HỘI THẢO

Thông tin chung về dự án: "Chương trình phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (ARD SPS ) giai đoạn 2007- 2012" Hợp phần tỉnh Lai châu.

Ngày đăng: 24 | 12 | 2008

Mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ nhóm nông dân tham gia phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trong quá trình thực hiện chương trình, người dân được tham gia và tiếp xúc với những phương pháp tiếp cận mới, cải tiến trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn qua đó từng bước thay đổi phương pháp sản xuất nhằm cải thiện an ninh lương thực và mức sống của người dân nghèo miền núi, đặc biệt là các dân tộc thiểu số và các hộ gia định do phụ nữ làm chủ thông qua việc cải thiện quản lý nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp miền núi.

Tên chương trình: "Chương trình phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (ARD SPS ) giai đoạn 2007- 2012" Hợp phần tỉnh Lai châu.

Thời gian thực hiện: 2007-2012.

Nhà tài trợ : Chính phủ Đan mạch

Tổng vốn viện trợ: 33,65 triệu DKK (Tương đương khoảng 106.906 triệu VNĐ).

Vốn đối ứng của tỉnh: 5.978 triệu VNĐ.

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh.

Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện Tam đường, Than uyên, Sìn hồ.

Mục tiêu Chương trình.

Mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ nhóm nông dân tham gia phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trong quá trình thực hiện chương trình, người dân được tham gia và tiếp xúc với những phương pháp tiếp cận mới, cải tiến trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn qua đó từng bước thay đổi phương pháp sản xuất nhằm cải thiện an ninh lương thực và mức sống của người dân nghèo miền núi, đặc biệt là các dân tộc thiểu số và các hộ gia định do phụ nữ làm chủ thông qua việc cải thiện quản lý nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp miền núi.

Phúc lợi của các hộ gia đình được tăng trưởng bền vững nhờ cải thiện công tác quản lý nguồn lực, hoạt động sản xuất và maketting trong nông nghiệp, chú trọng tới nông dân nghèo miền núi đặc biệt là phụ nữ và đồng bào các dân tộc thiểu số.

Thúc đẩy sự hình thành của các nhóm nông dân sở thích, đào tạo dựa trên nhu cầu và cung cấp các dịch vụ khuyến nông cho cả nam và nữ nông dân; phát huy các kinh nghiệm đã thành công, thí điểm các phương pháp tiếp cận và các hoạt động mới đồng thời tăng cường công tác lập kế hoạch cấp hộ, cấp thôn bản và cấp xã; cung cấp các dịch vụ có chất lượng dựa trên nhu cầu.

Nội dung hoạt động

Các hoạt động của Chương trình sẽ xuất phát từ nhu cầu của các nhóm nông dân sở thích. Các hoạt động có khả năng thực hiện bao gồm: Nông nghiệp; chăn nuôi; công nghệ sau thu hoạch; chế biến và tiếp cận thị trường; cơ sở hạ tầng; hàng thủ công... theo 3 tiểu hợp phần là:

Tiểu hợp phần1: Khuyến nông theo nhu cầu, thông tin và đào tạo cho nông dân.

Tiểu hợp phần 2: Sản xuất, bảo quản, chế biến và maketting.

Tiểu hợp phần 3: Lập kế hoạch địa phương và xây dựng năng lực.

Mọi hoạt động đều dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như:

- Đào tạo sẽ dựa trên nhu cầu, căn cứ vào nhu cầu do các nhóm nông dân đưa ra.

- Đào tạo dựa trên cơ sở đào tạo giảng viên nguồn.

- Nông dân sẽ được đào tạo thành giảng viên nguồn dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp nông dân tập huấn cho nông dân để tăng hiệu quả và khả năng nhân rộng.

- Giảng viên nông dân và giảng viên nguồn phải được lựa chọn từ các nhóm dân tộc, nói được hai thứ tiếng và có số lượng phụ nữ tham gia cao.

