HỘI THẢO

Dòng luân chuyển vốn

Ngày đăng: 17 | 12 | 2008

Đại sứ quán Đan Mạch sẽ chuyển vốn bằng Đồng Việt Nam vào Kho bạc Nhà nước Trung ương hai lần một năm. Kho bạc Nhà nước Trung ương phải gửi giấy xác nhận cho Đại sứ quán Đan Mạch. Sau đó, vốn của Chương trình được chuyển cho các đơn vị thực hiện thông qua Kho bạc Nhà nước.

Thanh toán từ Đại sứ quán Đan Mạch

Đại sứ quán Đan Mạch sẽ chuyển vốn bằng Đồng Việt Nam vào Kho bạc Nhà nước Trung ương hai lần một năm. Kho bạc Nhà nước Trung ương phải gửi giấy xác nhận cho Đại sứ quán Đan Mạch.

Sau đó, vốn của Chương trình được chuyển cho các đơn vị thực hiện thông qua Kho bạc Nhà nước.

Thanh toán từ Kho bạc Nhà nước

Kho bạc Nhà nước Trung ương, Kho bạc Nhà nước tỉnh hoặc huyện sẽ thanh toán các chi phí phát sinh của các đối tác thực hiện Chương trình dựa trên các phiếu chi đã được các đối tác thực hiện phê duyệt và chuyển tới Kho bạc Nhà nước.

Kho bạc Nhà nước chỉ giải ngân vốn theo kế hoạch và ngân sách mới nhất đã được duyệt. Các khoản chi phí vượt quá ngân sách hoặc định mức chi phí đã phê duyệt sẽ không được thanh toán. Chứng từ kế toán bao gồm kế hoạch dự án đã được duyệt, bảng lương, hóa đơn, giấy biên nhận và hợp đồng.

Kho bạc Nhà nước Trung ương chỉ giải ngân vốn khi:

• Hạng mục chi phí có trong kế hoạch chi tiết và dự toán chi phí đã được duyệt cho hợp phần quốc gia;

• Hạng mục chi phí nằm trong định mức chi phí quy định trong các thông tư của chính phủ. Nếu không có định mức chi phí cho một loại chi phí cụ thể, hợp phần có trách nhiệm tính toán và thống nhất một định mức chi phí với Bộ Tài chính; và

• Có đầy đủ chứng từ kế toán cho khoản chi, đã được phê duyệt của người có thẩm quyền phê duyệt thanh toán (ví dụ chủ tài khoản).

Các khoản chi trả trực tiếp của Nhà tài trợ

Các khoản thanh toán cho các Chuyên gia Tư vấn Quốc tế sẽ được Bộ Ngoại giao Đan Mạch chi trả trực tiếp. Các Cố vấn Kỹ thuật Quốc tế, kể cả ngắn hạn và dài hạn, sẽ được trả lương trực tiếp từ Chính phủ Đan Mạch. Các khoản thanh toán này sẽ không được đưa vào hệ thống báo cáo tài chính định kỳ. Hàng quý, một bản tóm tắt các khoản thanh toán đó được in từ hệ thống sổ sách kế toán của Đại sứ quán sẽ được cấp cho Ban Điều phối Trung ương và các ban quản lý cấp tỉnh. CCU và các PMU sẽ duy trì việc ghi sổ các khoản thanh toán đó để phục vu việc lập báo cáo lên Ban Chỉ đạo liên quan để phục vụ mục đích giám sát. CCU và các PMU cần thông báo cho Đại sứ quán Đan Mạch về bất kỳ chênh lệch nào giữa nội dung công việc được lập hóa đơn và công việc đã triển khai.

Giới hạn sử dụng vốn

Ban Quản lý Chương trình tại tất cả các cấp, bao gồm cả các hợp phần quốc gia, tỉnh, huyện, xã và thôn bản, có trách nhiệm đảm bảo rằng những giới hạn sử dụng vốn được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Việc không tuân thủ hướng dẫn của Chương trình có thể dẫn đến việc phải hoàn trả cho Chương trình các khoản vốn đã sử dụng sai mục đích.

Tài khoản ngân hàng

Vốn cấp cho Chương trình sẽ được chuyển vào một tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Trung ương. Vốn cấp cho các tỉnh sau đó được chuyển vào các tài khoản tại các Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc cấp huyện.

Lãi tiền gửi ngân hàng

Chương trình không được nhận lãi tiền gửi ngân hàng vì vốn được gửi trong các tài khoản không tính lãi tại Kho bạc Nhà nước.

Trừ khi có thỏa thuận khác, bất kỳ khoản tiền lãi nào thu được từ các tài khoản ngân hàng phải được trả lại cho Đại sứ quán Đan Mạch vào cuối mỗi năm tài chính. Lãi tiền gửi ngân hàng cần được hạch toán rõ trong các sổ sách kế toán.

Vốn chưa sử dụng

Vốn chưa sử dụng của Chương trình từ năm hiện hành sẽ được tự động kết chuyển sang năm tiếp theo. Số vốn chưa sử dụng này sẽ được bổ sung vào ngân sách được duyệt của năm tiếp theo hoặc Ban Chỉ đạo sẽ quyết định hình thức sử dụng.

Vốn không sử dụng khi kết thúc Chương trình phải được hoàn trả lại cho Đại sứ quán Đan Mạch hoặc nếu hiệp định được gia hạn, phần vốn không sử dụng này được gộp vào các khoản tài trợ sau đó.

