TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nghị định của Chính phủ về Bộ và cơ quan ngang Bộ

Ngày đăng: 06 | 12 | 2007

Ngày 3/12/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2007/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ.

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

 

NGHỊ ĐỊNH :

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; chế độ làm việc và quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện theo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ.

3. Các quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ tại Chương III Nghị định này không áp dụng đối với cơ cấu tổ chức Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

4. Tên của Bộ, cơ quan ngang Bộ và tên của các đơn vị của Bộ, cơ quan ngang Bộ được dịch tiếng nước ngoài để giao dịch quốc tế theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.

Điều 2. Vị trí và chức năng

Bộ, cơ quan ngang Bộ (dưới đây gọi chung là Bộ) là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (dưới đây gọi chung là Bộ trưởng) là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo một Bộ; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực và tham gia vào hoạt động của tập thể Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong phạm vi cả nước và các công tác khác được giao; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các Điều 4, 6, 23, 24, 25, 26, 27, 28 của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, các quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Cấp phó của người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ (dưới đây gọi chung là Thứ trưởng) có trách nhiệm giúp Bộ trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Bộ trưởng và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nhiệm vụ được phân công.

Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng giải quyết công việc của Bộ và Bộ trưởng.

3. Số lượng Thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá bốn người. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

>> Xem chi tiết văn bản

(Nguồn: Văn phòng Chính phủ)

NỘI DUNG KHÁC

Báo cáo về sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong NN&PTNT 2007 và nhiệm vụ 2008

6-12-2007

Ngày 05 tháng 12 năm 2007, Bộ NN&PTNT đã có Báo cáo số: 3364/BC-BNN-VP về sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ đối với NN&PTNT năm 2007 và nhiệm vụ công tác năm 2008.

Bộ NN&PTNT - Kết luận của Bộ trưởng tại họp giao ban tháng 11, triển khai nhiệm vụ tháng 12

6-12-2007

Ngày 3 tháng 12 năm 2007, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chủ trì họp giao ban công tác tháng 11 và triển khai nhiệm vụ công tác tháng 12 của Bộ. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Hứa Đức Nhị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Nguyễn Việt Thắng và Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thuật.

Môi trường đầu tư: “Chúng ta vẫn đang cải thiện liên tục”

6-12-2007

Bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức tại Hà Nội ngày 4/12, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã có cuộc trao đổi với báo giới về một số vấn đề “nóng”, đang được các nhà đầu tư quan tâm thảo luận.

Phải giải quyết vấn đề “tam nông” trong bối cảnh mới của đất nước

6-12-2007

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát trả lời báo chí về vấn đề tam nông. Dưới đây là một số trích lược của cuộc phỏng vấn xoay quanh vấn đề này.

Những điểm cần phải giải quyết trong việc xây dựng nông thôn mới

5-12-2007

Xung quanh vấn đề tam nông, AGROINFO xin trích đăng bài viết của tác giả Vương Thái, Tổng biên tập tờ "Nông dân Nhật báo" của Trung Quốc. Quan điểm về xây dựng nông thôn mới với việc cần phải giải quyết: 1 hạt nhân, 2 phương diện, 3 mấu chốt, 4 quan hệ.

Năm 2010 thương mại Việt- Trung đạt 15 tỷ USD sẽ trở thành hiện thực

4-12-2007

Phó Bộ trưởng Bộ Thương Mại Cao Hổ Thành phát biểu trong " Diễn đàn đầu tư kinh doanh Việt- Trung", dựa trên tình hình phát triển hợp tác kinh tế mậu dịch giữa hai nước, lãnh đạo hai nước đều khẳng định đến năm 2010 kim ngạch mậu dịch hai nước sẽ đạt mức 15 tỷ USD.

Đối thoại về "Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2008" của Ngân hàng Thế giới

10-12-2007

Hội thảo do Trung tâm nghiên cứu Phát triển Kinh tế (CEDS) và Tổ chức ActionAid quốc tế (AAI) phối hợp tổ chức

Sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh

2-12-2007

Mấy năm gần đây, trên địa bàn cả nước, các nông, lâm trường quốc doanh thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn, vướng mắc chậm được tháo gỡ.

Quốc tế hóa quá trình quản lý khoa học

30-11-2007

Hiện nay nhiều nhà khoa học trẻ (trên dưới 40) trong và ngoài nước, hiện đang nghiên cứu khoa học rất tích cực ủng hộ đòi hỏi phải có yếu tố “công bố quốc tế” trong việc đánh giá các đề tài khoa học.

Những mong ước của một cô bé 13 tuổi ở nông thôn Trung Quốc

30-11-2007

Tâm sự cảm động thế giới của một bé gái Trung Quốc 13 tuổi đã làm xôn xao cả thế giới xuất bản. Mã Yến, một cô bé người dân tộc Hồi 13 tuổi, được làm khách mời tại Hội chợ sách Paris 2004. Nhật ký Mã Yến đã trở thành best-seller với lượng tiêu thụ hơn 45.000 bản. Cuốn sách lập tức được dịch ra 8 thứ tiếng và trở thành một hiện tượng. Đến nay, ngoài Pháp và Trung Quốc, Nhật ký Mã Yến đã được in ở Italia, Thụy Điển, Hà Lan, Nhật Bản, Hy Lạp, Đài Loan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh và sắp tới là Mỹ. Báo chí phương Tây viết về em như một tiếng nói đặc sắc của Trung Quốc. Ngay tại đại lục, Nhật ký Mã Yến cũng khiến em trở nên nổi tiếng: hàng loạt tờ báo viết về em, truyền hình Trung ương Trung Quốc 3 lần mời em làm khách mời. Nhật ký Mã Yến thực sự là một câu chuyện cổ tích của thế giới xuất bản.

Phân tích rủi ro: Thông lệ quốc tế và vận dụng cho Việt Nam

30-11-2007

Sáng ngày 21/11/2007, Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP), Bộ Công thương đã tổ chức buổi tọa đàm về “phân tích rủi ro”. Đây là hoạt động trong hợp phần SPS/TBT nhằm đề xuất một cơ cấu tổ chức phù hợp cho Việt Nam trong việc thực hiện một trong các quy định của Hiệp định kiểm dịch động thực vật (SPS) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).