- Đào tạo sẽ kết hợp với các vấn đề xuyên suốt và phù hợp với nông dân...

Tại mỗi tiểu hợp phần sẽ có các đầu ra, có chiến lược thực hiện và hoạt động phù hợp của chương trình bao gồm.

- Các nhóm nông dân nam và nữ được thành lập và được đào tạo.

- Xây dựng các thư viện thôn bản, cung cấp thông tin và tài liệu.

- Xây dựng các mô hình cải tiến áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới phù hợp với địa phương.

- Xác định và phát triển các chuỗi maketting cũng như phát huy tiềm năng thị trường sản phẩm địa phương.

- Đẩy mạnh công tác xử lý và bảo quản sau thu hoạch.

- Đẩy mạnh sản xuất hàng thủ công.

- Xây dựng quỹ phát triển thôn bản hỗ trợ sản xuất cho các nhóm cư dân nghèo.

- Xây dựng quy trình lập kế hoạch và thực hiện lập kế hoạch dựa trên nhu cầu của mọi cấp.

- Bảo tồn tri thức địa phương về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Cơ cấu tổ chức

Chương trình được tổ chức thực hiện trên cơ sở thành lập các ban chỉ đạo, ban quản lý, ban điều phối của chương trình ở các cấp bao gồm:

- Ban chỉ đạo chương trình cấp Trung ương.

- Ban chỉ đạo Chương trình cấp tỉnh. Bao gồm đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm phó ban thường trực và bao gồm đại diện lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên môi trường, Kế hoạch, Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh, Ban dân tộc, Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND các huyện Tam Đường, Than Uyên, Sìn Hồ

- Ban quản lý Chương trình cấp tỉnh. Bao gồm Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Giám đốc BQL, Phó Giám đốc Sở làm phó Giám đốc BQL và đại diện lãnh đạo các phòng ban đơn vị thuộc Sở gồm: Phòng Kế hoạch, Nông nghiệp, Tài chính kế toán, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Hợp tác xã và PTNT; Đại diện thành viên các Sở ban ngành đoàn thể như Chuyên viên UBND tỉnh, cán bộ Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và 3 cán bộ chuyên trách của Chương trình.

- Ban điều phối cấp huyện. Bao gồm Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện làm thư ký và một số thành viên của Phòng Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo các phòng ban của huyện là thành viên như Phòng Tài chính kế hoạch, hội Phụ nữ, hội Nông dân, phòng Dân tộc, Kho bạc huyện và chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND các xã dự án.

- Ban điều phối cấp xã. (Chưa thành lập)

- Hội đồng phát triển thôn bản. (Chưa thành lập)

(Trích: Báo cáo hoạt động chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Lai Châu)

NỘI DUNG KHÁC

Báo cáo tài chính

19-12-2008

Các báo cáo tài chính phải phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động tài chính của từng hợp phần và phải thể hiện cả vốn nhận từ nhà tài trợ và vốn nhận từ chính phủ Việt Nam. Các báo cáo phải trình bày hợp lý và chính xác tất cả các giao dịch phát sinh trong kỳ tài chính liên quan.

Trách nhiệm của các cán bộ tài chính

19-12-2008

Vấn đề quan trọng là các cán bộ tài chính hiểu rõ được các chức năng chính của họ. Các chức năng này bao gồm:

Quản lý Tài chính và Tài sản

19-12-2008

Tất cả các tài sản cố định mà Chương trình nắm giữ phải được dán nhãn với một mã số nhận dạng riêng do Chương trình quy định và được ghi nhận vào Sổ tài sản cố định (mẫu số C53-HO, Quyết định 19/2006-QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính) ngay sau khi được mua về. Sổ tài sản cố định tối thiểu phải có các thông tin về tên tài sản, mô tả tóm tắt về tài sản, mã tài sản, ngày mua, giá mua, nơi sử dụng, người chịu trách nhiệm và tình trạng.

