miền núi về khuyến nông, sau thu hoạch, quản lý sâu bệnh tổng hợp, phát triển ngành hạt giống và phát triển vật nuôi.

• Do trong mô tả hợp phần trung ương chưa có kế hoạch thực hiện, giai đoạn tiền khởi động sẽ thực hiện nhiệm vụ này.

Giai đoạn khởi động

Để đảm bảo có đủ vốn hỗ trợ ngay khi bắt đầu chương trình bởi đây là thời điểm có nhiều nhu cầu về chi phí thành lập văn phòng .v.v… ngân sách cho giai đoạn khởi động nên được cơ quan có thẩm quyền thích hợp phê duyệt trước khi chương trình bắt đầu. Sau đó vốn sẽ được chuyển xuống tỉnh ngay khi chương trình bắt đầu và chi tiêu khi cần thiết.

Việc thực hiện chương trình sẽ được bắt đầu bằng một giai đoạn khởi động 6 tháng vào nửa năm sau của năm 2007 với một loạt các hoạt động chuẩn bị như sau:

Hợp phần trung ương

Hợp phần này sẽ có một giai đoạn khởi động 6 tháng để hình thành hệ thống quản lý, xây dựng điều khoản giao việc hỗ trợ cho các Vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xây dựng quy trình cấp vốn cho nghiên cứu, xây dựng kế hoạch 5 năm và một kế hoạch chi tiết cho năm đầu tiên.

Đối với đầu ra 2 (Nghiên cứu sáng tạo) 30-50% vốn nghiên cứu sẽ được thống nhất và lên kế hoạch ngay trong giai đoạn khởi động. Các phần khác sẽ được quyết định trong khi thực hiện dự án và trên cơ sở đấu thầu công khai. Các viện nghiên cứu tham gia có thể thuộc hoặc không thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thuộc khu vực tư nhân hoặc nhà nước.

Hội đồng cố vấn Khoa học và Hội đồng phản biện (được lựa chọn và tổ chức trong giai đoạn khởi động) sẽ quyết định duyệt các đề xuất theo các tiêu chí nêu trong cẩm nang hướng dẫn sẽ được xây dựng trong giai đoạn đầu thực hiện dự án và được Ban chỉ đạo chương trình phê duyệt.

Hướng dẫn cụ thể về các ưu tiên và tiêu chí lựa chọn các đề xuất nghiên cứu sáng tạo sẽ được xây dựng trong trong giai đoạn khởi động và được giám sát chặt chẽ và đánh giá trong quá trình thực hiện chương trình.

Hợp phần tỉnh

• Hoàn tất việc xây dựng, chuẩn bị các hệ thống hành chính

• Hoàn tất các quy trình quản lý chung, các quy chế quản lý và sử dụng các quỹ phát triển xã và thôn bản

• Xúc tiến một số công tác chuẩn bị cho các đơn vị cung cấp dịch vụ chủ yếu để cho họ có thời gian xác định và huy động giảng viên

• Đánh giá nhu cầu đào tạo giảng viên nguồn

• Đào tạo giảng viên nguồn (ToT) cho cán bộ nòng cốt của tỉnh, các huyện, các cơ quan đoàn thể và khu vực tư nhân, những người này sẽ là một bộ phận của nhóm giảng viên và nhóm hỗ trợ trong tương lai. Nhóm này gồm có cán bộ chính quyền và các tổ chức phi chính phủ. Số lượng cán bộ dự kiến được đào tạo như sau: 30 người cấp tỉnh, 15 người của mỗi huyện mục tiêu và 5 người từ mỗi huyện không phải là huyện mục tiêu, tổng cộng là 85 người. Nội dung đào tạo sẽ là đào tạo về phương pháp đào tạo có sự tham gia, phương pháp Nông dân tập huấn cho Nông dân (Các lớp học đầu bờ), lập kế hoạch đào tạo, lập kế hoạch từ dưới lên và các chủ đề kỹ thuật cụ thể, ngoài ra còn bao gồm các các chuyến tham quan các tỉnh khác đã có kinh nghiệm về các vấn đề này.

• Xây dựng kế hoạch thực hiện cho giai đoạn 5 năm, bao gồm một kế hoạch chi tiết và ngân sách cho năm 2008. Cần sử dụng các tài liệu được xây dựng trong quá trình chuẩn bị để xây dựng kế hoạch và điều chỉnh các hoạt động và phương pháp tiếp cận cho các đầu ra khác nhau. Các báo cáo thiết kế chương trình và đặc biệt là 5 nghiên cứu được nêu trong phần giới thiệu sẽ trình bày một số chi tiết và hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số đề xuất trong các báo cáo thiết kế chương trình đã được thay đổi.

• Xây dựng các chỉ số cụ thể

• Xây dựng hệ thống theo dõi

• Lựa chọn các xã trong các huyện mục tiêu để bắt đầu chương trình

• Lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ để bắt đầu cho việc tổ chức các nhóm nông dân sở thích tại các huyện được chọn.