(Trích: Dự thảo sổ tay tài chính)

NỘI DUNG KHÁC

Định mức chi phí

17-12-2008

Trong quá trình lập ngân sách, Chương trình sẽ áp dụng các định mức chi phí mới nhất do Chính phủ Việt Nam ban hành. Phụ lục 2 trình bày tóm tắt các định mức chi phí được quy định trong các thông tư hiện hành. Ban Quản lý Chương trình chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về các định mức chi phí này và đảm bảo các định mức chi phí mới nhất được áp dụng.

Lập ngân sách tại cấp tỉnh

17-12-2008

Việc lập ngân sách cho các hoạt động tại cấp tỉnh phải tuân theo quy trình được nêu trong Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003, và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính. Ngoài ra, ngân sách phải được Ban chỉ đạo cấp tỉnh liên quan phê duyệt, như sơ đồ sau:

Quy trình ngân sách liên quan đến các yêu cầu cấp vốn bổ sung

17-12-2008

Trong giai đoạn khởi động, ngân sách Chương trình sẽ không được phê duyệt theo quy trình phê duyệt ngân sách thông thường. Do đó, cần sử dụng quy trình phê duyệt ngân sách bổ sung đối với ngân sách Chương trình cho giai đoạn này (đó là ngân sách được phê duyệt ngoài quy trình phê duyệt ngân sách thông thường) như sau:

Tăng cường chất lượng đào tạo cán bộ xã thôn: Tại sao và làm thế nào?

15-12-2008

Có thể khẳng định rằng việc chính sách hỗ trợ, chính sách phát triển có xuống được thực tế người dân nông thôn hay không phụ thuộc lớn vào năng lực và tổ chức thể chế cấu trúc vận hành cấp xã, thôn. (Viện dân tộc học)

Chính sách đầu tư phát triển thương mại và khoa học công nghệ cho phát triển nông nghiệp miền núi

25-12-2008

Các doanh nghiệp nhiều, nhưng DN đầu tư cho nông nghiệp chưa nhiều, cần chính sách thu hút đầu tư của DN, vào miền núi. Trong khi đó nhìn sang Trung Quốc: Trung Quốc có chính sách cho dân góp đất, góp sổ đỏ cho doanh nghiệp, doanh nghiệp trả tiền cho trả cho dân 2000 tệ/năm/ 660 m2.

Rà soát và hệ thống hóa lại chính sách phát triển miền núi.

11-12-2008

Hiện nay, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi có quá nhiều chính sách, cán bộ quản lý, người dân khó có thể biết được chính sách còn hiệu lực, hết hiệu lực… Trong quá trình thực hiện chính sách thực tế cho thấy, có quá nhiều chính sách ban hành ra, nhưng chồng chéo, bất hợp lý, khiến việc triển khai gặp nhiều khó khăn. Nếu có thể thì rà soát lại, và tập hợp lại theo 1 số chính sách chính (Ban Dân tộc Thái Nguyên)

Lập ngân sách tại cấp quốc gia

17-12-2008

Ngân sách phải được tách biệt giữa Nguồn vốn của nhà tài trợ và nguồn vốn đối ứng theo Văn kiện Chương trình. Ngoài ra, ngân sách phải được Ban chỉ đạo cấp quốc gia phê duyệt. Quy trình phê duyệt được thể hiện bằng sơ đồ dưới đây.

Lập ngân sách

17-12-2008

Ngân sách được nêu trong Hiệp định Chính phủ ký giữa Đan Mạch và Việt Nam về tài trợ vốn cho chương trình là bằng VNĐ. Mặc dù tổng ngân sách cho phần chương trình do Đại sứ quán tài trợ không thể vượt quá giá trị cam kết bằng Cu-ron Đan Mạch (“DKK”), Đại sứ quán, chứ không phải chương trình, chịu trách nhiệm giám sát giá trị cam kết bằng DKK.

Quản trị và Quản lý Tài chính

16-12-2008

Tất cả các vấn đề về quản lý sẽ được quyết định ở cấp hợp phần và Ban Giám sát chỉ chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ chung của toàn Chương trình, phân bổ các nguồn vốn chưa phân bổ và thực hiện một số thay đổi thiết yếu. Các thay đổi này có thể gồm việc phân bổ lại ngân sách giữa các hợp phần hay giữa các tỉnh do tiến độ thực hiện có sự cách biệt lớn. Tuy nhiên chỉ tiến hành phân bổ lại giữa các hợp phần hay giữa các tỉnh trong những trường hợp thực sự cần thiết.

Cơ sở lập sổ tay

16-12-2008

Sổ tay quản lý tài chính và kế toán (“Sổ tay”) tóm lược những nội dung chính của quy trình quản lý tài chính do Chương trình “Hỗ trợ Chương trình Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” (“Chương trình”) thực hiện.

Dự thảo sổ tay tài chính

16-12-2008

Đại sứ quán Đan Mạch và Công ty kiểm toán KPMG đã hoàn thiện xong bản dự thảo sổ tay tài chính kế toán của chương trình.

Cơ chế & Vấn đề trao quyền cho cơ sở

15-12-2008

Cơ chế tài chính hiện nay không hỗ trợ cho việc trao quyền, phân quyền cho cơ sở. Để được giao chủ đầu tư các công trình cấp xã, xã phải có đủ năng lực đọc bản vẽ thiết kế,… chính vì vậy nếu đi thuê tư vấn làm thẩm định, thiết kế, kiểm tra, giám sát, thì phần kinh phí đã mất đi 50% phần kinh phí đầu tư, nên số vốn còn lại cho chủ đầu tư xã mất đi 50%, vì vậy nên đa số huyện vẫn phải làm chủ đầu tư.