Hạch toán kế toán

19-12-2008

Văn bản hướng dẫn chính về hạch toán kế toán cho các đơn vị hành chính sự nghiệp là Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính, về việc Ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Phần dưới đây trình bày các nghiệp vụ kế toán chủ yếu cần tuân thủ.

Thanh toán Tài chính trong chương trình ARD SPS

19-12-2008

Các khoản thanh toán cần được thực hiện theo các điều khoản hợp đồng. Nếu các điều khoản hợp đồng không quy định cụ thể thời gian thanh toán, các khoản thanh toán nên được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hóa đơn và các chứng từ khác đối với các khoản chi phí hợp lệ, tùy thuộc vào sự kiểm tra của Kho bạc Nhà nước.

Dòng luân chuyển vốn

17-12-2008

Đại sứ quán Đan Mạch sẽ chuyển vốn bằng Đồng Việt Nam vào Kho bạc Nhà nước Trung ương hai lần một năm. Kho bạc Nhà nước Trung ương phải gửi giấy xác nhận cho Đại sứ quán Đan Mạch. Sau đó, vốn của Chương trình được chuyển cho các đơn vị thực hiện thông qua Kho bạc Nhà nước.

Định mức chi phí

17-12-2008

Trong quá trình lập ngân sách, Chương trình sẽ áp dụng các định mức chi phí mới nhất do Chính phủ Việt Nam ban hành. Phụ lục 2 trình bày tóm tắt các định mức chi phí được quy định trong các thông tư hiện hành. Ban Quản lý Chương trình chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về các định mức chi phí này và đảm bảo các định mức chi phí mới nhất được áp dụng.

Lập ngân sách tại cấp tỉnh

17-12-2008

Việc lập ngân sách cho các hoạt động tại cấp tỉnh phải tuân theo quy trình được nêu trong Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003, và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính. Ngoài ra, ngân sách phải được Ban chỉ đạo cấp tỉnh liên quan phê duyệt, như sơ đồ sau:

Quy trình ngân sách liên quan đến các yêu cầu cấp vốn bổ sung

17-12-2008

Trong giai đoạn khởi động, ngân sách Chương trình sẽ không được phê duyệt theo quy trình phê duyệt ngân sách thông thường. Do đó, cần sử dụng quy trình phê duyệt ngân sách bổ sung đối với ngân sách Chương trình cho giai đoạn này (đó là ngân sách được phê duyệt ngoài quy trình phê duyệt ngân sách thông thường) như sau:

Tăng cường chất lượng đào tạo cán bộ xã thôn: Tại sao và làm thế nào?

15-12-2008

Có thể khẳng định rằng việc chính sách hỗ trợ, chính sách phát triển có xuống được thực tế người dân nông thôn hay không phụ thuộc lớn vào năng lực và tổ chức thể chế cấu trúc vận hành cấp xã, thôn. (Viện dân tộc học)

Chính sách đầu tư phát triển thương mại và khoa học công nghệ cho phát triển nông nghiệp miền núi

25-12-2008

Các doanh nghiệp nhiều, nhưng DN đầu tư cho nông nghiệp chưa nhiều, cần chính sách thu hút đầu tư của DN, vào miền núi. Trong khi đó nhìn sang Trung Quốc: Trung Quốc có chính sách cho dân góp đất, góp sổ đỏ cho doanh nghiệp, doanh nghiệp trả tiền cho trả cho dân 2000 tệ/năm/ 660 m2.

Rà soát và hệ thống hóa lại chính sách phát triển miền núi.

11-12-2008

Hiện nay, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi có quá nhiều chính sách, cán bộ quản lý, người dân khó có thể biết được chính sách còn hiệu lực, hết hiệu lực… Trong quá trình thực hiện chính sách thực tế cho thấy, có quá nhiều chính sách ban hành ra, nhưng chồng chéo, bất hợp lý, khiến việc triển khai gặp nhiều khó khăn. Nếu có thể thì rà soát lại, và tập hợp lại theo 1 số chính sách chính (Ban Dân tộc Thái Nguyên)