• Bắt đầu thành lập các Nhóm Nông dân sở thích và khởi động công tác tập huấn.

• Khảo sát hiện trạng đầu kỳ năm 2006/07 phục vụ mục tiêu theo dõi

Chiến lược thực hiện được tiến hành theo cách thức dần dần mở rộng số các xã tham gia các hoạt động, song cũng không ngừng điều chỉnh chiến lược thực hiện này dựa trên những bài học đúc rút được.

Trích: Văn kiện chương trình ARD SPS 2007 - 2012

NỘI DUNG KHÁC

Theo dõi, báo cáo, sơ kết và đánh giá chương trình Hỗ trợ ngành nông nghiệp ASPS 2007-2012

1-12-2008

Công tác theo dõi các mục tiêu đã xác định của Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đồng thời là các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thông sẽ được thực hiện và phối hợp với hệ thống theo dõi và đánh giá quốc gia của các Kế hoạch phát triển kinh kế xã hội và Mục tiêu phát triển của Việt Nam. Các cuộc điều tra theo định kỳ hai năm một lần sẽ giúp theo dõi tác động và kết quả đầu ra trên cơ sở đợt khảo sát hiện trạng đầu kỳ được triển khai vào năm 2006 trong khuôn khổ điều tra về hộ gia đình trong Chương trình hỗ trợ kinh doanh.

Quản lý tài chính và mua sắm

1-12-2008

Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ cấp vốn viện trợ thông qua hệ thống tài chính của Việt Nam như được mô tả dưới đây với hai trường hợp ngoại lệ là: Các tư vấn quốc tế và tư vấn độc lập trong nước do Đại sứ quán Đan Mạch thuê để hỗ trợ chương trình.

Quản lý và tổ chức của chương trình ARD SPS

1-12-2008

Việc quản lý của chương trình ARD SPS được thực hiện ở cấp độ tổng thể và hang ngày. Ủy Ban hỗn hợp và các Ban chỉ đạo chương trình là quản lý ở cấp độ tổng thể, còn các Ban quản lý chương trình (PMU), Ban điều phối cấp huyện và Hội đồng phát triển thôn bản là cấp độ quản lý hàng ngày.

Công văn số 2802/BNN-TC, trả lời về việc áp dụng định mức chi tiêu đối với Dự án ARD SPS do Đan Mạch viện trợ không hoàn lại

28-11-2008

Ngày 16 tháng 09 năm 2008, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT ký công văn số 2802/BNN-TC, trả lời về việc áp dụng định mức chi tiêu đối với Dự án ARD SPS do Đan Mạch viện trợ không hoàn lại Trả lời Công văn số 498/KHCN, ngày 08/09/2008 của Ban Quản lý Tiểu hợp phần 2, Hợp phần Trung ương thuộc Dự án “Hỗ trợ Chương trình phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (ARD SPS)” do Chính phủ Đan Mạch viện trợ không hoàn lại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:

Đan Mạch hỗ trợ phát triển nông nghiệp các tỉnh miền núi

24-10-2008

Hiệp định tài trợ Dự án "Chương trình Hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012" do Chính phủ Đan Mạch tài trợ 230 triệu DKK (tương đương 593,548 tỷ đồng) đã được ký kết tại Hà Nội ngày 11/12.

Chương trình hỗ trợ nông nghiệp và phát triển nông thôn (ard sps 2007- 2012)

15-8-2008

Từ những năm 1990s Đan Mạch đã hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam. Pha tiếp theo của chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp nhằm giúp đỡ những người nghèo nhất trong cộng đồng nông thôn để họ có khả năng quản lý nông trại của mình và các hoạt động kinh doanh ở nông thôn một cách bền vững, đảm bảo về an ninh lương thực và đem lại lợi nhuận.

Truyền thông Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân

5-10-2009

AGROINFO - Đó là tên của một ấn phẩm đặc biệt vừa được AGROINFO phát hành...

Nhìn lại quá khứ - Đối mặt với thách thức mới

2-10-2009

AGROINFO - Đó là chủ đề chính của báo cáo giữa kỳ của Chương trình Mục tiêu quốc Quốc giam Giảm Nghèo vừa được công bố sáng nay tại Hà Nội...

So sánh mô hình nông hộ Đắk Lắk - Lào Cai

29-9-2009

AGROINFO - Sự khác nhau giữa mô hình nông hộ của hai tỉnh cho thấy trong thực tế cần có những điều chỉnh để các hộ gia đình sản xuất có hiệu quả hơn...

Mô hình nông hộ điển hình ở Đắk Lắk

29-9-2009

AGROINFO - Với những đặc thù riêng, mô hình nông hộ ở Đắk Lắk được xây dựng bằng những chỉ số cụ thể...